Cố đạp đổ người khác liệu có làm bạn vững vàng hơn...?!

Quyết Tuấn

Cùng một vấn đề sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau dẫn tới có nhiều quan điểm khác khau. Người tư duy khoa học biện chứng luôn biết lắng nghe tất cả những ý kiến, kể cả trái chiều để tìm ra bản chất thực sự của vấn đề. Ngược lại người có định kiến sẽ luôn khai khác sự khác biệt đó để Anti với các mục đích khác nhau, nhiều khi chỉ là thỏa mãn cái tôi.

in12345-1625561699.jpg
Đi tìm sự thống nhất trong đa dạng khác biệt

Trước đây, do những ấu trĩ trong nhận thức của thời kỳ bao cấp, chúng ta đã phủ nhận cạnh tranh. Người đề xuất cần làm rõ khái niệm thi đua và cạnh tranh ở Việt Nam có lẽ là nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 21, nhà báo Hữu Thọ từng khẳng định: Trước đây, không phải chúng ta không biết đến khái niệm cạnh tranh, nhưng khái niệm đó không được chấp nhận vì cho cạnh tranh là trạng thái chỉ tồn tại trong xã hội tư bản. Hai từ "cạnh tranh" trước đây ít được dùng vì cho đó sự không lành mạnh, với tư tưởng "Người với người sống để yêu nhau" thì không nên giành giật.

Tuy nhiên, kể từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện thì từ “cạnh tranh” ở đã chính thức được công nhận như một hiện tượng khách quan. Giờ đây, chúng ta chấp nhận cạnh tranh, nhưng quyết tâm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.Nhiều nghị quyết của Đảng đã công nhận “cạnh tranh” là một tất yếu trong cơ chế thị trường và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để Việt Nam phát triển bền vững chính là “nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Cạnh tranh theo nghĩa thông thường là ý thức và hành động “cố gắng giành phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”. Trong xã hội hay trong nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần khác nhau thì cạnh tranh là lẽ tự nhiên. Cạnh tranh lành mạnh luôn là ước mơ của các nhà kinh tế học hiện đại.

oug1574418388-1625564643.png
Người tiêu dùng thông thái tôn vinh những giá trị vượt trội dựa trên sự sáng tạo trong cạnh tranh

Trong một thế giới ngày càng văn minh, những người tiêu dùng nhân văn thông thái không chấp nhận sự cạnh tranh không lành mạnh khi đề cao quy luật “cá lớn nuốt cá bé” khiến những doanh nghiệp nhỏ kém cỏi rất dễ bị phá sản, bất công xã hội cũng như khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội ngày càng doãng ra. Nguyên tắc lợi nhuận là trên hết đã sinh ra cách kiếm tiền bất chính như lừa đảo, hàng giả, buôn lậu... Các nhà kinh tế học tư sản đang nỗ lực vận động cho khái niệm mới: “Cạnh tranh lành mạnh” nhằm cố gắng tăng tính nhân văn, hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.

Cạnh tranh là sự thi đua lành mạnh cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong lao động, công tác và học tập. Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động vì lợi ích như nhau. Có nhà khoa học đã lấy hình ảnh “không thổi tắt nến của người khác để mình tỏa sáng” hay "Đạp đổ người khác liệu có làm bạn vững vàng hơn" để tượng trưng cho những hoạt động cạnh tranh lành mạnh.

Cạnh tranh lành mạnh giữa những người sản xuất, kinh doanh cùng một mặt hàng chính là sự nghiên cứu tìm tòi và không ngừng sáng tạo để tạo ra cắt giảm những chi phí không cần thiết, rút gọn quy trình, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, giảm giá thành, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, phát triển kênh phân phối, hình thành đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp...nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Sự cạnh tranh đó, không chỉ làm cho doanh nghiệp đó trưởng thành mà còn góp phần thúc đẩy thị trường thêm minh bạch, xã hội ngày càng phát triển. Vậy còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào, xin để lại bình luận bên dưới.