Danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh

Ðại Hội đồng UNESCO trong khóa họp lần thứ 24 tại Pa-ri, từ ngày 20-10 đến 20-11 năm 1987 đã ghi nhận, năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Nghị quyết 24C/18.65 của Ðại Hội đồng UNESCO nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộ; nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; Đại hội đồng UNESCO đã khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người". 

bac-ho-191021a-1635389768.jpgChủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: TTXVN

Trong mắt bạn bè quốc tế, Hồ Chí Minh chính là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam. Người là một nhân vật được yêu thích không chỉ bởi tài năng lỗi lạc mà còn bởi phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp kết tinh giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trải qua hàng ngàn năm lịch sử.

Hồ Chí Minh nhà cách mạng từ góc nhìn chính khách và giới nghiên cứu toàn cầu

Cuộc đời thăng trầm cùng với những bước ngoặt quan trọng của lịch sử dân tộc đã tôi luyện Hồ Chí Minh trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và dày dạn kinh nghiệm, Chứng kiến cảnh đế quốc, thực dân bóc lột và đàn áp đồng bào mình, Người đã tự gánh lấy sứ mệnh mang ngọn đuốc sáng soi đường, đưa dân tộc bước qua đêm tối khổ đau, nô lệ. Ý chí và khát vọng lớn lao ấy giúp Người vượt qua mọi gian khổ, tù đày để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc và được ghi nhận là một danh nhân làm nên lịch sử thế giới trong thế kỷ XX.

Từ năm 1923, trên tờ Thanh niên Cộng sản Liên Xô, sau khi gặp Người, nhà báo Manđenxtam đã có một dự cảm kỳ lạ trong bài viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu Châu, mà có lẽ là một nền Văn hóa của tương lai”. Nhà báo không dừng ở đó mà còn mở rộng sang cả dân tộc của Người khi nhận xét“Dân tộc Việt Nam rất đáng yêu. Đó là một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá” và nhấn mạnh “Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tinh tế”. Chỉ trong một đoạn ngắn, nhà báo Manđenxtam đã tóm lược chính xác đặc trưng cốt lõi của dân tộc Việt Nam, đồng thời chỉ rõ mối gắn kết chặt chẽ giữa dân tộc với Nguyễn Ái Quốc. Kết luận đặc biệt này có lẽ xuất phát từ triết lý một dân tộc đã sản sinh ra Hồ Chí Minh, hẳn dân tộc ấy phải có những phẩm chất tốt đẹp như vậy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà hoạt động thực tiễn vĩ đại mà còn là nhà tư tưởng lớn, đã để lại cho đời sau một di sản vô cùng quý báu về tư tưởng và lý luận trên nhiều lĩnh vực. Người có tầm nhìn rộng, bao quát gần như toàn diện những hoạt động của cuộc sống, những suy nghĩ bằng tất cả khối óc sáng suốt của một nhà khoa học với tất cả tình cảm, phong thái của một vĩ nhân hiếm có trên đời.

Cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende từng chia sẻ “Đằng sau vẻ ngoài mềm mỏng của Ông là một tinh thần quật cường, dũng cảm và bất khuất...; bộ quàn áo đặc niệt của ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người thượng lưu hay giữ đám đông quần chúng, không bao giờ ông quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam”.

Trong cuốn "lịch sử những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của VIệt Nam từ 1946 đến 1952” Philippe Devillers đã viết "sự nhìn nhận sáng suốt, ý thức thực tế  và tình hình cấp bách của Việt Nam cùng với sự nhaỵ bén của tiến trình lịch sử, việc loại bỏ tư tưởng bè phái đã đưa Hồ Chí Minh trở thành một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạc nhất trong phong trào giải phóng dan tộc ở châu Á, Học vấn uyên thâm và kiến thức về thế giới đã giúp ông trở thành một con người đặc biệt. Mọi lời nói, hành động của ông đều mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong suốt cuộc đời mình ông đã đấu tranh, bị săn lùng, truy nã, thậm chí bị cầm tù song vẫn giữ được một tâm hồn thanh cao đến kỳ lạ”.

