Chuyện ông Chí Phèo

Thì ra tác giả xây dựng nhân vật Chí Phèo từ kẻ tiểu nhân hung tợn vụt đứng dậy nén lòng minh trở về điều lễ, há chẳng phải việc làm của đạo Quân Tử hay sao. Đấy mới là điều mà cụ Nam Cao muốn gửi lại cho người đọc.

chi-pheo-1630931742.jpg 

 

Nhân đọc báo điện tử (m đọc báo vn) ngày 5 - 12- 2017 đăng bài của Nguyễn Sóng Hiền ở Úc, kiến nghị không dạy tác phẩm Chí Phèo ở môn Ngữ văn lớp 11.

 Xem qua bài viết chẳng có gì mới, cũng gần giống như các Thầy định hướng cho học sinh từ xưa đến nay.

 Từ lâu mọi người đều lấy hình ảnh Chí Phèo gán cho nhau những cái xấu, người ít học và người học nhiều đều theo hướng ấy, vậy là Bá Kiến đã chết từ lâu nhưng vẫn còn hàng triệu Bá Kiến mới đang sử dụng Chí Phèo...

 Đơn giản như vậy hóa ra cụ Nam Cao viết để mua vui, cho thên hạ lấy cớ mà ghét nhau, thì làm sao có tầm vóc Nam Cao như thế được.

 Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao là sau bao năm phá phách gây sợ hãi cho cộng đồng, làm đủ điều bất lương bỗng bừng tỉnh nhận ra mình thông qua ánh trăng. Điều đầu tiên ông nghĩ đến là lương thiện và hướng thiện. Khi  thấy những tai họa mình gây ra quá lớn, Chí đã nhận ra cái ác và đã giải quyết triệt để cái ác và cội nguồn của nó, mang lại bình yên cho đồng loại.

 Tự nhận ra cái ác, hướng thiện, biết hy sinh vì đồng loại phải là người có nhân cách lớn, xưa nay có mấy ai làm được.

 Trong Kinh Dịch có quẻ Đại Tráng nói về đạo của người Quân tử. Nói rằng “mình thắng được mình gọi là mạnh”...”nhảy vào nước sôi, lửa nóng, xéo lên lưỡi gươm sắc, bọn vũ phu hung tợn có thể làm được. Đến như nén lòng riêng mình trở lại điều lễ phi quân tử không ai làm nổi” ...”thắng được mình là đạo của người Quân Tử”. Thì ra tác giả xây dựng nhân vật Chí Phèo từ kẻ tiểu nhân hung tợn vụt đứng dậy nén lòng minh trở về điều lễ, há chẳng phải việc làm của đạo Quân Tử hay sao. Đấy mới là điều mà cụ Nam Cao muốn gửi lại cho người đọc.

 Còn việc tự kết liễu mình mà ta đang phê phán thì với thân phận bằng không và dưới không thì ta còn đòi hỏi gì hơn ở ông Chí.

 Chúng ta ngày nay ở sau thời của ông Chí gần một thế kỷ, có tất cả các thứ mà ông Chí không có, nhưng trước cái lỗi do mình gây ra còn to lớn và gây hậu quả nặng nề gấp trăm lần ông Chí thì đã có mấy ai nhận ra, mà ai đã sửa, hay chỉ loanh quanh chối tội. Ngay cả chuyện từ chức cũng chưa có thì làm sao phê phán ông Chí được.

 Cái giá trị nhân văn của tác phẩm là cụ Nam Cao cổ súy cho việc tự diễn biến ở từng con người, tự sửa sai triệt để theo hướng mang bình yên cho đồng loại.

 Chúng ta ngày nay hơn hẳn thời Chí Phèo mọi mặt tất có những cách giải quyết nhân văn hơn  chứ không như Sóng Hiền và các Thầy lâu nay vẫn phê phán..

 Không bỗng dưng sau cái chết của Chí Phèo mà Nam Cao mượn miệng Thị Nở gọi Chí Phèo bằng Ông, ngược hẳn với chuyện Đôi Mắt Nam Cao mượn miệng nhân vật Hoàng gọi Tào Tháo bằng thằng và kèm theo một câu chửi.

 Từ khi tác phẩm Chí Phèo ra đời và được đưa vào học trong trường phổ thông, đã có bao lớp học trò, bao lớ thầy cô dạy, bao nhiêu các nhà nghiên cứu văn học với hàng mấy chục triệu người, chúng ta có lẽ đã đánh giá chưa đúng ý của tác giả, thành ra chuyện Chí Phèo chỉ là chuyện đùa chuyện phiếm mang giá trị miệt thị nhau nhiều hơn chứ không nhận biết hết cái Tầm của tác giả...

 Khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội cần lắm sự phản biện để tìm ra chân lý, phản biện mới đẩy xã hội tiến lên...Tiếc lắm thay.

 

Theo Chuyện làng quê