Động vật cũng có thể bị nhiễm COVID19...?

VTV vừa đưa tin ĐAN MẠCH bắt đầu tiêu hủy 17 triệu con chồn được cho là nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 từ con người. Cũng phát hiện một số động vật, cả Chó, Mèo đã bị nhiễm. Xin chia sẻ một vài thông tin có liên quan để mọi người cùng tham khảo tránh hoang mang dao động trong phòng chống dịch, những cũng không chủ quan.

Quyết định tiêu hủy đàn chồn được Chính phủ Đan Mạch đưa ra sau khi xảy ra bùng phát dịch COVID-19 ở hàng trăm trang trại nuôi chồn.

Nguyên nhân được cho là chồn đã lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ con người. Đã có một số loài động vật khác nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có hổ, sư tử, chó và mèo.

Mới đây trên Báo Sức khỏe và Đời sống cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế đã chính thức đăng bài "Cảnh báo nguy cơ truyền COVID-19 giữa người và động vật". Trong bài viết trên, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng về sự lây nhiễm Virus SARS-CoV-2 giữa con người và động vật. Cụ thể, tại Ấn Độ, không chỉ có con người nhiễm COVID-19 mà tám con sư tử ở Công viên thú Nehru (NZP) cũng dính COVID-19. Tương tự tám con sư tử châu Á tại NZP ở Hyderabad, bang Telangana dương tính với COVID-19. Trước đó là tám con hổ và sư tử ở vườn thú Bronx, New York, Mỹ được phát hiện dương tinh vào hồi tháng 4/2020.

Bảng xếp hạng khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 của các loài động vật có xương sống. Ảnh: Matthew Verdolivo, UC Davis.

Bài báo cũng khẳng định, nhiều nghiên cứu phát hiện thấy sự lây truyền qua đường không khí và tiếp xúc từ động vật sang động vật, từ người sang động vật và ngược lại. Mèo và chồn là hai con vật nhạy cảm với SARS-CoV-2 cao nhất, còn chó thấp hơn; gà, lợn, vịt không bị nhiễm bệnh. Sự lây truyền ngược SARS-CoV-2 từ động vật sang người ở chó và mèo đã được xác nhận qua phân tích gen của các chủng virus được phân lập từ vật nuôi và chủ vật nuôi. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy không có triệu chứng lâm sàng ở chó và mèo bị nhiễm bệnh. Không có bằng chứng về sự lây truyền SARS-CoV-2 từ vật nuôi sang động vật, mặc dù không loại trừ khả năng này. COVID-19 trong các trang trại nuôi chồn cho thấy sự lây truyền cả từ người sang chồn và ngược lại. Điều này dấy lên lo ngại về việc chồn có thể trở thành vật chủ trung gian bất ngờ của SARS-CoV-2.

Cần cách ly mèo để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.

Cuối bài báo đã đưa ra cảnh báo, để giảm thiểu nguy cơ lan truyền virus giữa người với động vật và ngược lại, các nhà khoa học cho rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thú y và người dân là điều cần thiết để xác định sớm và kiểm soát các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. 

Ngoài ra, để tránh lây truyền virus từ hộ gia đình bị nhiễm bệnh và vật nuôi sang vật nuôi, vật nuôi phải được cách ly tương tự như áp dụng ở người. Để thú cưng đi lang thang trong cộng đồng sẽ làm tăng khả năng lây lan virus. Nguồn gốc ban đầu của virus vẫn chưa được xác định, do đó, vật nuôi cần được quản lý chặt chẽ, áp dụng mọi biện pháp theo các cơ quan thú y quy định, đặc biệt là thú nuôi tại những vùng đã diễn ra dịch và đã dập dịch.

Trước đó, vào ngày 5/4/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ người sang một số loại vật nuôi và động vật hoang dã như chó, mèo, chồn, chó gấu trúc, sư tử và hổ, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của virus đối với các loài động vật khác.