Đồng hành - Âm nhạc cùng dân tộc

​Dịch Covid-19 này, đúng vào mùa Kỷ niệm “Ngày âm nhạc Việt Nam”, âm nhạc vẫn tiếp tục cùng dân tộcbằng “Tiếng hát át Covid”. Sau bao nhiêu giai điệu mang hơi thở thời đại là những chương trình ca nhạc tôn vinh sự trường tồn của dân tộc cùng âm nhạc. “Âm nhạc còn, Việt Nam còn”. Thế chiến ba, thế chiến của kẻ thù vô hình Virus Covid-19 sẽ phải cúi đầu trước nhân loại, cúi đầu trước Việt Nam

9-ca-khuc-1623906374.jpg 

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử âm nhạc cùng dân tộc, xa xưa, chiến binh Việt ra trận cùng tiếng trống. Cũng xa xưa, âm nhạc mừng chiến thắng của chiến binh oai hùng. Chiến binh thời Đinh - Lý, chiến binh thời Trần - Lê, đến thời Tây Sơn, đồng hành với chiến binh là trống trận Tây Sơn, thời Nguyễn vẫn là trống trận đồng hành. Đồng hành trong những cuộc khởi nghĩa. Đến thời cách mạng Tháng Tám, đồng hành với dân tộc, với chính quyền là tiếng hát nhịp hành khúc của “Tiến quân ca”, “Du kích ca”, “Diệt phát xít”, “Lên đàng”, “Chiến sĩ Việt Nam”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Phất cờ Nam tiến” và“19.8”. Tám quả bom âm nhạc đập vỡ ách nô lệ.

​Đến ngày cả dân tộc đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp quay lại hòng cướp nước ta một lần nữa, âm nhạc lại tiếp tục đồng hành “Tiếng hát tát thực dân”. Đấy là những tiếng trái phá “Người Hà Nội”, “Trường Chinh ca”, “Sông Lô”, “Lô Giang”, “Chiến sĩ sông Lô”, “Bên bờ sông Lô”, “Du kích sông Thao”, “Ba Đình nắng”. Ai là người Việt Nam cũng bất khuất đứng lên cùng âm nhạc.

​Trong mười năm hòa bình, miền Bắc lại thăng hoavới những năng lượng hòa bình của “Ta đi tới”, “Ca ngợitổ quốc”, “Tiếng hát biên thùy”, “Hồi tưởng”, “Miền Nam anh dũng và bất khuất”. Cả miền Bắc đã có “Ngày Âmnhạc Việt Nam” - ngày 3/9/1960, ngày Bác Hồ cầm đũachỉ huy  Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng hát “Kếtđoàn”.

​Bom Mỹ dội xuống miền Bắc hòng đưa dân tộc về thời đồ đá, thì dân tộc lại bừng lên “Tiếng hát át tiếng bom”. Không tiếng bom nào có thể át nổi giao hưởng“Thành đồng tổ quốc”, “Tuyến đầu”, nhạc kịch “Cô Sao”, “Bên bờ Kroong Pa”, “Người tạc tượng”. Chiến thắng Mỹ không phải là chiến thắng của chiến tranh đè bẹp chiến tranh, mà là chiến thắng của âm nhạc_chiến thắng của hòa bình. Chiến thắng ấy chỉ kết thúc tiếng đạn bom ngày 30/4/1975 mà thực sự kết thúc bằng việc khi Dàn nhạc giao hưởng_hợp xướng_nhạc vũ kịch vào buổi biểu diễn tại Nhà hát Lớn Sài Gòn bằng bản “Giao hưởng số5” của L.V.Beethoven.

​Dịch Covid-19 này, đúng vào mùa Kỷ niệm “Ngày âm nhạc Việt Nam”, âm nhạc vẫn tiếp tục cùng dân tộc bằng “Tiếng hát át Covid”. Sau bao nhiêu giai điệu mang hơi thở thời đại là những chương trình ca nhạc tôn vinh sự trường tồn của dân tộc cùng âm nhạc. “Âm nhạc còn, Việt Nam còn”. Thế chiến ba, thế chiến của kẻ thù vô hình Virus Covid-19 sẽ phải cúi đầu trước nhân loại, cúi đầu trước Việt Nam.

“Âm nhạc còn, thế giới còn”. Olympic Tokyo đã khẳng định điều ấy bằng khát vọng của loài người qua bản “Giao hưởng số 9”, bản giao hưởng “Đi tới niềm tin” mà Friedrich Schiller và L.V.Beethoven đã gửi thông điệp ấy từ lâu.