CEO Lê Xuân sinh ra và lớn lên tại vùng núi Lạng Sơn, nơi chị lớn lên với tuổi thơ khá nhiều gian khổ. Trong ký ức của chị, nhớ về những năm tháng thiếu thốn vật chất, chị rất thèm một bữa ăn có thịt, không phải ăn cơm độn sắn, không ăn canh nước xôi muối và ít nước mỡ chan cơm. Chị vẫn nhớ như in món lá rau rền to như lá chầu không nấu cho thêm gói mì tôm để ăn thay cơm. Thịt cá là những thứ gì đó xa xỉ với người dân nghèo như chị.
"Tôi thèm lắm nhưng ba mẹ tôi quá vất vả để nuôi mấy anh em, thủa tôi học lớp 5, 6, 7 cứ hè đến là tôi xin cô Nhã ở thôn tôi cho đi mua sắt vụn cùng vì tôi thấy cô ấy hay có tiền nhờ nghề đi mua đồng nát sắt vụn dạo, lên tôi cũng xin bố mẹ cho mình 48 ngàn làm vốn đi buôn, tôi cứ đạp xe khoảng 35,40km 1 ngày đi vào các bản làng vào từng nhà từng nhà hỏi có đồ nhựa, trai lọ, giấy viết rồi, sắt hỏng, nhôm đồng, bình ác quy hỏng bán không để được mua...
Mỗi ngày có hôm thì mua được vài trục , hôm thì về không, hôm thì được bao đồ. Về lại phi thêm 5,6 km ra chợ trung tâm để cân cho người ta. Sau này lớn lên tí lớp 8 thấy mình khỏe hơn tôi đạp xe đi buôn than củi theo các anh chị ở xóm tôi, cứ 2 cái bao buộc vắt vào nhau rồi cho lên xe thêm 1 cái bao đặt trên là cũng được 50. 60kg than, mỗi kí mua 1,2k/1kg thì về cũng bán cho các chủ buôn đi Bắc Giang quạt bánh đa là 1,4kg/1 cân hôm nào được giá thì cân được 1,5k. Cái nghèo nó cứ theo tôi mãi đến hè lớp 9 tôi lại đi buôn thịt, mua vài cân thịt xáo rồi đi bán", chị Lê Xuân tâm sự.
Chị cho biết, cứ kiếm tiền như vậy, chị phụ giúp bố mẹ mua gạo, bột canh, mì chính, mua mì và những đồ dùng cần thiết trong gia đình. Đến cấp 3 thì chị không đi buôn nữa, sáng học chiều rảnh chị đi leo rừng gái củi vừa để đun, vừa để bán. Chị đi mót từng củ sắn ở rặng rào, từng bông lúa, củ lạc, đỗ tương ngoài đồng khá là vui với công việc đó. Lên cấp 3 cả chỗ chị có mấy xã thì học chung 1 trường cấp 3 đi học gập toàn bạn hồi trước mình vào nhà chúng nó mua sắt vụn, xấu hổ lắm ấy. Sau này đi học chuyên nghiệp vẫn cái nghèo đeo đuổi, chị hận cái nghèo vì nghèo chị đã chứng kiến rất nhiều điều mà chí giấu kín không muốn kể về quá khứ. Ngày đó nghèo thì chuyện cãi vã, đánh đập, bạo hành gia đình xẩy ra liên tục, nhiều lúc nghĩ lại chị vẫn rùng mình. Đó cũng là lý do chị quyết định phải được ra ngoài học, nhiều lần chứng kiến người thân xung quanh mình đánh đập nhau vì không có tiền, chị rất buồn.
Sau này đi lấy chồng chị vẫn tiếp tục với cái nghèo, nhưng khu nhà chồng chị ở nhiều gia đình giàu, có gia đình thì kinh doanh, có gia đình thì đi xuất khẩu lao động, quán xá tấp lập. Ngày xưa chỗ chị ở cả khu có 2 quán, còn lại ai cũng như ai, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Gia đình chồng chị lúc đó cũng làm nông vất vả. Chị lấy chồng về lại bầu trả làm ăn được gì, sinh con đăng chăm con được gần 1 tuổi chị lại bầu. Nhiều lúc trầm cảm và chị đã đôi lần nghĩ quẩn.
Chị cho biết, chị về làm dâu mới trên đất khách quê ngườ, tiền không có nên cũng ít về thăm bố mẹ đẻ. May được tổ tiên phù hộ chị vẫn còn sống và được viết câu chuyện này.
