Cuộc đời chật vật Đạo diễn Khang Điền trên con đường nghệ thuật

th

Gần 20 năm trên con đường nghệ thuật, Đạo diễn nhạc sĩ Khang Điền chỉ mong được làm nghề và sống với nghề một cách ổn định.

Theo đuổi nghệ thuật từ năm 14 tuổi, anh học lớp diễn viên Cung Văn Hóa Lao Động ngắn hạn 3 tháng, sau đó về lại Trung Tâm Văn Hóa Quận 4 tham gia các Hội diễn liên hoan sân khấu quần chúng do cố đạo diễn Tâm Chùa dàn dựng. 

Sau khi thi Tốt nghiệp THPT, anh băn khoăn không biết thi vào trường nào nên quyết định xin vào một tiệm băng đĩa. Những ngày tháng đi làm, anh được xem rất nhiều sản phẩm nghệ thuật từ hài kịch, âm nhạc, phim ảnh đã giúp anh có nguồn động lực quay lại con đường nghệ thuật.

z4395061641608-aa44368578fac50034928c9ba3df8bac-1685598724.jpgĐạo diễn, nhạc sĩ Khang Điền dự chương trình trực tiếp truyền hình HTV "Vầng Trăng Cổ Nhạc" do Thạc sĩ, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt dàn dựng

Anh và cố đạo diễn Tâm Chùa cùng học chung một người thầy là Giảng viên, đạo diễn Lê Thanh. Nên khi anh quyết định dừng lại công việc trong một năm rưỡi đã đi tìm người thầy của mình. Anh đăng ký vào lớp đào tạo diễn viên chuyên nghiệp khóa đầu tiên cũng là khóa cuối cùng do cô mở tại Trung Tâm Văn Hóa Quận 11. Đây là khóa được học đầy đủ kiến thức trong suốt quá trình 3 năm học như ở các trường nghệ thuật khác.

Kết thúc lớp đào tạo diễn viên, anh quyết định thành lập nhóm hài. Anh cho biết thời ấy được cố đạo diễn Tâm Chùa dựng cho một, hai tiểu phẩm hài đi diễn. Nói tấu hài, nhưng những sản phẩm cố đạo diễn Tâm Chùa dàn dựng là hài kịch. 

Trong suốt quá trình đi diễn, anh chỉ vỏn vẹn làm việc thân thiết một, hai bầu show. Trong đó, người bầu show đã giúp anh vừa góp ý, vừa nâng đỡ là bầu show Thúy Anh. Anh chia sẻ: "Thời đó, tôi ấn tượng nhất là show diễn ở Bình Dương. Tôi nhận show ở Phú Giáo. Lúc đó, tui và cố đạo diễn Tâm Chùa bắt đầu đi lúc năm giờ chiều mãi đến chín giờ tối mới đến điểm diễn. Diễn xong, tui và anh Tâm chạy xe máy về thì gặp sự cố tai nạn. Mặt mày tôi lúc đó dính toàn đầy máu, anh Tâm thì trật cổ tay. Xe thì hư. Đường khuya, lạnh và vắng cố gắng chạy về nhà. Mẹ tôi mở cửa ra hốt hoảng và trong đêm đó tui có dự tính bỏ nghề. Nhưng mãi suy nghĩ không làm nghề này thì biết làm nghề nào nên tui quyết định đi tiếp".

z4395061553998-fab02052e75a00eea65efd83fef0db09-1685598724.jpg

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, anh có một vài lần phải tạm dừng để làm công việc khác mưu sinh. Tất cả công việc anh làm đều liên quan đến nghệ thuật. Anh đi học ngành báo chí ở Hội Nhà Báo TP.HCM, rồi làm GĐ Marketing ở một số công ty. Mặc dù tạm dừng công việc đi diễn, anh vẫn tập trung viết nhạc. Anh có những bài hát nổi tiếng cách đây 6 năm vẫn được khán giả yêu mến tại thời điểm này. Như: "Anh không còn thương", "Mình còn thương nhau", "Ngoại tình được chi".

Sau mùa dịch, anh thi vào ngành Đạo diễn Trường Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM. Việc anh quyết định chuyển sang lĩnh vực mới để trau dồi kiến thức và đứng sau sân khấu để làm nên các tác phẩm của mình.Anh học đạo diễn cũng là do anh được Giảng viên, đạo diễn Lê Thanh khuyên nhủ. 

Với anh, những thầy cô trong lĩnh vực mới đã cho anh và lớp những kiến thức rất hữu ích. Anh may mắn được học một môi trường được đào tạo những thầy cô luôn có tâm huyết cho đi những kiến thức. Như: Giảng viên Thạc sĩ, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Giảng viên Thạc sĩ cô Bích Phượng, Giảng viên cô Ka Lê Hồng, Giảng viên Thạc sĩ Trương Vỹ Thành....

Những ngày tháng được học trong Trường Sân Khấu Điện Ảnh là những kỷ niệm anh luôn mãi nhớ. Tâm nguyện của anh sau khi tốt nghiệp ra trường được Tổ đãi trên con đường nghệ thuật. Được làm nghề và sống với nghề.