Loài cây có sức sống lâu mạnh mẽ
Cây bạch quả với tên khoa học là Ginkgo biloba, là loài cây thân gỗ duy nhất còn sống sót của chi Ginkgo. Bạch quả là cây “hóa thạch sống” vì cấu trúc hiện nay của cây không thay đổi so với tổ tiên của nó, trong khi các loại cây khác cùng họ với nó đều đã không còn tồn tại từ rất lâu. Bởi vậy, bạch quả là một trong những loại cây sống lâu đời nhất trên trái đất.
Theo các nhà khảo cổ học, cây bạch quả có nguồn gốc ở các thung lũng núi tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. cây bạch quả được tôn kính như một loài cây linh thiêng, cây quý. Rất dễ nhận ra cây bạch quả vì tán lá xanh um tươi tốt. Cây bạch quả không bao giờ bị nấm, ký sinh, sâu mọt hay hư mục. Ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản khi bị bom nguyên tử, tất cả các cây đều chết tàn lụi, chỉ có bạch quả là còn sống sót. Trong rừng núi Trung Hoa, Nhật Bản có nhiều cây sống lâu cả ngàn năm. Người ta trồng bạch quả thành đồn điền lớn.
Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux. Lá bạch quả được sấy khô, đóng bao chuyển về nơi chế biến sản phẩm bạch quả.
Các nhà khoa học Châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu..
Công dụng và liều dùng
Theo Đông y, hạt cây bạch quả còn có tên là ngân hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí (sắc trắng thuộc kim, vào phế), có tác dụng liễm suyễn thấu (trị ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì có tác dụng trừ đàm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa bạch quả nở vào ban đêm, thuộc âm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc sát trùng).
Tiêu đờm, giải độc rượu, sát trùng: Bạch quả ăn sống tiêu được đờm, giải rượu, sát trùng. Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu. Nhân bạch quả ngày dùng 10 - 20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột. Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3 - 4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Điều trị bệnh đãng trí, thiểu năng tuần hoàn não: Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kém trí nhớ, hay cáu gắt của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn.
Điều trị chứng chứng ù tai, chóng mặt: Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.
Điều trị viêm phế quản, viêm mũi: Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. Liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỉ lệ dược liệu/cao lá 36 – 67/1: ngày dùng 120 – 240mg, chia 2 – 3 lần, 40mg cao tương đương 1,4 – 2,7g lá. Cao lỏng tỉ lệ 1:1, 0,5ml, ngày 3 lần.
Có thể dung trà thường ngày, cho một muỗng cà phê lá bạch quả trong 100ml nước sôi hãm trong vòng 5 - 7 phút. Uống 1 - 2 ly mỗi ngày sẽ giúp chống căng thẳng, stress.
Lưu ý: Lá bạch quả và chiết xuất từ lá bạch quả được xem là an toàn, được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó có thể có tác động lên quá trình đông máu. Những bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chế phẩm từ lá bạch quả. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai vì tăng nguy cơ gây xuất huyết, sảy thai. |