"Hồi đó tôi may mắn có cái điện thoại cùi bắp hỏng trức năng nghe, chỉ xem tin nhắn và lướt Facebook được, vô tình đọc được bài viết giới thiệu 2 cuốn sách đắc nhân tâm và cha giàu cha nghèo. Tôi đọc xong có chút tư duy, tiếp đó hiện tượng bán hàng online bắt đầu manh nhà nổi, thì tôi cũng tập tành bán vay mượn tiền của chú thím và chú gì nhà chồng để làm vốn. Quyết tâm thoát nghèo. Sau một thời gian nợ lên 20 triệu hàng nhập về không bán được, bắt đầu lo sợ lắm, sợ nợ thế này mà không làm ăn được thì sao? Sau đó chỉ còn một cách kiên trì đăng bài, hơn 1 tháng tôi mới bán được đơn hàng đầu tiên. Bây giờ tôi biết vì sao ngày đó mình không bán được hàng. Cứ lúc nào không bán được mình lại thay đổi chiến thuật và tìm phương pháp vượt qua, chắc kể về số lần đám phán và chốt đơn trượt không còn đến nổi đó, tuy nhiên mình đã lấy đó làm bài học và sửa đổi thành một tài liệu kỹ thuật trong đàm phán chốt đơn", chị chia sẻ.
Sau 6 năm làm thực chiến và học thêm của một số người thầy giỏi trong lĩnh vực xây dựng hệ thống, kinh doanh mỹ phẩm, chị thấy để làm về lĩnh vực hệ thống các bạn cần hiểu muốn làm việc với con người mình phải học về nhân sự, phải thấu hiểu tâm lý con người, phải thấu hiểu họ thì mới làm việc được với họ. Và chị quyết định bỏ một số tiền đã tiết kiệm được trong thời gian làm kinh doanh về trước để đăng ký đi học. Chị học về NLP để hiểu chính mình, học thần số học, học DISC, học tâm lý học, và học marketting... Tiện thể học chị học thêm cả khoá Giám đốc khởi nghiệp.
Chị nhớ lại những tháng ngày đáng nhớ đó: "Khi mình học mình chỉ mong đóng gói và thử nghiệm để mình sẽ giúp đỡ được nhiều chị em phụ nữ khác. Vì mình biết có rất nhiều chị em phụ nữ vẫn rơi vào tình trạng bế tắc cuộc sống như mình. Mình không muốn lướt Facebook hay đâu đó thấy những thông tin mẹ trẻ strest sau sinh tử tử. Nếu các chị em phụ nữ tự chủ ở nhà chăm con làm online vẫn kiếm được tiền thì chắc chắn sẽ không bao giờ trầm cảm. Và mình khát khao được giúp đỡ các bạn. Nếu các bạn cần một kiến thức bài bản để kinh doanh thì hãy tìm cho mình một người đi trước sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn, để nhanh có kết quả".
Mỗi khoá chia sẻ kinh nghiệm thực chiến có cả những kiến thức bài bản học qua các thầy của chị đã đúc kết lại. Chị đã chia sẻ và giúp đỡ được rất nhiều chị em thay đổi về cả kinh tế lẫn tư duy và đời sống vật chất lẫn tinh thần. Chị vẫn nhớ có những học viên nhiều tuổi hơn chị, đến với chị khi đang bên bờ hôn nhân đổ vỡ. Có người thì ở nhà không có thu nhập riêng, không khẳng định được bản thân, đến với mình kiểu tự ti về bản thân, nhút nhát, ngại giao tiếp. Sau khi học 1 khoá đào tạo của chị theo cách chia sẻ dễ hiểu họ đã thay đổi và sự nghiệp đang rất tiến triển, nhiều người đã lấy lại được một gia đình hạnh phúc.
"Mình làm nghề chia sẻ và kinh doanh thực tế nên những gì mình chia sẻ đều là kết quả và bài học mình đã đúc kết, mình mong rằng ai đó đi qua cuộc đời này mà cần, mình đều sẵn sàng chia sẻ và đồng hành. Mình mong rằng càng ngày mình càng giúp đỡ được nhiều chị em được sống là chính bàn tay, công sức và sự sáng tạo của họ trong cuộc sống. Mình muốn thấy thêm những chị em rơi vào cảnh bế tắc trong cuộc sống. Đã là phụ nữ mong chị em thật hạnh phúc vì phụ nữ xứng đáng được hạnh phúc. Mỗi ngày nhìn thấy kết quả của các chị em đến với mình thay đổi là động lực để mình làm nghề chia sẻ và truyền động lực cho những người yếu thế bất phá...", CEO Lê Xuân trải lòng.