Cô giáo dạy nhạc đam mê công tác thiện nguyện

Không chỉ là giáo viên nhạc giỏi chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dương – giáo viên âm nhạc Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội), hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, còn được biết đến với tấm lòng thiện nguyện, nhất là trong đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Để hiểu thêm về công việc của nữ nhà giáo, ca sĩ này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện cùng chị.

duong-1-1628525130.pngCô giáo – ca sĩ Thùy Dương (thứ 2 từ phải) cùng đại diện Hội Chữ thập đỏ quận Thanh Xuân trao vật phẩm thiết yếu chống dịch tại khu cách li Bệnh viện Than và khoáng sản số 1 Phan Đình Giót

PV: Được biết trong những ngày cả nước “căng mình” chống dịch Covid-19, đặc biệt là khi TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, chị đã có nhiều hoạt động, như: chuẩn bị hàng nghìn mũ chắn giọt bắn cùng nhiều phần quà gửi tới tuyến đầu chống dịch, rồi tham gia hoạt động thiện nguyện, cứu trợ những người nghèo, người lang thang cơ nhỡ với những suất cơm tình nghĩa để vượt qua khốn khó trong đại dịch. Xin chị cho biết lý do để có được những hành động cao đẹp đó?

Cô giáo – ca sĩ Thùy Dương: Tôi nghĩ mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, các cá nhân có khỏe mạnh xã hội mới khỏe mạnh. Cá nhân mỗi người luôn gắn với tập thể, có nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình rất cần được sẻ chia: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đó là truyền thống tốt đẹp ngàn đời của ông cha ta. Là một công dân sống trên địa bàn thành phố, gọi là có điều kiện hơn người nghèo một chút nên tôi luôn có gắng có thể giúp đỡ, sẻ chia, động viên để họ sống tốt, vững tin vào cuộc sống hơn. Năm 2020, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cũng đã trao danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho tôi - đó là nguồn khích lệ, động viên để tôi tiếp tục rong ruổi trên hành trình ý nghĩa này.

PV:Trong quá trình thiện nguyện, được tiếp xúc với những người có hoàn cảnh khó khăn đang lao đao trong cuộc chiến với “kẻ thù vô hình” mang tên Covid-19, chị có cảm xúc ra sao? Câu chuyện nào khiến chị xúc động nhất mà muốn chia sẻ lúc này?

Cô giáo – ca sĩ Thùy Dương: Khi tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn đang lao đao trong cuộc chiến chống Covid-19, tôi rất thương những hoàn cảnh ấy, thậm chí tôi còn được biết có những người lao động tự do kiếm tiền cơm cháo qua bữa. Cuộc sống mưu sinh vốn đã vất vả nay trong hoàn cảnh dịch dã họ càng khó khăn hơn. Câu chuyện khiến tôi xúc động nhất ở thời điểm này đó là, một hôm đi về lúc trời nhá nhem tối gần đoạn chung cư 283 Khương Trung, tôi gặp một ông cụ gần 80 tuổi chở một thanh gỗ mà người ta vứt đi. Cụ đi xe đạp loạng choạng và ngã. Khi tôi đến gần hỏi thăm mới biết cụ hằng ngày đi nhặt giấy vụn bán đồng nát, nhặt củi để đun. Hoàn cảnh của cụ rất khó khăn nuôi một người vợ ốm 5 năm nay, có hai người con không được minh mẫn. Hôm đó, trong túi chỉ còn có 100.000 đồng, tôi đã mang ra biếu cụ. Cụ rơm rớm nước mắt còn tôi thì nhìn theo thương cho hoàn cảnh của cụ và áy náy vì hôm ấy vội quá không hỏi địa chỉ cụ thể của cụ.

duong-2-1628525130.jpgCô giáo – ca sĩ Thùy Dương chuẩn bị mũ chắn giọt bắnđi từ thiện

