Tự tử, dưới góc độ xã hội học

“Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”. Đây là một câu kết cho một cuộc đời quá đỗi ngắn ngủi của cậu học sinh lớp 10 đã có hành động gieo mình từ tầng 28 xuống đất vào lúc 3h sáng tại Hà Đông. Từ một hiện tượng mang tính cá nhân tự tử, đến hành động mang tính xã hội từ góc độ Xã hội học.

tu-tu-1649173378.jpg 

 

Ngày 1/4 vừa qua chúng ta thực sự bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến sự ra đi của một nam sinh vừa độ 16, cái tuổi mà phía trước còn cả bầu trời tương lai và để lại thư tuyệt mệnh. Bức thư là sự trải lòng, niềm cay đắng và tuyệt vọng đến cùng cực như một phương tiện bộc lộ cảm xúc, thể hiện một liên kết cuối cùng tới người thân, tới xã hội. Theo phương tiện truyền thông đưa tin và đoạn video ghi lại thì nguyên nhân tự tử của cậu là do áp lực từ sự kỳ vọng về học hành của gia đình. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, từ cảm thông đến trách móc về sự dại dột trong hành động thiếu lý trí của cậu... tựu chung lại là xuất phát từ yếu tố tâm thần, tâm lý. Tuy nhiên, dưới góc độ xã hội học, chúng ta sẽ thấy được rằng, tự tử không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà nguyên nhân từ xã hội.

Đó chính là quan điểm của nhà Xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1858_1917), ông chính là người đặt nền móng cho ngành Xã hội học với quan điểm nghiên cứu về các hiện tượng xã hội. Với hiện tượng có vẻ đặc thù tâm lý, tự tử là hiện tượng xã hội có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết hội nhập xã hội. Theo E. Durkheim, cái chết do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành động tích cực hay tiêu cực của cá nhân chống lại chính bản thân mình mà cá nhân đó biết là hành động đó nhất định tạo ra kết cục như vậy. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng tự tử phụ thuộc vào các yếu tố xã hội cụ thể, ông chỉ ra đó chính là đoàn kết xã hội. Tức là, một cá nhân khi hòa nhập và kết nối với xã hội càng cao thì khả năng tự tử càng thấp, ngược lại, khi sự gắn kết với xã hội giảm thì nguy cơ tự tử càng cao. Chúng ta sẽ ví điều này giống như một sợi dây vô hình gắn kết với nhau giữa các cá nhân, sợi dây càng chắc các cá nhân sẽ gắn bó và họ cảm thấy thân thuộc, cuộc sống có ý nghĩa và sức sống mạnh mẽ hơn.

Trong cuốn sách nghiên cứu về tự tử,  Durkheim đã đưa ra những quan điểm cụ thể về sự so sánh giữa tỉ lệ tự tử thông qua tôn giáo, đặc điểm nhân khẩu học... Đồng thời, ông cũng đưa ra 4 kiểu tự tử để giải thích những tác động khác nhau của các yếu tố xã hội và cách chúng có thể dẫn đến tự tử: 1.Anomic tự tử là một phản ứng cực đoan của một người trải qua tình trạng bừa bãi, một cảm giác ngắt kết nối từ xã hội, trong những trường hợp như vậy, một người có thể cảm thấy bối rối và mất kết nối đến mức họ chọn cách tự tử; 2.Tự sát vì lòng vị tha thường là kết quả của việc các lực lượng xã hội điều tiết quá mức các cá nhân đến mức một người có thể muốn giết mình vì lợi ích của chính nghĩa hoặc vì xã hội nói chung; 3.Tự sát theo chủ nghĩa tự tử là một phản ứng sâu sắc được thực hiện bởi những người cảm thấy hoàn toàn tách biệt khỏi xã hội. Thông thường, mọi người được hòa nhập vào xã hội bằng vai trò công việc, mối quan hệ với gia đình và cộng đồng,... khi những mối liên kết này bị suy yếu họ có xu hướng tự tử do sự thay đổi đột ngột và cô độc; 4.Tự sát định mệnh xảy ra trong những điều kiện xã hội có sự điều tiết khắc nghiệt dẫn đến những điều kiện áp bức và từ chối cái tôi và quyền tự quyết. Trong tình huống như vậy, một người có thể chọn cái chết thay vì tiếp tục chịu đựng các điều kiện áp bức.

Như vậy, khi quay lại câu chuyện của chàng trai 16 tuổi vừa rồi, chúng ta nhận ra rằng cậu đã bị mất kết nối hoặc không có khả năng liên kết với xã hội dẫn tới hành động tự tử, đó là kiểu thứ nhất. Chúng ta thừa nhận rằng, ở lứa tuổi thanh thiếu niên bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ có sự bất ổn về tinh thần, về tâm lý... Vì lẽ đó, sự chia sẻ, gần gũi từ xã hội, cộng đồng, đặc biệt là những người xung quanh như bạn bè, người thân là vô cùng cần thiết. Ấy vậy nhưng thực tế đã không thể diễn ra như thế, đã 2 năm kể từ khi dịch Covid xuất hiện làm xáo trộn cuộc sống, học sinh không thể đến trường và phải học online, bị trói buộc bởi không gian trước màn hình, không gặp gỡ, không giao lưu xã hội khiến con người bí bách, tù túng... Khi ấy, gia đình chính là liên kết xã hội còn lại và quan trọng nhất, tuy nhiên lại lần nữa thất vọng khi cậu lại không tìm được nơi để giãi bày tâm tư, cảm xúc, thậm chí, bố mẹ còn tạo ra nhiều hơn áp lực và dồn nén cảm xúc khi luôn luôn đặt ra những mong muốn kỳ vọng, sự đốc thúc dồn dập hình thành như một chiếc “lò xo” trực chờ bật lên. ..

 Thực ra, đây không phải trường hợp hi hữu mà nó đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ... Ai ai trong mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, cũng mang gánh nặng tinh thần nào đó, và khi ấy có lẽ chỉ cần một quan tâm nhỏ, một nơi tin tưởng gửi gắm chút nỗi niềm hay cả sẻ chia niềm vui và hạnh phúc thì cuộc sống cũng sẽ khác, được trọn vẹn hơn.