Trưởng đoàn Nghị sĩ Quốc hội Anh, Harold Davies, trong chuyến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1957 từng bày tỏ “Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người rất khiêm nhường, không hề kiêu ngạo. Tôi muốn nói rằng, Người là một trong những nhân vật lừng lẫy nhất của thời đại chúng ta. Chúng tôi luôn thấy ở ông một khát khao cháy bỏng, đó là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân và vì hòa bình”.  

Lady Borton, người phụ nữ Mỹ thân thiết với Viêt Nam từng chia sẻ “Tôi vô cùng khâm phục Hồ Chí Minh, đó là một lãnh tụ tài giỏi. Trên thế giới có nhiều người giỏi nhưng thường mỗi người chỉ giỏi một lĩnh vực, song Hồ Chí minh thì giỏi cả về thơ ca, ngoại giao, quân sự… Lãnh tụ giỏi thì có nhiều, nhưng Hồ Chí Minh khác người ở chỗ biết tập hợp những người giỏi quanh mình. Hơn thế nữa, ảnh hưởng của Hồ Chí Minh không chỉ ở Việt Nam, mà còn phải xét trên bình diện đóng góp với phong trào cách mạng tòa cầu”.

Giáo sư Singo Sibata (Nhật Bản) đã chứng minh Hồ Chí Minh là nhà lý luận tài giỏi trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng và cho rằng, những cống hiến của Người đã thực sự mở ra những kỷ luận về dân chủ và thuộc địa.

Josephine Stenne người đã dành nhiều thời gian nhất trong cuộc dời nghiên cứu của mình để tìm hiểu cho được đích thực tính cách và lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh; Giáo sư ngưỡng mộ bằng đầu óc khoa học với trái tim nhân hậu của phụ nữ. Để khẳng định rằng người ta đã hiểu sai về Người khi cho rằng, Bác làm đủ mọi nghề để kiếm sống; bà cho biết, Bác chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến được nhiều quốc gia trên thế giới; Bác chọn việc làm ở khách sạn, bởi đây là nơi có điều kiện để tiếp xúc được với nhiều chính khách. Người ta đồn rằng, Bác biết đến 28 thứ tiếng, nhưng theo kết quả nghiên cứu của bà, bác biết sành sỏi đến 12 ngôn ngữ. Khác với nhiều người, khi đến tham quan chiêm ngưỡng tượng Thần Tự do nước Mỹ thường ngợi ca ngôi sao tỏa sáng và ánh sáng Tự do trên đầu; còn Người lại nhìn từ dưới chân lên và ghi lại “Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen đang bị đày đọa; số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được nình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? và bao giờ phụ nữ được bình đẳng với nam giới? Đây chính là lý do khiến Josephine Stenson tìm đến tận nơi để xem lời nói và việc làm của Người có tương phản hay không? Bà cho biết thật rất lạ và rất hiếm, Hồ Chí Minh quả thật là con người đã nói và làm đi đôi.

Dưới tựa đề "Nhà lãnh đạo huyền thoại,nhà cách mạng phi  thường” Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Ấn Độ SS Kitchlew đã viết“Khó có thể tin rằng đằng sau vẻ ngoài khiêm tốn, giản dị và cần mẫn ấy lại ẩn giấu một sự nghiệp đầy sóng gió không ai sánh bằng; ngay cả những những nhà cách mạng có tên tuổi ở châu Á. Hồ Chí Minh, nhân vật huyền thoại tượng trưng cho cuộc đấu tranh cao cả vì nền tự do của dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp.là nột trong những biểu tượng sống vĩ đại nhất cho sự phục sinh của người Á-Phi”.

Nhìn nhận về chủ tịch Hồ Chí Minh, trưởng đoan Phật giáo Nepal Venerble Amritanan từng ghi nhận “Chúng tôi hạnh phúc vô cùng khi được gặp Người, một con người rất giản dị nhưng lại có tâm hồn hồn cao quý và một trí tuệ uyên thâm. Ông dành trọn tình thương cho tất cả mọi người”

 Những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc; tư tưởng của Người là hiện thân của những khát khao cháy bỏng muốn được khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc và mong muốn được tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tộc người. Có thể thấy, trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước với ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, Người đã tham gia hoạt động đấu tranh không mỏi mệt trong phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức và phong trào của giai cấp công nhân ở nhiều nước. Bằng con đường lao động, Người làm đủ mọi nghề, đi qua nhiều vùng đất và thực hiện những hoạt động khác nhau của thợ thuyền, tiếp xúc với giới báo chí, lập hội, viết báo, viết sách phản ánh về nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa, tố cáo tội ác của bọn thực dân, đế quốc.

