1. Nguyên nhân và giá trị lịch sử của nhà văn hóa Xuân Trình
Nhà văn, nhà văn hóa, nhà nghệ sĩ Xuân Trình, là một ngôi sao sáng trên bầu trời sao của nền sân khấu Kịch hiện đại Việt Nam, nếu các nhà nghiên cứu trong cuộc Hội thảo này xếp ông vào nhà viết Kịch đương đại sẽ là một sai lẩm lịch sử. Bởi sân khấu đương đại-tức là nền sân khấu hiện nay đang bị đánh mất khán giả- bế tắc và đổ vỡ từng mảng nghệ thuật xã hội hóa-tức là sân khấu tư nhân, chưa có lối thoát để phát triển bền vững.
Tại sao phải xác định thời gian lịch sử ? Vì không ít nhà nghiên cứu nghệ thuật và sân khấu còn chưa phân biệt rõ các khái niệm: Nghệ thuật hiện đại [ modern art], Nghệ thuật đương đại [ contemporary art], và Nghệ thuật hậu hiện đại [postmodern art]. Đây là ba khái niệm nghệ thuật ra đời ở những thời kỳ lịch sử xa nhau, mang nội dung, giá trị mỹ học văn hóa, và phương pháp nghệ thuật hoàn toàn khác biệt nhau. Theo thuật ngữ tiếng anh: Kịch hiện đại ( Modern theater), Kịch đương đại ( Con tem porary theater), Kịch hậu hiện đại ( Postmoder drama), đây là những khái niệm thuật ngữ khác biệt nhau, còn dưới góc nhìn thuật ngữ thời gian thì khái niệm: hiện đại -đương đại là từ đồng nghĩa: Hiện đại bằng đương đại-bằng hiện nay. Vì thế, không thể nhầm lẫn các khái niệm thời gian với khái niệm nghệ thuật của từng thời kỳ lịch sử văn hóa, và phương pháp nghệ thuật khác nhau.
Nghệ thuật kịch hiện đại ở châu Âu và Mỹ ra đời vào cuối thế kỷ XIX, khi kết thúc kịch cổ điển và kịch lãng mạn, sau đại chiến thế giới II nước Mỹ nổi lên là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật của thế giới. Kịch hiện đại xuất hiện ở Mỹ và châu Âu kết thúc vào năm 1970, sau năm 1970 ra đời kịch đương đại và kịch hậu hiện đại [ theo 2]. Nền nghệ thuật kịch hiện đại từ Pháp “nhập khẩu” vào Việt Nam đã tạo ra nền sân khấu kịch hiện đại Việt Nam từ năm 1920, vở diễn đầu tiên tại nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 25-4-1920, vở “Bệnh tưởng” của Molie [theo 3]. Nền sân khấu kịch Việt Nam hiện đại ra đời, phát triển đến ngày nay, từ sau đổi mới năm 1986, Nhà nước mở cửa, hội nhập đa phương vào năm 1996 đã đưa văn hóa, nghệ thuật Việt Nam sang trang sử mới.
Vào năm 1987 [theo 1], xuất hiện truyện ngắn “Tướng về hiu” của nguyễn Huy Thiệp, tiếp đến Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh thái…sang đầu thế kỷ XXI đã xuất hiện hàng trăm và hàng trăm nhà văn, nhà thở với hàng trăm tác phẩm văn thơ đương đại, hậu hiện đại, trong đó có sân khấu kịch đương đại và kịch hậu hiện đại. Sân khấu kịch đương đại như văn học đương đại phảm ánh cảm xúc thân phận con người về sự đổ vỡ khủng hoảng niềm tin, sự cô đơn vô nghĩa của đời sống con người, sự khổ đau đánh mất bản ngã con người, sự tồn tại xã hội là những mảnh vỡ lộn xộn…Tổng quan tình hình kịch đương đại là những phương pháp nghệ thuật mới mà thời đại nhà văn hóa Xuân trình, Lưu Quang Vũ, Đào Hồng cẩm, Sĩ Hanh…chưa xuất hiện những sáng tạo tư duy lại tương lại của thế hệ tác giả văn học và kịch đương đại.
