Cuốn Kinh Thánh 1.500 tuổi có tên Codex purpureus Rossanen là một trong những bản thảo kinh Tân Ước lâu đời nhất thế giới được tìm thấy từ trước cho đến nay.
Tài liệu cổ xưa này được trưng bày tại Bảo tàng của Giáo khu Rossano, một thị trấn miền nam Italy. Theo các chuyên gia, các tăng lữ được cho là mang Codex purpureus Rossanen từ Syria tới Italy vào năm 1879.
Kể từ khi được tìm thấy, các chuyên gia, nhà khoa học cố gắng giải mã cách các nhà làm sách cổ đại tạo ra cuốn Kinh Thánh trong bối cảnh nguồn lực hạn chế và công cụ thô sơ.
Cuốn Kinh Thánh 1.500 năm tuổi gây xôn xao dư luận khi các chuyên gia tiết lộ nó được viết bằng mực từ nước tiểu |
Viện Nghiên cứu Phục hồi và Bảo tồn của Thư viện Lưu trữ và Di sản (ICRCPAL), Rome, Italy đã có phát hiện quan trọng về loại mực được dùng để viết Codex purpureus Rossanen.
Các nhà khoa học của ICRCPAL phát hiện thành phần đặc biệt của loại mực dùng để viết cuốn Kinh Thánh 1.500 tuổi trên. Nhóm chuyên cũng tiến hành so sánh những phát hiện của họ với thuốc nhuộm tạo ra trong phòng thí nghiệm theo công thức tìm thấy trong giấy cói Stockholm.
Cuốn giấy cói Stockholm là một tài liệu ghi chép công thức chế tạo các loại mực viết bằng tiếng Hy Lạp có niên đại vào khoảng năm 300 trước Công nguyên.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thuốc nhuộm màu tím được chiết xuất từ địa y Roccella tinctoria và natri cacbonat. Thuốc nhuộm được người xưa xử lý bằng nước tiểu lên men để các thành phần hòa trộn với nhau.
Kết quả so sánh cho thấy màu mực sử dụng trong cuốn Kinh Thánh và loại thuốc nhuộm màu tím được xử lý bằng nước tiểu khớp hoàn toàn với nhau. Nước tiểu cũng là nguồn ammoniac duy nhất mà con người sẵn có cách đây 1.500 năm. Với kết quả nghiên cứu trên, loại mực được dùng để viết cuốn Kinh Thánh 1.500 năm tuổi được giới khoa học giải mã.
Mời độc giả xem video: Thêm hé lộ mới về hầm mộ của Chúa Jesus. Nguồn: VTC14.