Luật Giáo dục 2019 sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 7/2020.
Điều 6 Luật Giáo dục quy định hệ thống giáo dục Việt Nam được chia thành 04 cấp học: Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học.
Giáo dục mầm non được chia thành hai bậc là Mẫu giáo và nhà trẻ; Giáo dục phổ thông được chia thành 3 bậc học là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trong khi bậc tiểu học được quy định là bắt buộc, thì cấp học mầm non và bậc trung học cơ sở được chỉ được quy định là phổ cập (Điều 14).
Bậc trung học phổ thông cùng với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học không được xếp vào diện phổ cập.
Quy định này dẫn đến nhiều vấn đề nan giải mà ngành Giáo dục hoặc chính quyền địa phương không thể giải quyết. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin đề cập đến chuyện công bằng ở tầm quốc gia trong cuộc thi vào lớp 10 sau khi học xong bậc trung học cơ sở.
Hiểu một cách đơn giản, bậc tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh biết đọc, biết viết tương đối thành thạo tiếng Việt, làm được một số phép tính thông thường và trang bị một ít kiến thức về xã hội, ngoại ngữ,… Bậc học này chủ yếu mới chỉ là xóa mù chữ.
![]() |
Học sinh dự thi vào lớp 10. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Khoản 2 điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định:
“Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục”.
Xem thêm bài viết Tại đây