Báo cáo Khoa học của UNESCO: Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn

Cứ 5 năm một lần, Báo cáo Khoa học của UNESCO lại đưa ra tổng quan khoa học và cách định hình chính sách công.

Đọc duyệt những báo cáo này để có cái nhìn về thế giới đang thay đổi, thấu hiểu những thách thức thời đại có thể dung hòa được giữa mục tiêu sinh thái với nhu cầu kinh tế, tạo lập quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang nền kinh tế xanh và số hóa, mà không làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội là vấn đề rất lớn đặt ra.

Trong lời nói đầu của báo cáo khoa học năm nay,Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres nhấn mạnh 3 bài học quan trọng rút ra từ đại dịch Covid-19, đó là: Tất cả mọi người đều kết nối lẫn nhâu, không ai an toàn với virus  khi từng người chưa được an toàn; hai là, hoạt động của từng người dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH) và mất đa dạng sinh thái sẽ làm gia tăng rủi ro tác động môi trường và thứ 3 là vai trò quan trọng sống còn của khoa học công nghệ.

11-1635156693.jpgTổng Thư ký Liên hiệp quốc, António Guterres

Theo Antonio Guterres, Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn tập trung vào sự dịch chuyển toàn cầu hướng tới các nền kinh tế xanh hơn, đòi hỏi theo đuổi công nghệ tiên tiến và phát triển bền vững phải đi song hành. Nhân loại phải sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển bền vững; song hiện số nhà nghiên cứu toàn cầu đang mất cân bằng lớn. Vào năm 2018, vùng hạ Sahara chiếm 14% dân số nhưng chỉ có 0,7% số nhà nghiên cứu của thế giới. Cộng tác quốc tế giữa các nhà khoa học giúp tăng cường nghiên cứu chống lại thách thức BĐKH, mất đa dạng sinh học và các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, cộng đồng nghiên cứu đang phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ và cấp vốn, bởi trên 4/5 số quốc gia chỉ dành dưới 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển. Chúng ta có các kế hoạch tham vọng để phát triển kinh tế và giảm thiểu chất thải. Nhưng, bất chấp ưu tiên này, khoa học bền vững vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo.

Trong nội dung Báo cáo Khoa học, các nhà xây dựng cho biết, nhiều quốc gia đã khởi động để chuyển sang xã hội số và nền kinh tế xanh. Điều đáng chú ý là, ưu tiên phát triển ngày càng phù hợp hơn trong 5 năm gần đây. Các quốc gia với mức thu nhập khác nhau, đang hướng chuyển đổi nền kinh tế sang số hóa và ‘xanh’ cùng lúc. Điều này phản ánh một mệnh lệnh kép; Một mặt, đồng hồ là chỉ báo cho các quốc gia biết mức độ đạt được của Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals- SDGs) vào năm 2030. Mặt khác, các quốc gia đang bị thuyết phục bởi cạnh tranh kinh tế tương lai sẽ phụ thuộc vào việc chuyển đổi sang xã hội số.

Đối với các nước đang phát triển, mệnh lệnh phát triển buộc phải tăng tốc công nghiệp hóa và phát triển hạ tầng thường mất nhiều năm. Quá trình này là cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài; mặt khác, các Chính phủ có thể đảm bảo, công nghiệp hóa và phát triển hạ tầng giao nhau cùng với xây dựng năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Do khu vực tư nhân cần được dẫn dắt nhiều hơn từ chuyển đổi kép, Chính phủ ở khắp mọi nơi đang thiết kế những công cụ chính sách nhằm tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ công nghiệp.

Ấn bản xuất hiện vào thời điểm, khi các quốc gia tiếp cận gần nửa chặng đường thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững cho thấy, khoa học bền vững chưa phải là chủ đạo ở mức toàn cầu, các nước đang phát triển đang đề cập đến hầu hết các chủ đề liên quan. Xu thế này, kết hợp với sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ ở nhiều quốc gia là gợi ý về khoảng cách kiến thức có thể thu hẹp, nếu thách thức thiếu vốn có thể vượt qua được ở 4/5 số quốc gia chi tiêu dưới 1% GDP vào nghiên cứu và phát triển.