Vì thế, cần phải xác định đúng giá trị thời gian các khái niệm văn hóa, nghệ thuật để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, không được phép nhầm lẫn và sử dụng thuật ngữ học thuật tự do, tùy tiện để biểu hiện tư duy khoa học và thực tiễn nhận thức luận của nhà nghiên cứu. Nhà văn hóa, nhà nghệ sĩ Xuân Trình là người có công lớn cống hiến nhiều giá trị sáng tạo vào nền sân khấu Việt Nam hiện đại, ông cùng thế hệ các nhà viết kịch Việt Nam như Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ, Tào Mạt, Mịch Quang, Sĩ Hanh… cuối thế kỷ XX đã làm sống lại nền sân khấu kịch Việt Nam hiện đại được cống chúng hâm mộ. Khán giả đến với sân khấu bằng tình cảm tự nguyện, tin tưởng-sân khấu là nơi tâm sự của nhân dân-sân khấu là tiếng nói đồng tình của đại chúng về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, về tình yêu quê hương, xây dựng đất nước đổi mới để xã hội hóa nền kinh tế dân chủ của nhân dân.
Những sáng tạo cống hiến tiên phong của tác giả kịch bản sân khấu kịch hiện đại Xuân Trình không thể nói hết trong một bài chuyên đề nhỏ [small topicol], nên chỉ có thể kể ra mấy nét điển hình về công lao to lớn của ông như sau:
Thứ nhất, những tác phẩm kịch hiện đại của ông là nhà xã hội học hiện thực xã hội chủ nghĩa sống động chân thực. Thứ hai, ông là một trong những nhà biên kịch tiên phong vì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, đấu tranh vì công lý và sự công bằng xã hội, dân chủ, văn hóa, văn minh. Thứ ba, bản sắc nhân học nghệ thuật, tính dự báo trong tác phẩm kịch hiện đại cùng những cống hiến to lớn của nhà văn hóa Xuân Trình trong công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật nói chung, về quản lý sân khấu nghệ thuật biểu diễn, sáng tác kịch hiện đại thành công. Những tác phẩm kịch hiện đại của ông đã phản ánh hiện thực sự nghiệp cách mạng, kháng chiến, chống chiến tranh bảo vệ tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội vì công cuộc đổi mới đất nước, vì lợi ích pháp quyền, vì nhân dân và giới văn nghệ sĩ, tự do tư duy sáng tạo nghệ thuật để đổi mới nhận thức dân trí và toàn xã hội. Những tác phẩm kịch của nhà văn hóa Xuân Trình là tâm huyết phản ánh hiện thực xã hội bằng phương pháp nghệ thuật ước lệ, mô phòng hiện thực chân thực của nền sân khấu hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Muốn khẳng định những giá trị cống hiến to lớn của nhà văn hóa, nhà nghệ thuật sân khấu kịch hiện đại Xuân Trình, thì phải đánh giá đúng vai trò lịch sử thời đại của ông đang sống với những sáng tạo ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật của một thời đại đã qua. Bởi nhà văn Xuân Trình là nhà viết kịch hiện đại, nhà sáng tạo sân khấu của nền nghệ thuật kịch Việt Nam hiện đại, còn kịch đương đại là của thế hệ sau ông. Dù rằng kịch hiện đại, và nghệ thuật hiện đại như văn học, âm nhạc, sân khấu, múa, điện ảnh, mỹ thuật… trên toàn cầu đã kết thúc vào sau năm 1970 [theo 6], nhưng với Việt Nam thì kịch hiện đại còn tiếp tục tồn tại và phát triển vào nhiều thập niên sau của những năm 20 20 thế kỷ XXI.
Nguyên nhân về sự keo dài này, vì lối sống trì trệ bảo thủ trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, và nghệ thuật từ những nhận thức chủ quan văn hóa nông nghiệp, thiếu tầm nhin chiến lược tư duy khoa học logichtich của thời đại công nghệ và dịch vụ tin học, kỹ thuật số hóa trong thời toàn cầu biểu hiện trên các mặt sau.
