Câu chuyện về nhà thư pháp đại tài ở Việt Nam ba lần lập kỷ lục.

Ngọc Ánh

Trong nghệ thuật thư pháp của Việt Nam, nhà thư pháp đại tài Lê Thiên Lý luôn được nhớ tới là nghệ nhân đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thư pháp Việt Nam, đồng thời tạo dựng một dấu ấn riêng biệt trong bộ môn nghệ thuật này.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý sinh năm 1947 trong một gia đình nông thôn ở huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng. Từ nhỏ, ông đã có niềm đam mê với văn chương, thường xuyên đến nghe thầy dạy đọc thơ và giảng sách trong làng. Ông đã thuộc lòng các tác phẩm như Tam Tự Kinh, Sấm Trạng Trình và Chinh phụ ngâm từ khi còn rất trẻ, thậm chí còn biết hàng chục bài thơ Đường trước khi biết viết. Sau khi hoàn thành cấp ba, ông nhập ngũ và sau đó trở về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kiến Thụy. Năm 1996, ông có cơ hội đi công tác ở Đông Hưng, Trung Quốc, và nhận được một cuốn sách hướng dẫn viết thư pháp từ nhà thư pháp nổi tiếng Lỗ Nguyên, từ đó đã truyền cảm hứng cho ông về môn nghệ thuật thư pháp.  Năm 1998, ông tham dự một triển lãm thư pháp tại Văn miếu Quốc Tử Giám và cảm thấy ấn tượng với các tác phẩm của cụ Lê Xuân Hòa. Sau khi tham khảo 20 bức thư pháp của cụ Hòa, ông nhận thấy rằng người Việt cũng có thể viết thư pháp đẹp không kém cạnh những nghệ nhân Trung Quốc và quyết tâm học môn nghệ thuật này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tài liệu về thư pháp ở Việt Nam còn ít, ông phải ôn lại kiến thức tiếng Trung đồng thời luyện viết mỗi ngày để quen với mặt chữ, từ đó kỹ năng thư pháp của ông ngày càng tiến bộ.

Sau hơn 2 thập kỷ gắn bó với thư pháp, ông đã để lại nhiều công trình bút vĩ đại cho nước nhà. Ông đã không ngừng suy ngẫm về việc tạo ra một lối viết thư pháp hoàn toàn mới, không bị ràng buộc bởi các lối truyền thống như Triện thư, Lễ thư, Khải thư, Thảo thư, và Hành thư. Sau đó, ông đã sáng tạo hai thể loại thư pháp mới là "Nhân diện thư" và "Vật điểu thư", mang lại một làn gió mới cho nghệ thuật thư pháp Việt Nam. Trong đó"Nhân diện thư" là việc mô phỏng hình ảnh của nhân vật thông qua các đặc điểm như hình dáng, khuôn mặt, tính cách và đức tính. "Vật điểu thư" là việc sử dụng mỗi nét chữ để tạo ra hình ảnh của các con cá, chim hoặc cây cối. Sự tài năng của ông nằm ở việc có khả năng nhận diện đặc trưng của đối tượng và mô phỏng chính xác qua con chữ tài hoa. Sáng tác mới của ông được ứng dụng trong nhiều tác phẩm bút nổi tiếng như viết 1000 chữ "Long" để tưởng nhớ 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, với các hình ảnh của các vị vua hùng, tướng tài và các tầng lớp xã hội khác nhau. Ngoài ra, ông tiếp tục ý tưởng sáng tạo đó tác phẩm 1000 chữ Long trên một đĩa gốm Chu Đậu với đường kính 1,2 mét.

z5039302143741-2d0267ff7013441-3009-9476-1705458784-1711473237.jpg

Minh họa chữ Giáp Thìn bằng Nhân diện thư và Vật điểu thư

Nguồn ảnh:VnExpress

screenshot-2024-03-27-001533-1711473355.png

Nhờ những tác phẩm "độc nhất vô nhị", nhà thư pháp đại tài đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, tiêu biểu là được công nhận và xác lập kỷ lục cả trong nước và quốc tế vào năm 2013 và 2019. Vào sáng ngày 23/3/2024, tại huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập Kỷ lục tới Kỷ lục gia, nhà thư pháp Lê Thiên Lý với nội dung: “Người trình diễn vũ điệu múa bút lông cỡ đại và viết chữ thư pháp khổ lớn trên sân khấu nhiều lần nhất tại Việt Nam”, đánh dấu cột mốc lần thứ 3 được xác lập Kỷ Lục Việt Nam. Bên cạnh đó, cụ Lê Thiên Lý đã nhiều lần nhận được bằng khen của Bộ Văn hóa và Thông tin, nhiều giấy chứng nhận, giải thưởng, cúp vàng cao quý tại nhiều cuộc thi, triển lãm văn hóa.

8fe51665f73958670128-1711473237.jpg
Chứng nhận xác lập kỉ lục của cụ Tiên Sinh Lê
a0bbc43e25628a3cd373-1711473237.jpg

Nhà thư pháp chia sẻ rằng: “Đến tuổi này, nhiều thư pháp gia đã già và mất, nhưng tôi không muốn nét đẹp này của Việt Nam bị hao mòn theo tháng năm, tôi muốn thư pháp Việt được lưu truyền và phát triển hơn, muốn lan tỏa nhiều đến lớp trẻ”.Vì vậy, với mong muốn bảo tồn và phát triển nghề thư pháp ở Việt Nam, cụ Lê Thiên Lý đã mở lớp học miễn phí, chia sẻ kiến thức và đam mê về thư pháp với mọi người, không phân biệt về tuổi tác hay nghề nghiệp. Nhiều học trò của ông đã thành danh trong lĩnh vực viết thư pháp, nổi bật là có 9 người được công nhận danh hiệu nghệ nhân. Đặc biệt, ông  cùng với nhà thư pháp Lê Đức Đôn đã thành lập nhiều câu lạc bộ và tổ chức lễ hội khai bút tại nhiều địa điểm, góp phần tạo nên phong trào học tập sôi nổi và giúp nhiều người hiểu biết và yêu thích thư pháp. Nhà thư pháp đại tài không quản mệt mỏi, nỗ lực lập đề cương, khuyến khích các địa phương tổ chức khai bút đầu xuân để tạo phòng trào học tập sôi nổi cũng như gìn giữ nét truyền thống, kết quả là hiện nay đã có 8 địa phương đồng ý tổ chức.

2466a3084354ec0ab545-1711473237.jpg
Nét đẹp của thư pháp được ông mang tới các buổi gặp mặt, giao lưu