Albert Einstein nói về tâm linh

Là một thiên tài, nhưng Albert Einstein luôn khiêm tốn. Những tư tưởng của ông, đến nay hậu thế còn tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Nói về tâm linh, dù là nhà khoa học, nhưng Albert Einstein lại có lối suy nghĩ rất khác.

albert-einstein-noi-ve-tam-linh-1629728070.jpegAlbert Einstein

Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới”, ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

Dưới đây là mẩu chuyện mà chúng tôi sưu tầm, cho thấy suy nghĩ của Albert Einstein về tâm linh:

“Những lời cuối cùng của Albert Einstein: “Tôi đã nghĩ cả đời mình rằng tôi sẽ làm sáng tỏ vũ trụ. Nhưng những gì đã xảy ra hoàn toàn trái ngược. Tôi càng đi sâu vào sự tồn tại, bí ẩn lại càng sâu. Tôi đang chết trong toàn bộ sự ngạc nhiên, tôi đang chết trong ngạc nhiên”.

Trước khi Albert Einstein qua đời, ai đó đã hỏi: "Nếu ông được sinh ra một lần nữa, tôi chắc chắn rằng ông muốn trở thành một nhà vật lý và toán học vĩ đại một lần nữa”. Albert Einstein nói: “Không, không bao giờ! Nếu một cơ hội khác được trao cho tôi, thay vì trở thành một nhà vật lý, tôi muốn trở thành một thợ sửa ống nước, vô danh, và như thế thì tôi có thể tận hưởng dễ dàng hơn, không ai bước vào con đường của tôi. Danh tiếng, uy tín, nghiên cứu của tôi - không có gì đến trên con đường của tôi, để tôi có thể giao cảm sâu sắc hơn với sự tồn tại”.

Albert Einstein qua đời sau khi một mạch máu bị vỡ gần tim. Khi được hỏi liệu ông có muốn phẫu thuật hay không, Einstein từ chối, nói: "Tôi muốn đi khi nào mà tôi muốn đi. Kéo dài sự sống một cách giả tạo thật vô vị. Tôi đã thực hiện xong phần việc của mình; đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm điều đó một cách thanh lịch....”.

Trong bài điếu văn, nhà vật lý hạt nhân Robert Oppenheimer tổng kết lại về Einstein: “Ông hầu như không có bản chất phức tạp và sự trần tục... Luôn luôn ở trong ông là sự thuần khiết tuyệt vời lúc như đứa trẻ lúc thì uyên thâm bướng bỉnh”.

Tại phần nói đầu của cuốn sách "Subtle is the Lord...", nhà vật lý và lịch sử khoa học Abraham Pais viết: Nếu được nói một câu ngắn gọn về tiểu sử Einstein, tôi có thể nói rằng "ông là con người tự do nhất mà tôi đã từng biết", và một câu về sự nghiệp khoa học của ông, tôi có thể viết "giỏi hơn bất kỳ ai trước hoặc sau ông, ông biết cách phát minh ra các nguyên lý bất biến và biết cách sử dụng các định luật thống kê".