Nguyên nhân thứ nhất, vì đất nước thiếu chuẩn bị cho hội nhập, toàn cầu hóa, nên ít có, chưa có lớp nghệ sĩ sáng tác, biểu diễn sân khấu đương đại và nghệ thuật hậu hiện đại. Đó là lực lượng tác giả, diên viên, thiết kế kỹ thuật sân khấu đồ họa, âm thanh, ánh sáng, vedeo art… lao động sáng tạo nghệ thuật đương đại một cách bài bàn và chuyên nghiệp hóa. Nguyên nhân thứ hai, thiếu dân chủ thông tin mở, thiếu đào tạo đội ngũ quản lý nghệ thuật và công chúng văn hóa tri thức để xem nghệ thuật đương đại, nghệ thuật hậu hiện đại. Nguyên nhân thứ ba, quản lý văn hóa, nghệ thuật yếu kém, thiếu nghiên cứu dự báo về văn hóa, nghệ thuật, với những biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội học và biên đổi công chúng trong nền kính tế, nghệ thuật thị trường, hướng đến nền kinh tế tri thức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhìn lại những hạn chế, thiếu sót hiện nay sang những năm đầu thế kỷ XXI, thì lớp nhà văn biên kịch cuối thế kỷ XX như Xuân Trình, Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ… đã có nhiều phát hiện giá trị về tính dự báo xã hội, dự báo dân chí, dự báo tương lai đời sống của con người và xã hội về văn hóa, nghệ thuật, xã hội hóa sân khấu…để chuẩn bị đổi mới, hòa nhập và hội nhập toàn cầu hóa. Nhưng nghệ sĩ đã gợi mở dự báo như trong các vở kịch của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ, Sĩ Hanh…, nhưng chẳng ai quan tâm, họ quản lý theo cách được đến đâu, làm đến đấy-ngày mai là chuyện của “tương lai…” Những việc làm của lối tư duy chủ quan, kinh nghiệm văn hóa nông nghiệp, không có tầm nhìn xa đã đẩy xã hội và văn hóa, nghệ thuật diễn biến khủng hoảng đổ vỡ gây tổn thương cho không ít văn nghệ sĩ và dư luận xã hội nhiều năm qua. Nói về những giá trị cống hiến to lớn của nhà văn hóa Xuân Trình còn nhiều mặt sâu sắc hơn, nhưng trong phạm vi một chuyên đề hẹp ( nerrow seminar), xin đề cập đến một điểm sáng mới mà ít người biết đến là bản sắc nghệ thuật nhân học trong kịch của nhà văn hóa kịch hiện đại Xuân trình.
2. Bản sắc và bản chất sân khấu nhân học trong kịch của Xuân Trình
Nghệ thuật nhân học( ) ra đời đầu thế kỷ XIX (vào năm 1860) [theo 5], nhưng phải sang đầu thế kỷ XXI mới lan rộng trên toàn cầu và phát triển ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XX khi Nhà nước đổi mới, mở cửa, hội nhập. Tư tưởng và bản sắc văn hóa, nghệ thuật nhân học đã nhanh chóng thấm nhuần thể hiện trong tác phẩm kịch Việt Nam của một số tác giả tiên tiến, họ có phông văn hóa, nghệ thuật dân tộc, nghệ thuật nhân học và quốc tế. Vì thế, nhiều tác phẩm kịch hiện đại của Xuân Trình đã tiếp cận tư duy sáng tạo của nhân dân cuối thế kỷ XX mang tính văn hóa của lớp người thời đại mới.
