Khánh thành năm 1864, Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) là bệnh viện lâu đời nhất Sài Gòn. Thời kỳ đầu, bệnh viện chuyên điều trị các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Do nhu cầu điều trị, bệnh viện có khu nhà dành riêng cho các bệnh nhân tâm thần.Cùng với quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, từ một công trình mang tính chất y tế thuần túy, khu bệnh nhân tâm thần ở Bệnh viện Chợ Quán đã dần trở thành một trại giam giữa lòng Sài Gòn.Thời điểm đó, phong trào yêu nước dâng cao ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã bắt bớ, tra tấn dã man đến lâm bệnh nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Vì cần khai thác tin tức, nên chúng đưa tù nhân vào khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần của bệnh viện Chợ Quán.Tại đây, nhà cầm quyền thực dân để các bác sĩ điều trị cho tù nhân nhằm duy trì sức khỏe để mật thám có thể tra khảo họ. Từ đó, khu nhà bệnh nhân tâm thần trở thành cơ sở giam giữ những người tù bị bệnh.Để phục vụ mục đích mới, công trình này cũng được cải tạo lại để biến thành một trại giam đúng nghĩa. Về tổng quan, trại có hình chữ U, dãy ngang có chiều dài 32 mét, rộng 12 mét, hai dãy dọc bằng mỗi dãy dài 14 mét, rộng 7,5 mét. Bên ngoài phía trước cửa trại giam có phòng gác nhỏ.Xung quanh trại giam có tường gạch cao 2,5 mét. Góc khu trại giam có một tháp canh cao 3,5 mét. Mái của toàn bộ khu trại giam được lợp ngói, dưới lớp ngói có một hệ thống lưới sắt. Riêng dãy khu biệt giam có trần bê-tông.Trại có các cỡ phòng giam khác nhau, từ phòng lớn có thể giam khoảng 20 người cho đến phòng cá nhân. Tường các phòng giam cao 4 mét, dày 0,4 mét. Trong mỗi phòng có bục để nằm.Thời Pháp các bục được làm bằng gỗ, sau 1954 được làm bằng xi-măng, lát gạch hoa. Trên một số bục có gắn cùm chân để hạn chế sự di chuyển của tù nhân.Cửa ra vào các phòng đều hẹp từ 1 – 1,2 m, cánh cửa bằng gỗ có lỗ để lính canh có thể theo dõi hoạt động bên trong của tù nhân.Cuối dãy nhà đầu tiên, quẹo tay phải là khu cách ly, dành cho những tù nhân bị bệnh có thể lây nhiễm. Toàn khu này có 6 phòng: 4 phòng cá nhân và 2 phòng tập thể, lối vào có cửa sắt.Do điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng tồi tệ cùng với những bệnh tật sẵn có trong người, nhiều tù nhân đã không thể qua khỏi khi bị giam giữ tại trại giam của Bệnh viện Chợ Quán.Một trong những tù nhân từng bị giam giữ tại nơi đây là đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bị đưa vào trại từ ngày 26/8/1931, đồng chí từ trần ngày 6/9/1931, sau 10 ngày chống chọi với tình trạng sức khỏe suy kiệt cùng căn bệnh lao ác tính.Ngày nay, khu trại giam của Bệnh viện Chợ Quán đã trở thành một di tích quan trọng gắn với lịch sử ngành y tế Việt Nam cũng như lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng bi tráng đầu thế kỷ 20.
Di tích lịch sử đặc biệt giữa Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM
ThS. Vương Xuân Nguyên
05/05/2020
(Kiến Thức) - Khu trại giam của Bệnh viện Chợ Quán - Bệnh Nhiệt Đới TP HCM - đã trở thành một di tích quan trọng gắn với lịch sử ngành y tế Việt Nam cũng như lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng đầu thế kỷ 20.
Khánh thành năm 1864, Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) là bệnh viện lâu đời nhất Sài Gòn. Thời kỳ đầu, bệnh viện chuyên điều trị các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Do nhu cầu điều trị, bệnh viện có khu nhà dành riêng cho các bệnh nhân tâm thần.
Cùng với quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, từ một công trình mang tính chất y tế thuần túy, khu bệnh nhân tâm thần ở Bệnh viện Chợ Quán đã dần trở thành một trại giam giữa lòng Sài Gòn.
Thời điểm đó, phong trào yêu nước dâng cao ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã bắt bớ, tra tấn dã man đến lâm bệnh nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Vì cần khai thác tin tức, nên chúng đưa tù nhân vào khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần của bệnh viện Chợ Quán.
Tại đây, nhà cầm quyền thực dân để các bác sĩ điều trị cho tù nhân nhằm duy trì sức khỏe để mật thám có thể tra khảo họ. Từ đó, khu nhà bệnh nhân tâm thần trở thành cơ sở giam giữ những người tù bị bệnh.
Để phục vụ mục đích mới, công trình này cũng được cải tạo lại để biến thành một trại giam đúng nghĩa. Về tổng quan, trại có hình chữ U, dãy ngang có chiều dài 32 mét, rộng 12 mét, hai dãy dọc bằng mỗi dãy dài 14 mét, rộng 7,5 mét. Bên ngoài phía trước cửa trại giam có phòng gác nhỏ.
Xung quanh trại giam có tường gạch cao 2,5 mét. Góc khu trại giam có một tháp canh cao 3,5 mét. Mái của toàn bộ khu trại giam được lợp ngói, dưới lớp ngói có một hệ thống lưới sắt. Riêng dãy khu biệt giam có trần bê-tông.
Trại có các cỡ phòng giam khác nhau, từ phòng lớn có thể giam khoảng 20 người cho đến phòng cá nhân. Tường các phòng giam cao 4 mét, dày 0,4 mét. Trong mỗi phòng có bục để nằm.
Thời Pháp các bục được làm bằng gỗ, sau 1954 được làm bằng xi-măng, lát gạch hoa. Trên một số bục có gắn cùm chân để hạn chế sự di chuyển của tù nhân.
Cửa ra vào các phòng đều hẹp từ 1 – 1,2 m, cánh cửa bằng gỗ có lỗ để lính canh có thể theo dõi hoạt động bên trong của tù nhân.
Cuối dãy nhà đầu tiên, quẹo tay phải là khu cách ly, dành cho những tù nhân bị bệnh có thể lây nhiễm. Toàn khu này có 6 phòng: 4 phòng cá nhân và 2 phòng tập thể, lối vào có cửa sắt.
Do điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng tồi tệ cùng với những bệnh tật sẵn có trong người, nhiều tù nhân đã không thể qua khỏi khi bị giam giữ tại trại giam của Bệnh viện Chợ Quán.
Một trong những tù nhân từng bị giam giữ tại nơi đây là đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bị đưa vào trại từ ngày 26/8/1931, đồng chí từ trần ngày 6/9/1931, sau 10 ngày chống chọi với tình trạng sức khỏe suy kiệt cùng căn bệnh lao ác tính.
Ngày nay, khu trại giam của Bệnh viện Chợ Quán đã trở thành một di tích quan trọng gắn với lịch sử ngành y tế Việt Nam cũng như lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng bi tráng đầu thế kỷ 20.