Cây quéo khổng lồ hơn 100 tuổi được xem thần hộ mệnh của làng Bình Nguyên - Với đường kính gốc xấp xỉ 1,8 m, chiều cao tầm 25m, cây quéo này được cho là đã trên 100 tuổi và trở thành niềm tự hào của người dân thôn Bình Nguyên xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, Hưng Yên. Cây quéo khổng lồ hơn 100 tuổi cây nằm ngay ở đầu làng Bình Nguyên cạnh cây là một cái đình của làng trước mặt cây là một dòng sông quanh năm trong mát rất đẹp và thiêng liêng tạo lên một bức chanh làng quê thanh bình và yên tĩnh. Cây quéo thân to có tới 4 người ôm mới xuể.

Quéo (người Thái vẫn gọi là cây muồng) gần giống như các cây xoài, thân to, quả dẹt và cong, ăn được và có vị chua. Có thể được dùng làm vị nấu canh chua. Gốc cây xù xì với rất nhiều vết sẹo của thời gian. Cành vươn dài ra khoảng 10 m bao phủ cả 1 vùng. Cụ già Làng Đoàn Văn Tĩnh năm nay đã 80 tuổi, là một trong những già làng của làng cho biết cây quéo đã được tạo dựng hơn 100 năm, những bậc cao niên thuở trước kể lại rằng quéo đứng sừng sững. Không ai dám chặt cây này. Quả quéo cũng đã giúp trẻ con, người dân quê tôi được ăn thỏa thuê mỗi khi hè về.

Đã có nhiều lái buôn cổ thụ đến làng hỏi mua cây nhưng người làng quyết không bán. Cây được xem là biểu tượng của làng, là nhân chứng cho quá trình tạo làng. Cây quéo cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng hơn trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây quéo đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to khổng lồ. Thân cây đã to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây quéo ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng. Lá quéo to, xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây.

Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng tôi.

Ngày ngày, dưới gốc quéo là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây hóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. Ông tôi từng nói rằng, cây quéo này đã có gần hơn 100 năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây quéo cả vậy nên ông cháu ta cần bảo về và giữ gìn cây quéo ấy, nó là bản sắc của làng ta. Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây quéo cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc quéo, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng tôi vậy. Ông Nguyễn Văn Giám chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho chúng tôi biết quả thật cây quéo thôn Bình Nguyên đã có từ rất lâu tôi lớn lên nó đã có rồi và tôi cũng thấy ở nhiều địa phương trong tỉnh không có địa phương nào có cây quéo to như cây quéo của thôn Bình Nguyên và tôi cũng muốn các cơ quan chức năng về thẩm định và công nhận cây di tích lịch sử của thôn Bình Nguyên. Người dân làng Bình Nguyên quê tôi rất tự hào với cây cổ thụ của quê mình, hứa cùng nhau gìn giữ, xem đó là điểm tựa tâm linh, đem lại may mắn, chở che cho người làng tôi.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây quéo cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc quéo ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây quéo vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi và những người con xa quê như một niềm tự hào về làng quê của mình.

Đoàn Đức

Xem thêm Tại đây