Cám xúc của nữ tu bác sĩ Maria Hương Thảo  Dòng Đa Minh Rosa Lima, Thủ Đức, TPHCM

Thoắt một thoáng tôi và đội tu sĩ tình nguyện viên đã ở bệnh viện dã chiến được 3 Chúa Nhật với nhiều công việc, nhiều diễn biến, nhiều khoảng khắc và nhiều cung bậc cảm xúc...

nu-tu-bac-si-1629303064.jpg 

Sau 2 tuần từ vai trò bác sĩ chăm sóc điều trị bệnh nhân, Soeur cũng gia nhập hội F0...

Vậy là Soeur có thời gian rảnh rỗi đọc sách, tìm hiểu, soạn bài chia sẻ và tư vấn hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc từ phòng cách ly...

Là F0, Soeur sẽ thế nào? Nhiều người khi biết tin, hoang mang lo lắng dùm nên soeur không cần phải lo lắng gì cho mình nữa… Những ai biết soeur được em Covid đến tạm trú trong người thì sợ soeur bệnh nặng phải thở máy, nhưng Soeur chỉ cần dùng máy thở của bầu trời xanh thôi.... Soeur yêu quý loại oxy miễn phí của Thượng Đế chứ không làm bạn với máy thở ngàn đô...

Mỗi ngày mang F0, Soeur bắt đầu bằng giờ dự Thánh Lễ online, nguyện ngắm suy niệm đầy đủ - điều mà chưa ngày nào khi Soeur và em Covid tuy gần mà xa, sau đó tập thể dục, hít thở dưới ánh nắng sớm mai rồi ăn sáng. Thong dong nghe vài bản nhạc yêu thích, nhâm nhi gói cà phê hoà tan và đọc những trang sách "Đừng để trầm cảm tấn công bạn" (một quyển sách Soeur mang theo để đọc khi rảnh mà chỉ có lúc này là rảnh để đọc)... Rồi thì những tiếng điện thoại vang lên hốt hoảng: "Soeur ơi, em bị khó thở quá.... Soeur cứu em, Soeurr ơi, sáng ngủ dậy người em mệt lả, đau hết mình mẩy, có phải bệnh em trở nặng phải không, Soeur ơi, mẹ em không thở được mà ho nhiều lắm.... em có cần chuyển viện cho mẹ không, tôi bị cao máu và đái tháo đường, bị bệnh này liệu có sao không bác sĩ, cô ơi, bé nhà tôi ngủ dậy nổi mẩn đỏ khắp người giờ cô lên coi giúp tôi nhé..."À, cả  đến những cuộc gọi hỏi thăm Soeur có sao rồi? có ổn không, có sốt cao không?... từ những người quan tâm, tuy nhiên những lời hỏi thăm này với Soeur lúc này không quan trọng bằng việc trả lời những lắng lo, những hoang mang xáo trộn tinh thần của bệnh nhân. Đêm khuya lại còn là thời điểm các triệu chứng bệnh xem ra nặng nề hơn thế nên bệnh nhân lại gọi điện nhiều hơn....

Dù Soeur là F0  nhưng vẫn rất nhiều việc để làm

Chỉ 5 ngày thôi là F0, Covid và Soeur  chính thức đường ai nấy đi. “Trong những ngày này Soeur được yêu thương đến thế này thì em Covid chịu sao nổi... phải bỏ đi sớm thôi!” Lời của người chị em cùng phòng và cùng dòng nói thật đễ thương.

