Sự ra đi của ông đã để lại trong lòng chúng ta nỗi tiếc thương một Nhà báo có tâm, có tầm của TTXVN đã hy sinh một phần cơ thể mình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho sự nghiệp Thông tấn, sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Nhà báo Đinh Trọng Quyền sinh ngày 8 tháng 2 năm 1935 tại xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau khi hoà bình lập lại năm 1954, từ lớp đại học Văn khoa, chàng trai Quỳnh Tiến, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Đinh Trọng Quyền được tuyển về VNTTX và theo học lớp đào tạo phóng viên khoá đầu tiên. Tốt nghiệp, chàng trai xứ Nghệ lên Sơn La nhận công tác phóng viên VNTTX thương trú tại Khu tự trị Thái Mèo nhiêu năm liền. Năm 1960, phóng viên trẻ Đinh Trọng Quyền được kết nạp Đảng lớp đảng viên mang tên Ngày thành lập Đảng tại Khu tự trị Thái Mèo. Đến năm 1963, ông được điều động ra Hòn Gai, làm Trưởng phân xã VNTTX tại vùng than Quảng Ninh... Ham học hỏi, quyết tâm cao, và thực tiễn sôi động của đời nhà báo đã rèn luyện ông trở thành một phóng viên năng động trên nhiều lĩnh vực, một người phụ trách tin cậy của cơ quan thường trú tại những địa bàn trọng điểm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Năm 1968, nhà báo Đinh Trọng Quyền lên đường vào chiến trường khu 5 và trực tiếp làm Trưởng Phân xã Quảng Đà một mặt trận vô cùng khó khăn ác liệt sau chiến dịch Mậu Thân (1968). Ông cùng đồng đội Trần Mai Hạnh, Lương Thế Trung, Bùi Hoàng Chung, Nguyễn Quốc Toản, các nhân viên kỹ thuật Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Mẫn vượt qua gian khổ hy sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bằng các tin, bài, hình ảnh, phân xã TTXGP Quảng Đà thời kỳ ấy đã trở thành điểm sáng của TTXGP kịp thời phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng, một địa bàn trọng yếu ở Trung bộ... Nhà báo Đinh Trọng Quyền là người phát hiện dũng sĩ Phan Hành Sơn. Anh vốn tên là Phan Hiệp do lâp công ở Ngũ Hành Sơn mà mang tên Phan Hành Sơn. Theo thông tin của nhà báo Đinh Trong Quyền, trong 4 năm chiến đấu, tính từ khi nhập ngũ tháng 2/1965 đến đầu năm 1969, Phan Hành Sơn đã 28 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ (1 lần Dũng sĩ diệt máy bay, 7 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 20 lần Dũng sĩ Quyết thắng); được tặng thưởng nhiều Huân chương Chiến công giải phóng cùng nhiều bằng khen, giấy khen.
Tháng 12/1969, Phan Hành Sơn được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND…
Những chiến công của Phan Hành Sơn tư trang tin TTXGP của Nhà báo Đinh Trọng Quyền được vào thơ Xuân Diệu trong bài thơ Phan Hành Sơn: “Hăm mốt tuổi căm hờn/ Diệt địch gấp hai mươi lần số tuổi/ Đánh trăm trận ba năm vào bộ đội/ Núi Ngũ Hành vang dội Phan Hành Sơn…
Tin bài của nhà báo Đinh Trọng Quyền và đồng nghiêp đã phản ánh cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng ở Quảng Nam, phong trào đấu tranh đô thị của các lực lượng yêu nước trong nội thành Đà Nẵng... đã góp phần làm phong phú trang tin của TTXGP. Cuối năm 1969, trong một lần hành quân đi chiến dịch, ông bị thương vì đạn pháo tại vùng Hòn Tàu. Chiến tranh ác liệt, việc cứu chữa thương binh vô cùng khó khăn nên ông bị cưa mất một chân và sau đó được đưa ra Bắc điều trị.
Từ cuối năm 1970 đến đầu năm 1987, ông làm phó rồi lầm Trưởng Tiểu ban biên tập tin Công Thương, Ban Biên tập Tin Trong nước. Dưới sự lãnh đạo của ông khi ấy là một đội ngũ các nhà báo đàn anh giàu kinh nghiệm, Tiểu ban Công thương trở thành tổ LĐXHCN tiêu biểu của TTXVN ... Đấy là những năm tháng làm việc sôi nổi và ấm áp tình người trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Trong hồi ức của mình, Nhà báo Trần Mai Hưởng, thành viên của Tiêu ban, sau nay là Tổng Giám đốc TTXVN nhớ lại: Tôi đã học được nhiều điều về nghiệp vụ, thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của NB Đinh Trọng Quyền và các anh chị , các bạn đồng nghiệp.
Năm 1987, đang là Trưởng tiểu ban Công Thương, NB Đinh Trọng Quyền được phân công làm Trưởng Phân xã TTXVN tại Thủ đô Hà Nội. Đây là giai đoạn khó khăn của phân xã đã ông đã góp phần gây dựng lại uy tín của đơn vị. Có một sự kiên đáng nhớ ở Hà Nội khi đó khẳng đinh vai trò tích cực của Nhà báo Đinh Trọng Quyền. Bằng vai trò, trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo có uy tín, ông đã trực tiếp làm việc với Bí thư Thanh ủy Hà Nội để “cứu” một giám đốc doanh nghiêp xuất khẩu, súyt bị kỷ luật oan vì mâu thuẫn nội bộ khỏi bị khai trừ đảng được dư luận rất đồng tình, đánh giá cao về bản lĩnh của một Nhà báo.
Từ năm 1991, rời Phân xã Hà Nội đến khi về hưu năm 1996, ông là Phó trưởng Ban biên tập Tin trong nước, nhưng vẫn là một biên tập viên giàu kinh nghiệm, góp sức vào công tác nghiệp vụ của Ban Biên tập.
Về hưu dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn đảm nhận công việc trưởng ban liên lạc cán bộ hưu trí của Ban biên tập Tin trong nước, góp phần xây dựng tình đồng nghiệp, quan tâm chăm sóc, kết nối các lớp cán bộ, phóng viên tin trong nước, những đồng nghiệp cùng ông có nhiều năm gắn bó.
Khép lại cuộc đời của một người con Quỳnh Lưu, Nhà báo Đinh Trọng Quyền mãi mãi là tấm gương về một người tận tuỵ, tâm huyết với nghề, một nhà quản lý giàu kinh nghiệm. Ông không bao giờ bàn lùi dù biết sẽ khó khăn, gian khổ, kể cả hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Về già, cụ Đinh Trọng Quyền càng là người sống thẳng thắn, bộc thực, tình nghĩa, nhân hậu với mọi người, được anh em đồng nghiệp, bạn bè quý mến, nể trọng.
Cả cuộc đời vì sự nghiêp báo chí, ông đã được trao tặng Huy hiêu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huy chương giải phóng, Huy chương vì sự nghiệp báo chí, Huy chương vì sự nghiệp Thông tấn, Huy chương danh dự của tổ chức quốc tế các nhà báo quốc tế OIJ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Nhà báo Đinh Trong Quyền về cõi vĩnh hằng, chúng tôi nhớ mãi về một Con Người Tử tế, môt người thuộc lớp cha chú, anh lớn của nhiều thế hệ phóng viên Tin trong nước TTXVN, một đồng đội, đồng nghiêp khả kính.
Xin ông hãy yên giấc ngàn thu và hãy tin rằng chúng tôi nhớ mãi về Nhà báo lão thành Đinh Trọng Quyền của Ban Biên tập tin Trong nước TTXVN.