Trong báo cáo ghi ngày 4 tháng 01 năm 2020 mật thám Pháp đã viết “Ông Quốc đã ở bên Hoa Kỳ 6 năm, bên Anh 4 năm và làm bất cứ nghề gì để sống và học hỏi. Ông đặc biệt chú ý vấn đề chính trị thuộc địa của người Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Ý. Ông nói, viết tiếng Anh hoàn hảo, đọc được tiếng Ý và một ít tiếng Tây Ban Nha”. Nửa tháng sau đó, báo cáo của mật thám ngày 20 tháng 1 còn ghi lời Nguyễn Ái Quốc Tôi không muốn tự viết lấy vì như thế sẽ không có giá trị thật sự. Tôi sẽ dùng những đoạn trong sách của họ viết về thực dân Pháp và làm cho đậm nét;và điều tôi làm giản dị thôi sau khi biết giá tiền in,tôi sẽ bán thân tôi như một tên đầy tớ. Chả lẽ tôi không biết đánh giày hay dọn bàn ăn?”. Theo ý mật thám Pháp, ông không có hội kín nào cung cấp tiền bạc; vì là người rất tự trọng, ông ấy muốn quyển sách được xuất bản do chính tiền dành dụm của mình”.

Bước ngoặt lớn trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước là khi Người đọc được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người đã thốt lên “đây là cái cần thiết,là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân chính, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tạo bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng mở ra con đường giải phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Không chỉ kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn góp phần phát triển học thuyết về cách mạng thuộc địa, làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; đưa ra luận điểm về tính chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và khẳng định sự nghiệp đấu tranh giải phóng của nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân các nước thuộc địa.

Tháng 11 năm 2013, Tổng thống Liên Bang Nga, Vladimir Putin đã đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam. Ông đã đến nơi ở của Hồ Chủ tịch và viết trong sổ lưu niệm“Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ hòa bình, tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền Văn hóa tương lai và vì thế Lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc Thánh nhân”.

Nhà báo Mỹ Harrison S. Salisbury sau khi được gặp Bác, đã viết: "Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách,tặng một bông hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam, tất cả đều như nhân tố của thần thoại và truyền thuyết…"

Trong một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, nữ nhà văn Bulgaria, Blaga Đimitrova đã viết: "Niềm hy vọng cũng có nhiều tên gọi khác nhau, song ở Việt Nam niềm hy vọng được tượng trưng là Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Những ai đã được một lần tiếp xúc với Người đều không thể quên được hình ảnh gần gũi, giản dị, cách ứng xử chân thành đã xóa đi mọi rào cản và không còn khoảng cách. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như đã thân thuộc từ lâu". 

Trên trang bìa của Tạp chí danh tiếng của Mỹ và Thế giới The Time, từ năm 1954 đến 1975 hình ảnh Hồ Chí Minh đã 5 lần xuất hiện với những bài viết ngợi ca xuyên suốt một nhận định đó là một con người khiêm nhường, một nhà yêu nước, am hiểu lý luận và thực tiễn.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt trên Tạp chí Time (ngày 22/11/1954) với chủ đề “Hồ Chí Minh của Đông Dương”. Tác giả bài viết khẳng định “Bằng một cuộc đời riêng không thể chê trách, ăn mặc giản dị; nói thông thạo tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt.; rất khéo léo: khi nói chuyện với mọi người, nói thẳng thắn để đứa bé lên tám cũng hiểu".  Trích lời Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru nói về Người, bài báo ghi lại "Đó là người đáng yêu và thân thiện vô cùng, một con người hết sức mong muốn hòa bình". Và làm rõ thêm: “Hồ Chí Minh mảnh khảnh, ôn hòa, nói năng chậm rãi, cương quyết nhưng không làm ai giận. Với chiếc ba lô trên vai, ông làm việc 16 đến 18 tiếng một ngày…”

 Một năm sau khi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, ngày 16 tháng 7 năm 1956, chân dung Hồ Chí Minh lại xuất hiện trên trang bìa tạp chí với chủ đề Việt Nam-miền Bắc không khoan nhượng. Bài báo đã giải thích sức mạnh Việt Nam có từ đức tin Hồ Chí Minh.

