Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn trong sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.

Ngọc Ánh

Năm 2023, Cục Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh dấu kỉ niệm 20 năm thành lập (2003-2023). Hiện nay, nhờ những nỗ lực của các bộ, công chức, viên chức của Cục, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã để lại nhiều dấn ấn quan trọng trong hành trình phát triển nông nghiệp quê hương.

Quá trình hình thành và phát triển

Từ khi cách mạng thành công, trong thư gửi Điền Chủ nông gia Việt Nam, ngày 11 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "nước ta là một nước nông nghiệp, lấy canh nông làm gốc. Nông dân ta giàu, thì nước ta giàu; nông nghiệp ta thịnh, thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã". Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có quá trình phát triển lâu dài gắn liền với sự phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ những năm 60. Năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Cục Hợp tác xã và Phát triển Nông thôn. Năm 2008, Cục đổi tên thành cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn. Năm 2014, tách Văn phòng nông thôn mới và năm 2017 tiếp nhập ba phòng chuyên môn và một đơn vị sự nghiệp từ Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Ông Lã Văn Lý, Nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thông chia sẻ rằng dấu ấn lớn nhất mà tất cả những người làm công tác trong ngành là sự phát triển rất lớn cả về quy mô nhiệm vụ lẫn lực lượng. Về chức năng, nhiệm vụ và quy mô Cục có hai nhiệm vụ chính là định canh, định cư, và xây dựng vục kinh tế mới, đến năm 2003, nhiệm vụ của cục đã phát triển nhanh chóng, và bao gồm phần lớn những nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2003 - 2014, Cục đã tập trung cùng với các đơn vị chức năng tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chương trình sắp xếp ổn định dân cư, định hình và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng của Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ năm 2014 đến năm 2022, tập trung toàn diện về tổ chức sản xuất và Phát triển Nông thôn để đáp ứng yêu cầu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đến nay, hệ thống tổ chức Ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn gồm cục, bảy phòng chuyên môn, một trung tâm, hai văn phòng là Văn phòng Chương trình không còn nặn đói và Văn phòng Điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 59 chi cục phát triển nông thôn với tổng số 1378 cán bộ công chức viên chức.

e59e030fed9442ca1b85-1712726048.jpg
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT báo cáo tóm tắt quá trình 20 năm hình thành và phát triển của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Những đóng góp nổi bật

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã khẳng định "Hợp tác xã, Hợp tác xã, Hợp tác xã, hay không, là gì cả. Đất nước, nền nông nghiệp mình đi lên là dựa vào hợp tác xã nông nghiệp phải sản xuất hàng hóa, người nông dân vẫn sản xuất trên mảnh đất của mình. Hợp tác là phải tập trung đất đai, vì vậy Hợp tác xã là một trong những giải pháp để tập trung đất đai". Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các hợp tác xã nông nghiệp đã trở thành mắt xích quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Nhiều sản phẩm chủ lực quốc gia đã đạt tỉ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết cao như điều, hồ tiêu, cà phê và lúa gạo. 

screenshot-2024-04-10-110353-1712725564.png
Số lượng HTX được thành lập có sự cải thiện đáng kể

"Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, phải tính đến chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Vì vậy, không thể thiếu đi vai trò của hợp tác xã bởi các doanh nghiệp không thể mà đi từng hộ gia đình để liên kết", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ. Nghị quyết số 20 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, và Luật Hợp tác xã năm 2023 là tiền đề mở ra cơ hội mới để xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trở thành một trong những mô hình kinh tế nòng cốt ở khu vực nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên cộng đồng. Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm, định hướng, ban hành cơ chế chính sách để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giai đoạn 2011-2022, cả nước có trên 7800 doanh nghiệp cơ khí, trong đó có trên 100 doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa và bảo hành máy móc, thiết bị nhiều loại, máy móc, thiết bị dùng trong nông nghiệp đã có tiến bộ rõ đáng về công nghệ, đặc biệt các thiết bị công nghệ 4.0, thiết bị sấy cỡ vừa và lớn, và hệ máy canh tác lớn đang được áp dụng, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ cơ khí nông nghiệp. Tong giai đoạn tới, cơ giới hóa sẽ được triển khai đồng bộ từ việc trang bị máy móc, hà tầng, đào tạo nguồn nhân lực và cơ giấy hóa đồng bộ theo chuỗi sản xuất, từ khâu gieo hạt cho đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và phân phối, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến động sản trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. 

