Vĩnh Phúc: Ngành Y tế nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc nêu rõ: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế. Mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Ngành tăng cường đào tạo nhân lực y tế, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật tiên tiến của các bệnh viện tuyến trên, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật cao. Xây dựng các quy trình cải cách hành chính theo hướng hiện đại...

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc nêu rõ: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế. Mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Ngành tăng cường đào tạo nhân lực y tế, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật tiên tiến của các bệnh viện tuyến trên, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật cao. Xây dựng các quy trình cải cách hành chính theo hướng hiện đại, hiệu quả thông qua việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, nâng cao chất lượng dân số, đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, giữ gìn sức khỏe, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

20191023_095057

Nhiều kỹ thuật cao được áp dụng trong điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc

Người dân Vĩnh Phúc mắc các bệnh thông thường hầu hết được khám, chữa trị ngay tại cơ sở, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Ngoài bổ sung bác sỹ cho các trạm y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh cũng được các bệnh viện tuyến trung ương cử nhiều lượt bác sỹ về hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các gói kỹ thuật điều trị trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, hồi sức cấp cứu, nhũ nhi, siêu âm tổng quát... qua đó, góp phần quan trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ y, bác sĩ của tỉnh.

Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện ở Vĩnh Phúc đều có các đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ảnh từ phía bệnh nhân và người nhà. Đội ngũ y bác sỹ ngày càng ý thức hơn trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân.

Ngành tích cực tham mưu UBND tỉnh đầu tư cơ sở vật chất cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, Trung tâm y tế các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Lập Thạch và thành phố Phúc Yên...Chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại và tiếp nhận, ứng dụng các gói kỹ thuật cao trong khám, điều trị. Ngoài 181 kỹ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh nhận chuyển giao từ tuyến trên, ngành còn triển khai hơn 100 kỹ thuật mới, hiện đại như phẫu thật u tủy, phẫu thuật vi phẫu lấy u não, cấy tạo nhịp tim vĩnh viễn, hỗ trợ sinh sản IUI... Nhiều kỹ thuật cao trước kia vốn chỉ thực hiện được ở tuyến trung ương, nay đã có thể thực hiện ngay tại địa phương, giúp người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng.

Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và Đề án số 01-ĐA/TU ngày 05/12/2016 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Ngành y Vĩnh Phúc chỉ còn 22 đầu mối đơn vị hoạt động (giảm 24 đơn vị so với năm 2014), sau sắp xếp các đơn vị hoạt động ổn định, tập trung tốt các nguồn lực, phát huy hiệu quả công tác phòng bệnh, khám, chữa bệnh.

1db35f5edd1f34416d0e

Công tác cách hành chính đã tiết giảm được nhiều thời gian cho các bệnh nhân thăm khám tại các cơ sở y tế.

Năm 2019, ngành Y tế đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiếu kế hoạch đề ra: Chỉ tiêu bác sĩ, đạt 12,3 bác sỹ/10.000 dân (kế hoạch giao 12); Chỉ tiêu  số giường bệnh, đạt 37,4 giường bệnh/10.000 dân (kế hoạch giao 35,9); Chỉ tiêu giảm số tử trẻ em dưới 5 tuổi, đạt 3,6% (kế hoạch giao là dưới 7%); trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ các loại vắc xin đạt 98% (kế hoạch giao dưới 98%); 100% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế (trung bình toàn quốc đạt 76,5%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng đạt 8,2% (kế hoạch giao là dưới 9,3%); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,5% (kế hoạch giao là 89%, trung bình toàn quốc đạt 90%). Mạng lưới y tế ngoài công lập ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, giúp nhân dân trên địa bàn có thêm nhiều sự lựa chọn về các hình thức khám, chữa bệnh, góp phần giảm tải cho các đơn vị y tế công lập….