Hôm sau, cửa phòng cách ly mở toang... Soeur thử sức mình trong công việc thu gom rác và lau dọn khu ở của bệnh nhân một buổi để thấu hiểu tính chất công việc của chị em mình hơn... Buổi chiều, cũng trong bộ đồ bảo hộ cấp 4 nóng hừng hực, nào bao đựng rác, nào chổi nào cây lau nào xô nào chất khử trùng tiêu diệt virus chúng tôi đi chinh chiến từ lầu 24 xuống... Hai giờ gom những núi rác và lau 10 tầng lầu... là một công việc thật không dễ dàng chút nào và rất hao sức.... Trong thang máy, sau khi gom rác từ tầng 15 vào để chuyển xuống dưới,  Em dân quân rất trẻ khoẻ và bự con đã ko thể đứng vững, phải ngồi bệt dựa lưng vào thang máy và nói "em không thể tiếp tục..." rồi đến tầng 4 - tầng đệm, em ấy ra khỏi thang máy nằm bẹt ngay hành lang (cảnh này ngày nào cũng gặp... thương các em dân quân cũng vất vả cực nhọc như mọi người mà không được mấy người quan tâm động viên).....
Chúng tôi lại tiếp tục công việc lau dọn hai tầng lầu nữa thì cũng bủn rủn tay chân... Trở về tầng đệm, tôi phải nhanh chóng tháo bỏ bộ đồ bảo hộ không thì xỉu mất, chóng mặt và  mệt lắm lắm lun rùi....  Bộ đồ mặc trong người ướt đẫm chắc mà vắt ra được cả lít mồ hôi, gương mặt thì đỏ như thanh long đỏ luôn á (cái này chắc do ám ảnh bởi ngày nào cũng chỉ có thăng long đỏ), nhịp thở nhanh hơn lần đầu gặp tiếng sét ái tình (hihiii thú nhận với mọi người là Soeurr cũng từng iu ái kkkk... hơn 150 lần/phút sau 10 phút nghỉ còn lại gần 140 và sau 30 phút nghỉ ngơi nhịp thở về gần 100 lần/ phút).... sau đó thì mệt quá cơm cũng không buồn ăn...

Cũng đêm nay mãi Soeur không sao ngủ được, chẳng biết là do mệt quá tay chân vẫn bủn rủn làm không ngủ được hay do triệu chứng hậu Covid làm rối loạn giấc ngủ hay do bệnh nhân hỏi bệnh rủi làm mình lo lắng theo nên không say giấc được

Chuông điện thoại lại vang lên "Soeur ơi, sp02 anh Hiền có 89% thôi, làm sao đây?"’ Chị bình tĩnh gọi số hotline cấp cứu nhé, bác sĩ trực sẽ giúp chồng chị”. Xong nhìn đồng hồ 5h20 sáng Chúa Nhật thứ 3, Soeur ở bệnh viện dã chiến.

Một ngày Chúa Nhật bắt đầu và Soeur lại trở về với công việc của một bác sĩ lâm sàng...
Thời gian không nhiều để tâm tình lấy nước mắt mọi người nhưng như là một lời kể để chúng ta cùng mang sức khoẻ, sự bình an, cùng thấu hiểu, bình tâm và mạng mẽ vượt thắng được bóng đen Covid19 trong tình yêu thương của Thiên Chúa qua chính bàn tay, ánh mắt, lời nói, hành động của nhân viên y tế, của các tình nguyện viên đặc biệt những tình nguyện viên tu sĩ rất đáng nể phục bởi sự tận tâm, sự dấn thân của quí tu sĩ là không biên giới.
P/s: công việc thu gom rác và lau dọn khu ở của bệnh viện không phải là việc các Sr được giao cho nhưng khi các Sr đi đo sinh hiệu và lấy dịch mũi họng làm xét nghiệm cho bệnh nhân, thấy bệnh nhân giữ vệ sinh chung kém mà khi đó rác thì ba bốn ngày mới có người gom một lần, nên các Sr tranh thủ đảm trách thêm công việc cực nhọc này với ước mong bệnh nhân có không gian sạch đẹp mà mau chóng khỏi bệnh xuất viện...
Viết thay cho tâm tình của tình nguyện viên tu sĩ’

Công việc rất âm thầm, không ai nói với bệnh nhân tôi là nữ tu, thế nên có vài bệnh nhân tưởng các Soeur là nhân viên dọn vệ sinh, vẫn bừa bãi... Nhưng các Soeur có nề hà chi đâu, vẫn làm vẫn hy sinh quên mình, vẫn vui tươi và trao niềm vui đến cho bao bệnh nhân bằng những lời động viên, ánh mắt thấu cảm.

Bệnh nhân chỉ nghe lời bác sĩ hay nhân viên y tế. Mong có sự thay đổi nhẹ từ ý thức của một số ít bệnh nhân khi đọc được những dòng này.

Một ngày mới đẹp như những bông hoa nha mọi người ơi!