PV: Bên cạnh công tác hỗ trợ bằng vật chất được biết với năng khiếu trời cho ở giọng hát và khả năng sáng tác nhạc, chị đã sáng tác về thể hiện một số ca khúc chống dịch. Xin chị có thể chia sẻ những bài hát này? Và theo chị trong mùa dịch này thì ngoài hỗ trợ vật chất thì âm nhạc đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Cô giáo – ca sĩ Thùy Dương: Trong đợt dịch thứ 3, tôi đã cùng một số nhạc sĩ trong Hội Âm nhạc Hà Nội, như: PGS.TS, nhạc sĩ Lân Cường, NSND Phạm Ngọc khôi, nhạc sĩ Trần Hùng… đã đi phát 4.000 khẩu trang và tuyên truyền phòng chống dịch tại xã Tân Hội - huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Xúc động trước hình ảnh bà con kéo nhau đi từ sớm để nghe tuyên truyền cách phòng chống dịch, được đo thân nhiệt, được nhận khẩu trang, tối hôm đó về tôi đã viết bài thơ: “Niềm tin chiến thắng” và được đăng tải trên báo Vietnamnet. Sau đó tôi nghĩ mình cần “chắp cánh” cho bài thơ để có sức lan tỏa, ngợi ca tuyến đầu chống dịch cũng như động viên tinh thần của người dân hãy lạc quan hơn tin tưởng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Bài hát: “Niềm tin chiến thắng” từ đó ra đời đã được công chúng đón nhận tích cực. Đặc biệt, Hội Âm nhạc Hà Nội đã giới thiệu tác phẩm mới và được phát sóng trên Truyền hình Nhân dân và Đài Tiếng nói Việt Nam. Bài hát thứ hai là: “Con ở nhà thôi” nói lên nhận thức của các em nhỏ tự giác cùng gia đình nâng cao ý thức chống dịch.  Bài hát cũng được đăng tải trên báo Vietnamnet ngày 19-8-2020.

Theo tôi trong lúc dịch dã thế này bên cạnh việc hỗ trợ về vật chất thì cổ vũ, động viên bằng âm nhạc cũng rất quan trọng. Âm nhạc giúp kết nối trái tim với trái tim, giúp chúng ta thêm gần nhau hơn, thêm sự đồng cảm, sẻ chia và tạo nên sức mạnh đoàn kết vượt qua đại dịch.

PV: Làm từ thiện hiện bên cạnh sự tán dương của nhiều người thì cũng không ít người, những “anh hùng bàn phím” có cái nhìn lệch lạc, coi thường, thậm chí xúc phạm những người làm từ thiện. Hẳn chị cũng đã chuẩn bị rất kỹ tâm lý khi rất có thể sẽ rơi vào tình huống như vậy?

duong-3-1628525130.jpgCô giáo – ca sĩ Thùy Dương

Cô giáo – ca sĩ Thùy Dương: Tôi nghĩ bất kể công việc gì chúng ta làm sẽ có kẻ chê, người khen. Tuy nhiên ta cống hiến và làm những việc ta làm bằng cái tâm sáng thì sẽ không có điều gì phải sợ. Nếu khi làm việc tốt mà bản thân cứ sợ bị soi mói thì đừng làm. Về phía tôi khi làm các công việc thiện nguyện nhiều năm nay luôn được người thân, gia đình, đồng nghiệp, đặc biệt ông xã đồng tình ủng hộ. Và những món quà, sự quan tâm đúng người và kịp thời nên luôn được mọi người đón nhận nhiệt thành.

PV: Tất nhiên làm từ thiện thì không thể làm một mình, cần có những nhóm bạn, những tổ chức chung tay để tạo nên được sức mạnh lớn hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay chị đã kết nối với những nhóm, tổ chức nào? Và dự định trong thời gian nhóm của chị sẽ triển khai những hoạt động nào?

Cô giáo – ca sĩ Thùy Dương:  Đã từ lâu tôi thầm lặng làm thiện nguyện khi thì ủng hộ quà, khi thì tiền mặt cho cụ già, em nhỏ, những hoàn cảnh khó khăn mà tôi biết như các trẻ em mồ côi ở chùa hay cưu mang các cụ già nghèo khó giảm sức lao động… Cũng có khi tôi tham gia cùng nhóm giáo viên, đoàn thanh niên nơi tôi công tác, như: “Mùa hè xanh tình nguyện”, Trung thu cho em hay nhóm bạn doanh nhân đi tặng quà người nghèo, xây trường cho các em nhỏ ở huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), đi cùng nhóm cán bộ Thanh tra Chính phủ tặng người dân nghèo tại Văn Chấn (Yên Bái)…

duong-4-1628525130.jpgCô giáo – ca sĩ Thùy Dương hỗ trợ đo thân nhiệt cho người dân