Bộ ảnh được “Đại Nam phục ảnh” sưu tập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành phục chế trong suốt nhiều tháng, bắt nguồn từ đam mê tìm hiểu lịch sử kết hợp với đồ họa, giống như một “món quà” giúp người trẻ hiểu hơn về các giá trị truyền thống.
Mỗi khung hình là một nét đẹp trong phong tục của người Việt vẫn được lưu giữ qua hơi thở của thời gian. Chính những gam màu cơ bản đã khiến những bức ảnh đen trắng trở nên rõ nét hơn, “bắt mắt” và truyền tải được câu chuyện một cách sinh động hơn.
Chia sẻ về cảm hứng phục chế bộ ảnh, anh Âu Minh (26 tuổi, Bình Dương), đại diện “Đại Nam phục ảnh” cho biết: “Hà Nội trong tôi là trung tâm văn hóa lịch sử lâu đời, nhiều tinh hoa đang được ấp ủ bên trong. Nhân dịp Tết đến, Xuân về, tôi đã “vùi mình” suốt nhiều tháng để phục chế một bộ ảnh Tết, với mong muốn hòa chung vào niềm vui lớn.
Tôi lục tìm những tư liệu về các hoạt động xoay quanh ngày Tết cổ truyền Hà thành trong khoảng thời gian từ 1920-1929 để mọi người cảm nhận rõ hơn hương vị Tết cách đây 100 năm diễn ra như thế nào...”.
“Đặc biệt, do hiện nay, nhiều người cứ hay than rằng Tết nay không còn vui nữa. Cá nhân tôi cho rằng, Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam là một di sản đáng trân trọng và quý giá, không phải một sự dư thừa, hay một thứ cần dẹp bỏ như một số đề xuất gần đây.
Chính vì vậy, tôi muốn thông qua bộ ảnh, có thể giúp mọi người phần nào hình dung được cha ông chúng ta thời xưa ăn Tết thế nào, mà cố gắng giữ gìn những giá trị xưa để Tết mỗi năm là một dịp đoàn viên, một dịp gợi nhớ về cội nguồn, để Tết vẫn là Tết tròn vị chứ không bị mai một”, Âu Minh bày tỏ.
Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu được phục chế:
|
Chợ Đồng Xuân nhộn nhịp những ngày giáp Tết. |
|
Một góc chợ hoa với cây quất, chậu hoa cúc và những bình hoa thủy tiên... |
|
Thú chơi hoa đào vẫn vẹn nguyên từ hàng trăm năm nay. |
|
Đào, quất vẫn là những lựa chọn mang hương vị Tết nhiều nhất tại Hà thành. |
|
Trẻ em chọn đồ chơi ngày Tết. |
|
Góc chợ Tết vẫn nhộn nhịp từng ngày với trang phục truyền thống. |
|
Hàng mã bán phục vụ ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. |
|
Một cửa hàng bán vàng mã có tên Vạn Thịnh. |
|
Thú chơi tranh ngày Tết. |
|
Hàng pháo Tết được bày bán ngay giữa chợ Đồng Xuân. |
|
Chợ lá dong phục vụ những ngày giáp Tết để gói bánh chưng. |
|
“Đụng” thịt lợn cuối năm để ăn Tết. |
|
Nhà cửa được dọn dẹp tinh tươm, trang hoàng đón Tết. |
|
Treo tranh trấn môn ngày Tết. |
|
Dựng cây nêu ngày Tết. |
|
Những người phụ nữ may vá, thêu thùa những chiếc khăn tay mới đón Tết. |
|
Du Xuân ngày đầu năm mới. |
|
Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. |
|
Đình Đông Hương, bên cạnh toà soạn báo Trung Bắc Tân Văn. |
|
Chúc Tết. |
|
Con cháu xếp hàng chúc Tết cha, ông ngày đầu năm mới. |
|
Học trò lễ phép đến chúc Tết thầy đồ. |
|
Xin chữ ông đồ ngày đầu năm lấy may. |
|
Những trò chơi dân gian được tổ chức trong ngày Xuân. |
|
Đánh đu là một trong những trò hấp dẫn nhất. |
|
Hội vật cũng nhận được sự cổ vũ khá nhiệt tình. |
|
Trò chơi dân gian cũng là “môn thể thao” rèn luyện sức khỏe cho trẻ em. |
|
Múa lân phiên bản của trăm năm trước. |
|
Khi gia đình hay bạn bè tụ họp, không thể thiếu chùm pháo Tết. |
|
Tiếng pháo nổ đanh tai là “đặc sản” không thể thiếu trong Tết xưa. |
|
Những bữa cơm đầm ấm ngày Xuân. |
|
Chụp ảnh lưu niệm năm mới. |
|
Trẻ em diện áo mới trong ngày Tết. |
|
Tảo mộ ngày Xuân. |
Cẩm Mịch