Tháng 1 năm 1966 chân dung của Người xuất hiện lần nữa trên tạp chí với chủ đề Cuộc tấn công của người Mỹ và sự đáp trả của Cộng sản. Nội dung bài viết cho thấy, nhờ luận điểm độc lập và đồng minh, Hồ Chí Minh đã biến cuộc chiến Việt Nam thành cuộc chiến quốc tế và buộc Tổng thống Mỹ phải quyết nước Mỹ sẽ đi về đâu?

Sau khi mất, ngày 12 tháng 9 năm 1969, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time với chủ đề Kỷ nguyên mới ở Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh, tuy đã mất song nhờ kiến tạo truyền bá và thực hành niềm tin mới, bằng chính thể và văn hóa mới. Người đã đưa đất nước đến kỷ nguyên mới. Sau ngày thống nhất đất nước, mặc dù đã 6 năm đi về cõi vĩnh hằng, song chân dung cùng dòng chữ lớn Người chiến thắng lại đã xuất hiện vào ngày 12 tháng 5 năm 1975 cùng với bài viết cái gì tiếp theo ở châu Á? đã nêu bật sức mạnh của chủ thuyết văn hóa, đức tin Hồ Chí Minh và khẳng định niềm tin Việt Nam nhất định phát triển.

Trong cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến”, xuất bản lần đầu vào năm 2003, Tiến sĩ Mỹ Sophie Quinn-Judge nhận định, ông Hồ là “Nhà yêu nước chân thành”, “Nhà vận động khôn khéo cho Độc lập” và “không thích giáo điều lý luận Cộng sản”.

Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất, nguồn cổ vũ cho một thế giới hòa bình

Hồ Chí Minh không chỉ chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm và giặc đói, Người còn thầm lặng chiến đấu và chiến thắng cuộc xâm lấn văn hóa của các tư tưởng, học thuyết khác nhau để hướng về Độc lập cho đất nước và vì Hạnh phúc của Nhân dân. Cuộc chiến văn hóa của người có ý nghĩa thức tỉnh các chiến sĩ vốn là nông dân trong một nền kinh tế tiểu nông. nghèo đói, ít học. Trong cuộc chiến khó khăn này, vũ khí bách thắng của Người chính là văn hóa độc lập, hội nhập và kết nối. Đây có lẽ là một đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa và lý luận của nhân loại

Văn hóa độc lập, hội nhập và kết nối dường như có sẵn trong tâm hồn đã được Hồ Chủ tịch thể hiện rõ ở Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo khi phe đồng minh, trong đó có Liên Xô vừa chiến thắng phát xít Đức. Người được đánh giá cao bởi đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình và những người chịu áp bức bất công trên toàn thế giới. Tâm nguyện của Người đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập người đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền & Dân quyền Pháp năm 1789 với các tư tưởng tiến bộ về văn hóa của độc lập, tự do. Ngay trong những dòng đầu tiên của bản tuyên ngôn bất hủ này Người đã chỉ ra “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm;trong những quyền ấy có quyền được sống,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Chân lý đối với người không phức tạp mà rất đời thường. Khi nói về Chiến lược Biển đối với vận mệnh quốc gia, đất nước và để căn dặn thế hệ đời sau có nhận thức hành xử đúng đắn trong bối cảnh xung đột, bằng một triết lý rất dung dị Người nói đồng bằng là nhà, còn biển là cửa liệu giữ nhà mà không giữ cửa thì có được không? Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, để kêu gọi đồng bào cả nước Người nhấn mạnh Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Thấm nhuần tư tưởng nhân văn của Người; toàn dân Việt Nam đã vùng lên; thà hy sinh tất cả, quyết hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đát nước để tạo nên những kỳ tích, được nhân loại rất ngưỡng mộ.Ít có dân tộc và cá nhân nào lại  được truyền thông và nhân loại đánh giá cao như Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Để chuẩn bị Kỷ niêm ngày sinh của Hồ Chủ tịch vào năm 1990, từ năm 1987, Đại hội đồng Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã có Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Người trên toàn thế giới. Với Nghi quyết đưa ra, UNESCO đã khẳng định “Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.” và cho rằng “những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam; những tư tưởng của Người là hiện thân của khát vọng dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

