"Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy...Tuy nhiên trước áp lực của công việc hiện nay rất nhiều người mắc căn bệnh mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.”
Triệu chứng của mất ngủ
Mất ngủ thường có những dấu hiệu sau: Khó ngủ, thức dậy sớm, không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy, tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại. Các bệnh nhân thường than phiền chủ yếu là khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc giấc ngủ không hồi phục trong thời gian ít nhất 1 tháng. Những bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ thường bận tâm là làm sao để có giấc ngủ đủ. Họ cố gắng ngủ nhiều hơn nhưng thường bị khó ngủ nhiều hơn từ đó nảy sinh những cảm giác về sự thất bại, sự đau buồn, và sự lãng tránh của giấc ngủ càng nhiều hơn.
Giấc ngủ khó thực hiện bởi sự tác động của ánh sáng, tiếng động nên sau khi thức dậy, cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải và bủn rủn tay chân. Vì mất ngủ về đêm nên ban ngày, người bệnh cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được, tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ... Rối loạn giấc ngủ như ngủ không sâu, hay nằm mơ hoặc không ngủ được cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra mất ngủ
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do căng thẳng, stress, rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ, sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,...ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ... Một giai đoạn ngắn của chứng mất ngủ thường liên quan với lo âu như thi cử hoặc phỏng vấn việc làm, sự thất bại, sự mất mát, thay đổi cuộc sống, stress… Giai đoạn này thường không nghiêm trọng mặc dù những giai đoạn loạn thần hoặc trầm cảm nặng đôi khi khởi đầu bằng mất ngủ cấp. Rối loạn giấc ngủ cũng thường gặp ở phụ nữ có thai. Nhiều hoocmon góp phần vào rối loạn này bao gồm những thay đổi nồng độ estrogen, progesterone, cortisol và melatonin. Thêm vào đó là sự thay đổi sinh lý hô hấp người mẹ và trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, sự cử động của thai nhi làm giảm số lượng và chất lượng của giấc ngủ.
Bệnh mất ngủ mãn tính có thể do các căn bệnh mãn tính khác như: Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ. Đau cơ xương khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi đau và lo lắng, khiến người bệnh không ngủ được... Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và gây đau. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ đối với những người trung niên. Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh, rối loạn tâm thần, các bệnh lý ở tuyến giáp, các căn bệnh dị ứng...
Nên chữa mất ngủ như thế nào?
Bác sĩ Lê Hùng chia sẻ: “ Bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ khi điều trị thường khó khăn bởi lạm dụng thuốc ngủ là các thuốc Tây Y. Thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Một số tác dụng phụ của thuốc ngủ như : chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa, khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não, béo phì... Nếu cơ thể quen với việc dùng thuốc ngủ, bệnh nhân sẽ thấy rất khó chịu khi ngừng sử dụng thuốc vì cơ thể đã thích nghi. Có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải dùng nhiều hơn và thật khó để có thể ngủ tốt mà không có thuốc. Về cơ bản, thuốc ngủ không giải quyết được vấn đề mất ngủ kéo dài. Nó giống như một công cụ bổ trợ đưa giấc ngủ về đúng chu kỳ và tại một thời điểm nào đó bệnh nhân cần ngừng sử dụng nó. Bởi vậy phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất mà Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng đang sử dụng là liệu pháp tâm lý và thuốc thảo dược để cân bằng giấc ngủ. Tái thiết lập lại chu trình sinh lý của giấc ngủ. Quan niệm của Bác sĩ Lê Hùng về mất ngủ hết sức rõ ràng là do tâm tỳ hư yếu, tinh huyết kém, hoặc can thận âm hư làm tướng hỏa vượng, hoặc lo lắng mệt mỏi nhọc quá độ làm tâm đởm hư, hoặc đờm thấp úng trệ làm vị bất hòa. Bởi vậy tập trung vào chữa trị đúng căn nguyên gây ra bệnh thất miên, chữa trị tận gốc bệnh thất miên và điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng cần mang lại hiệu quả lâu dài. Phương thuốc sử dụng là các loại thuốc từ thảo dược thiên nhiên mang tính an toàn cao, không tác dụng phụ. Ngoài ra cần hướng dẫn người bệnh cách ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hợp lý để dược lực của thuốc phát huy cao nhất.”
Đáp ứng yêu cầu của độc giả khám và tư vấn điều trị trực tiếp chúng tôi xin cung cấp địa chỉ : - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng - Địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội Để đặt lịch hẹn khám quý độc giả vui lòng liên hệ theo số điện thoại: -Hotline: 02463292166/ 0965.149.128/ BS.Hùng:0906.281.013 |