Có lẽ một trong những chủ đề khó hiểu nhất trong tài chính đó là lạm phát. Vậy nó là gì và tác động của nó đến với đời sống của nhiều người như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của anh Jackie Thái, CEO quỹ đầu tư Greencap Investment và tác giả cuốn sách bán chạy nhất (Best seller) trên Amazon.
Tôi có một người bạn nghiên cứu về tài chính kinh tế ở Việt Nam. Anh ta có một thắc mắc là vì sao khi nói đến lạm phát, hầu như mọi báo cáo thường kỳ đều cho thấy tỷ lệ lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Và nếu cho có lạm phát thì cũng chỉ ở con số vài phần trăm mà thôi. Vậy có phải là tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là rất an toàn hay không.
Câu trả lời của tôi sẽ là: tùy vào mặt hàng mà anh đang muốn đo lường là gì. Hôm nay tôi sẽ tiết lộ 3 sự thật về lạm phát.
Sự thật thứ nhất, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa lạm phát và CPI.
Một trong những hiểu lầm lớn nhất đó chính là cho rằng chỉ co duy nhất một thước đo lạm phát. Sự thật không phải như vậy. CPI chỉ là một trong số nhiều thước đo lạm phát. “CPI”hay “chỉ số giá tiêu dùng” được sử dụng để đo lạm phát giá của một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên những mặt hàng này thường thường được giữ giá ổn định, làm cho nhiều người nghĩ rằng lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên những mặt hàng có giá tăng mạnh nhất lại thuộc những nhóm khác, ví dụ như nhà ở, tài sản đầu tư, y tế, giáo dục,… thuộc nhóm tăng giá mạnh nhất. Vậy, lý do thực sự làm cho giá cả gia tăng là gì?
Sự thật thứ hai, những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Nguyên nhân thứ nhất là do yếu tố cung cầu. Khi một sản phẩm có nhu cầu tăng lên mà nguồn cung vẫn giữ nguyên hoặc giảm xuống thì giá của mặc hàng đó sẽ gia tăng. Ví dụ như khi đại dịch Covid-19 xảy ra, kéo theo một nhu cầu rất lớn về khẩu trang, nhưng các nhà sản xuất không cung cấp kịp, việc này làm cho giá khẩu trang gia tăng.
Thứ do thứ hai đó là do cung tiền trong nền kinh tế gia tăng nhanh hơn tốc độ sản xuất hàng hóa. Khi chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho lượng tiền trên thị trường gia tăng trong thời gian ngắn thì cũng sẽ dẫn đến lạm phát. Điển hình đó là vào năm 2020, để đối phó với nguy cơ khủng hoảng kinh tế gây ra do đại dịch Covid-19, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã in ra một lượng tiền khổng lồ lên đến 30% tổng cung tiền đang lưu hành để đưa vào thị trường. Điều này dẫn đến hệ quả là có một lượng tiền lớn hơn cùng theo đuổi một lượng hàng hóa cố định và làm cho giá hàng hóa tăng vọt. Trong đó những sản phẩm tăng mạnh nhất phải kể đến những sản phẩm đầu tư như bất động sản, chứng khoán và các sản phẩm về y tế, giáo dục… Vậy phải ứng phó như thế nào trước tình huống này?
Sự thật thứ ba, giải pháp nào hiệu quả nhất để chống lại lạm phát?
Có hai giải pháp để chống lại lạm phát. Giải pháp thứ nhất đó là cần phải gia tăng thu nhập. Việc có thêm nguồn thu nhập hoặc gia tăng thêm các nguồn thu nhập hiện có là rất cần thiết trong bối cảnh vật giá leo thang. Tuy nhiên cách này đòi hỏi phải gia tăng thời gian làm việc và mức trần thu nhập cũng có giới hạn.
Giải pháp thứ hai hiệu quả hơn đó là cần phải tích lũy được những tài sản mạnh có mức tăng giá cao hơn mức độ lạm phát và lưu trữ được giá trị trong lâu dài. Như thế nào là một tài sản mạnh? Tài sản đó cần có 5 tính chất đặc biệt để có thể lưu giữ được giá trị kinh tế của người nắm giữ. Vậy 5 tính chất đó là gì, và các tài sản mạnh nào có thể giúp cho nhiều người vượt qua lạm phát?
Đó sẽ là một chủ đề rộng hơn so với phạm vi của bài viết này. Vì vậy nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về chủ đề này, tôi muốn dành tặng cho bạn một chương trình huấn luyện mang tên Masterclass 5 Ngày Bí Mật Tiền Tệ. Trong khóa học này bạn sẽ được biết cách thức quản lý tiền tốt hơn để vượt qua khủng hoảng tài chính. Đặc biệt là chương trình này hoàn toàn miễn phí và bạn không tốn bất kỳ chi phí nào. Hãy nhanh tay đăng ký tại đây