Katherine Muller-Martine, Trưởng đại diện UBESCO tại việt Nam, nhận xét “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng nổi bật về tinh thần quả cảm của dân tộc, bởi Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước và dân tộc, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa binh, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Từ thủa ban đầu, Người đã nhận ra bản chất hỗn hợp của nền văn hóa Việt Nam, đó là kết quả của sự tác động qua lại giữa Đông và Tây.Trong khẳng định các quyền kinh tế chính trị; Người đặc biệt quan tâm đến ,mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị và tin rằng, văn hóa sẽ thẩm thấu vào toàn xã hội, đến từng thành viên để phát huy tiềm năng sáng tạo của họ  Có được một vị Chủ tịch như Hồ Chí Minh, giống như có được một biểu tượng giúp chúng ta có một tầm nhìn, chỉ cho đất nước một bến đỗ an toàn; Katherrine M.M nhấn mạnh và cho rằng Người đã để lại một dấu ấn rất đáng trân trọng trong quá trình phát triển của văn hóa nhân loại.

Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp, trong sáng về quan niệm nhân sinh và thế giới, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn mới, kết tinh những tư tưởng tình cảm và ước mơ của nhân loại. Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đến với các dân tộc như một lẽ tự nhiên, lắng đọng trong tâm hồn với sức cổ vũ sâu sắc trong mỗi con người, mỗi dân tộc. Người là hiện thân cho những phẩm chất tốt đẹp của con người sống mãi trong trái tim nhân loại

Quốc gia cũng như con người, sẽ không có bạn vĩnh viễn hay thù vĩnh viễn. Lãnh tụ Hồ Chí Minh không ảo tưởng về điều này. Vì thế, Người thúc đẩy tiến trình Hội nhập và xây dựng khối đồng minh không vì mục đích nào khác mà tất cả là để Nước được Độc lập, Dân được Hạnh phúc, trên cơ sở các điều kiện cụ thể ấy, Người cho rằng, Đây là một trong các chìa khóa để mở kho tàng văn hóa và tư tưởng trong thời đại chúng ta

Nói về thứ tự nguyên nhân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm1945 người nói: “Chúng ta phải nhớ rằng, được như thế là nhờ thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Nhật, nhờ sự thân ái nâng đỡ của tinh thần quốc tế, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ của toàn dân, nhờ sự dũng cảm hy sinh của các tiên liệt cách mạng”.

Thời kỳ bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở Mỹ 6 năm, ở Anh 4 năm, rồi về Pháp. Năm 1923 Người sang Nga, năm 1924 về Quảng Châu lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên. Vấn đề là Người học gì và học để làm gì trong hơn 10 năm ở Mỹ, Anh và những năm ở Pháp? Các nhà nghiên cứu cho rằng, Người đã học cái cội nguồn và động lực phát triển của các nước này là văn hóa độc lập và hội nhập,sau đó kết hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam để xây dựng nền văn hóa độc lập và hội nhập để tạo thành công của chính thể mới

Bằng một khẳng định rõ ràng, “Tôi đã nghiên cứu nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa. Mỗi học thuyết, chủ nghĩa đều có những ưu điểm riêng,”. Người cho biết “Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho con người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. và cho rằng Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng, họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”.