4221-ttxvn-20141128-co-khi-f0cf6-1712725532.jpg
Nhiều loại, máy móc, thiết bị dùng trong nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt về công nghệ. Ảnh: TTXVN
52fd4efea3650c3b5574-2-1712671749.jpg
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Cục đã đạt được trong 20 năm qua

Đảm nhận nhiệm vụ quản lý ngành nghề nông thôn và làng nghề, cục đã sớm tham mưu cho Bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định và các quyết định để phát triển ngành nghề, làng nghề. Đến nay, cả nước đã công nhận 216 nghề truyền thống, 2039 làng nghề, tăng 526 làng nghề so với năm 2013, với khoảng 880.000 cơ sở bao gồm các doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nghề, thu hút gần 3,7 triệu lao động. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam mang tầm quốc tế, đã được nhiều nghệ nhân, thợ giỏi địa phương trên cả nước hưởng ứng, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước động viên, ghi nhận và vinh danh. Triển khai Đề án 1956, Cục đã phối hợp cùng với các địa phương tổ chức đào tạo nghề cho trên 3 triệu lao động nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả các Đề án, Chương trình trọng điểm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, và thực hiện tiêu chí về lao động trong xây dựng nông thôn mới .Trong giai đoạn tới, Cục định hướng nâng cao chuẩn đầu ra với các nghề nông nghiệp, đào tạo nghề mới, tập trung vào chế biến, bảo quản nông sản, phát triển sản phẩm OCOP, quản trị chuỗi giá trị, cơ giấy hóa nông nghiệp, nhằm tạo ra một lực lượng nông dân chuyên nghiệp, từng bước tri thức hóa nông dân, chuyển đổi sang tư duy kinh tếnông nghiệp

z4873003925217-3668da0fe7371fb5b2086096699726ab-1712725740.jpg

Nghề muối tại Việt Nam có từ lâu đời và là ngành sản xuất có tiềm năng, đa dạng các sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Hiên nay, sản lượng muối trong nước đạt bình quân trên 1 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối. 

screenshot-2024-04-10-115940-1712725553.png

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, trong những năm qua, Cục đã tham mưu để ổn định dân cư cho hàng triệu lượt thổ đến các vùng kinh tế mới, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, thiên tai, rừng đặc dụng, dân di cư, tự do di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện lớn. Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776, (Quyết định số 590) của Thủ tướng Chính phủ, và Nghị quyết số 22 của Chính phủ. Hết năm 2023, cả nước đã bố trí, sắp xếp ổn định cho hơn 120.000 hộ người dân đến các điểm tái định cư, có nhà ở khang trang, nhiều công trình hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên. Cục đã tham mưu cho Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp cho trên 550.000 hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước. Mục tiêu hướng tới sản xuất an toàn, cân bằng dinh dưỡng, chương trình không còn nạn đói, giúp các hộ nghèo sản xuất, cân bằng dinh dưỡng, góp phần chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. Việc triển khai hiệu quả chương trình này là tiền đề để Việt Nam chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, và bền vững đến năm 2030. 

Định hướng tương lai

Trong các nhiệm vụ tương lai, Cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô các hợp tác xã, xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững, phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với bảo tồn giá trị văn hóa và làng nghề, tạo đà cho phát triển du lịch nông nghiệp. Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp, tri thức hóa nông dân, chuyển đổi thành công tư duy kinh tếnông nghiệp, chú trọng phát triển cơ giới hóa đồng bộ, thực hiện thành công tái cơ cấu nghề muối trên cơ sở đa dạng hóa và nâng tầm giá trị Muối, bảo làm sản phẩm cũng góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, như các nghị quyết số 19, 20 và Quyết định 150 của Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Ông Lê Đức Thịnh, thành tựu của Cuộc kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn trong 20 năm qua, rất đáng ghi nhận từ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đến xây dựng các cơ chế chính sách, phát triển kinh tế trang trại, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề nông thôn, cơ điện, hay là diêm nghiệp. Tất cả các lĩnh vực đó đã đều được các địa phương và người dân rất là ghi nhận. Phát huy cái truyền thống tốt đẹp đó của cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, qua nhiều thế hệ, những năm tới, tập thể lãnh đạo cục, những người cán bộ công chức viên chức và người lao động của cục sẽ nguyện đoàn kết, phấn đấu tiếp tục đưa hoạt động của cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn với sứ mệnh là tham mưu các cơ chế chính sách, cũng như là chỉ đạo sản xuất đối với các lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, tiếp tục tiến bước xứng đáng với các mong đợi của người dân và của các thế hệ đi trước, đã để lại. Những kết quả, thành tích xuất sắc đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển tập thể của cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, và các tập thể cá nhân thuộc Cục qua các thời kỳ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huy hiệu "Lao động bằng khen" của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua của Chính phủ, cờ thi đua của Bộ, bằng khen của Bộ trưởng, và nhiều phần thưởng cao quý khác của các bộ ngành và địa phương.

anh-chup-man-hinh-2024-04-10-luc-183346-1712748840-1712762080.png
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ.

912644bb3921967fcf30-1712671746.jpg

12 cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2021-2022