Báo cáo Khoa học của UNESCO đã nhằm vào những người làm chính sách, nhân viên hàn lâm, các cộng đồng liên chính phủ và phi chính phủ, nhóm truyền thông và những người quan tâm để hiểu cách điều hành khoa học nhằm định hình chương trình nghị sự phát triển ở các quốc gia. 

Trong bài viết cùng tựa đề Chạy đua với thời gian vì sự phát triển thông minh hơn; Tổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay, nhận xét “Chúng ta có sự thấu hiểu hơn về các thách thức chính của thời đại; làm thế nào để dung hòa các mục tiêu sinh thái với các nhu cầu kinh tế, đặc biệt là về việc làm; và làm thế nào để tạo ra một quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang các nền kinh tế xanh và số hóa, mà không làm trầm trọng thêm các bất bình đẳng. Như tiêu đề gợi ý, chúng ta cần khẩn trương thiết lập các mục tiêu chung nếu muốn khoa học trở thành một công cụ cho phát triển công bằng và bền vững, phục vụ cho toàn nhân loại.”

22-1635156655.jpgTổng Giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay

Audrey Azoulay cho rằng, cần phải triển khai tiềm năng khoa học ở khắp mọi nơi. Các quốc gia trên thế giới đã cam kết về điều này, song tổng số tiền phân bổ vẫn không đủ, Báo cáo này cho thấy 4/5 số quốc gia vẫn dành dưới 1% GDP cho nghiên cứu. Nếu muốn ngăn chặn khoảng cách công nghệ giữa các quốc gia khỏi rộng thêm, việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu và nghiên cứu trong cả khu vực công, tư và hợp tác khoa học quốc tế phải được gia tăng trong hợp tác xuyên biên giới, thậm chí cần hơn cả những nỗ lực tập thể khổng lồ để chống lại đại dịch COVID-19. Kể từ năm 2019, UNESCO đã hướng tới mục tiêu này, bằng phát triển công cụ thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu cho khoa học để làm minh bạch, hòa nhập và có trách nhiệm hơn.

Để khoa học có hiệu quả cần có nhiều đại diện; Báo cáo năm nay đã chỉ ra, chỉ có 1/3 số nhà nghiên cứu là nữ; trong khi bình đẳng giới gần như đạt được trong khoa học đời sống. Đây vẫn còn là mục tiêu xa vời trong lĩnh vực như kỹ thuật, nơi chỉ 28% sinh viên là nữ tốt nghiệp và trí tuệ nhân tạo chỉ có 22% số người chuyên nghiệp là phụ nữ.

Các hệ thống khoa học hiệu quả đã khơi dậy niềm tin; gần đây, giới phân tích đã chỉ ra tầm quan trọng của phương pháp khoa học trong việc trao quyền cho công chúng để họ đưa ra các lựa chọn ý thức và các quyết định có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm, đặc biệt là giáo dục đào tạo để đảm bảo khoa học đồng bộ với các hoạt động xã hội khác.

Để khơi dậy niềm tin, khoa học cần có đạo đức và trả lời được những vấn đề phức tạp không thể tránh khỏi đi cùng tiến bộ khoa học. Đây là trọng tâm công việc từ lâu của UNESCO, thông qua Ủy ban Thế giới về Đạo đức Tri thức Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc tế cũng như việc xây dựng Khuyến nghị về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo.

Tông Giám đốc Audrey Azoulay nhấn mạnh, những gì báo cáo này thể hiện là khoa học không chỉ là về việc tạo ra kiến thức kỹ thuật và đổi mới sáng tạo, Theo nghĩa rộng hơn, khoa học vẽ nên bức tranh không khoan nhượng của nhân loại. Chúng ta cần có khả năng ngắm nhìn bức tranh với lòng tự hào. Điều này mang hàm nghĩa, không để khoa học và công nghệ phát triển gây hại mà phải huy động nó để phục vụ lợi ích chung của nhân loại./.