Suốt đời chiến đấu không ngơi nghỉ không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại cần lao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được bầu bạn khắp năm châu ngưỡng mộ và khâm phục. Trong lĩnh vực chính trị-xã hội, cuốn Từ điển Danh nhân văn hóa thế giới ghi rõ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt hàng triệu người Việt Nam cùng hàng tỷ người nô lệ của hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên cuộc đảo lộn thế giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người đã vẽ lại bản đồ thế giới và xứng đáng là Danh nhân văn hóa của thế kỷ thứ XX".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ đấu tranh cho tự do và tiến bộ của toàn thể loài người. Tên Người không chỉ được công nhân, nông dân, chiến sỹ Việt Nam nhắc đến với cả tấm lòng tôn kính và thương yêu sâu sắc, mà còn là niềm cổ vũ đối với nhân dân toàn thế giới. Lòng yêu nước, tính trung thực, lòng trung thành, cũng như ý chí kiên cường của Người đã làm cho cả quân thù cũng phải khâm phục. Cho đến phút cuối cùng, cả cuộc Người đã dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đấu tranh cho thắng lợi của những lý tưởng thiêng liêng chung của loài người là: Công lý xã hội và bình đẳng dân tộc. Chính vì vậy, tất cả những người trung thực đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân và chống chiến tranh, đều ghi sâu công ơn sâu sắc của Người trong tâm khảm.

Đối với nhân dân châu Phi, Hồ Chí Minh là hình ảnh được coi như "một lãnh tụ thần thoại", tượng trưng cho cuộc đấu tranh anh hùng và thắng lợi của dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Ở đất nước Chile - nơi cách xa Việt Nam hàng vạn dặm, người thanh niên tên Victore Hara đã đặt hình ảnh Hồ Chí Minh lên ngực mình và hát một bài hát về Bác. Victore Hara đã trút hơi thở cuối cùng dưới bàn tay tàn sát đẫm máu của chế độ độc tài Pinochet. Ông Houari Boumediene, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa nhân dân Algeria đã viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là người mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong thế giới thứ ba để tự giải phóng mình khỏi ách kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc". Tổng thống Sekou Toure của Guinea cũng viết "Xuất sắc và dũng cảm người anh Hồ Chí Minh là tấm gương tốt đẹp đối với các dân tộc Á-Phi trong cuộc đấu tranh cao cả chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới...

Đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng cộng sản Liên bang Nga D. T. Novikov đã viết: "Hồ Chí Minh còn ở lại mãi mãi trong lòng những chiến sĩ đấu tranh cho công lý, tự do và độc lập của dân tộc mình như là một trong những người kế tục vĩ đại và kiên cường nhất con đường của Mác và Lê-nin".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức và sáng tạo ra lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ XX. Tuy Người đã đi xa song Người để lại cho dân tộc Việt Nam những thành quả là tư tưởng, lòng yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo cao cả, Người còn để lại di sản cao đẹp về một tấm gương của lòng trung thành phục vụ nhân dân, về ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất chống bạo lực của đế quốc, ý chí đó đã biến thành sức mạnh và là nguồn cảm hứng bất diệt cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, đã bước sang một vận hội mới phù hợp với xu thế tiến lên của thời đại, nhưng những ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong mỗi người dân Việt Nam và với bạn bè quốc tế.

Thay cho lời kết

Thomas Jefferson (1743 - 1826), Tổng thống thứ ba Hoa Kỳ với Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng không chỉ là hòn đá tảng của nền Dân chủ Mỹ mà còn là ngọn đèn Tự do soi sáng thế giới. Hầu Tước De Lafayette, thường xin các lời khuyên của Jefferson khi soạn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền Pháp năm 1789 đều là những nhà văn hóa lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Thomas Jefferson đều kiến tạo nguồn sức mạnh từ nền văn hóa độc lập và hội nhập. Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đúng ngày Quốc khánh của Việt Nam, còn Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson thì mất vào ngày Độc lập của Hoa Kỳ. Văn hóa độc lập và hội nhập của Việt Nam cùng với tinh hoa văn hóa thế giới đã tạo nên con người và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Văn hóa và tầm nhìn Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét khi hai tháng sau ngày Độc lập, ngày 1 tháng 11 năm1945, Người đã gửi bức thư đầu tiên ra Thế giới với lời đề nghị Hoa Kỳ tiếp nhận 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ “Xúc tiến việc nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”; đến đầu năm 2019, số sinh viên Việt Nam trên đất Mỹ đã lên tới trên 30.960 ngưới và con số này đang ngày một gia tăng.

Hy vọng trên nền tảng văn hóa độc lập và hội nhập, đất nước ta sẽ có những bước phát triển vượt bực trong kỷ nguyên này./.