Nhiều vở kịch hiện đại của ông cuối thế kỷ XX đã để lại dấu ấn lịch sử như những vở: “ Đợi đến mùa xuân”, “Lập xuân”, “Bạch đàn liễu”, “Xóm vắng”, “Chuyện tình trong rừng cấm”, “Đợi đến mùa xuân”, “Ngôi nhà trong thành phố”, “Mùa hè ở biển” “Thời tiết ngày mai”…Mỗi vở diễn mang đến thế giới quan về con người thời đại, ông đặc biệt quan tâm đến thân phân con người, đó là các thành phần xã hội, người nông dân, cả quan chức thời bao cấp, họ là người phục vụ nhân dân, hay là “cha mẹ của dân”…Mỗi tác phẩm kịch của ông mang thông điệp nhân bản, nhân học như tiếng nói của nhân dân, như thời tiết ngày mai sẽ khác. Vở kịch “Mùa hè ở biển” là một trong hàng chục vở kịch hiện đại của Xuân Trình mang tính nhân học cao, bởi các tác phẩm sân khấu hiện đại của ông đã nói đến những câu chuyện về con người và đời sống xã hội của con người, mà nhân vật Đoàn Xoa là hiện thân của nội dung nhân học về con người trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Đoàn Xoa có một thân phận đặc biệt trong tác phẩm “Mùa hè ở biển”, đó là lớp người bảo thủ cố chấp, không đổi mới, một mẫu người đáng thương hại mà đến hôm nay sang đầu thế kỷ XXI chưa phải họ đã vĩnh biệt quá khứ. Đây chỉ là số ít nhưng số ít này lại là lực cản níu kéo sự phát triển xã hội Việt Nam hướng đến nền dân chủ toàn cầu hóa, với văn hóa, nghệ thuật nó là những định kiến phê phán theo chủ quan thiếu phương pháp luận nghệ thuật để khích lệ, hay phê phán một trào lưu nghệ thuật bằng tư duy khoa học logich biện chứng. Đoàn Xoa trong “Mùa hè ở biển” là một nhân vật mang tính điển hình khái quát về con người nhân học, nhân vật đã phản ánh hình tượng tâm lý biểu trưng thành công của tác giả. Đoàn Xoa bước ra sân khấu với chiếc mũ lá cố hữu đã làm khán giả cười, khi ông chưa có lời giao đãi thì họ lại cười…Điều ấy nói lên cái mạch ngầm nhân học nghệ thuật của tác giả đã đi vào nỗi lòng của người xem, nếu gọi là kịch đường phố thì đây như một tuyến đối đáp giữa người xem với nhân vật kịch đang đối thoại bằng tiếng cười đáng thương của khán giả.
Tính nhân học từ nhân vật kịch Đoàn Xoa bước ra đời thường, người ta bắt gặp nhiều mẫu người đội mũ là, nhiều mẫu người bảo thủ cố chấp, khó thay đổi, khi thế giới bên ngoài đã vươn tới các vì sao của sự sáng tạo văn hóa, nghệ thuật trong một thời đại chuyển động nhanh đầy biến đổi. Đoàn Xoa một mẫu người đáng thương hại, một cuộc đời thực, một con người thực trong kịch Xuân Trình, ông viết kịch như không phải hư cấu mà từ những trải nghiệm hiện thực, có thể vì thế mà kịch của ông, nhân vật kịch trong các vở diễn đã giàu tính nhân học văn hóa của con người mang ý thức thời đại.
Giá trị nhân học trong kịch của Xuân Trình còn nhiều điều phải luận bàn sâu sắc hơn, bởi nó được biểu hiện bằng trực quan hiện thực như tên các vở kịch, câu chuyện trong kịch, và các nhân vật kịch, hầu hết là những mẫu tình tiết hiện thực trong con người và đời sống xã hội. Những giá trị nhân học trong kịch của Xuân Trình đã mang đến một cái nhìn tổng quan kịch hiện đại Việt Nam là: tính chân thực phê phán và xây dựng con người xã hội mới, vì một nền sân khấu dân tộc và quốc tế. Sau đây là đối điều tạm kết về nhà văn hóa, nhà sân khấu nhân học, kịch hiện đại Xuân Trình.
3. Tạm kết.
Nghệ thuật nhân học trong kịch của nhà văn hóa Xuân Trình là những giá trị sáng tạo tác phẩm kịch, ông đã cống hiến vào nền sân khấu hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XX đặt nền móng vào sự phát triển nghệ thuật kịch nhân học. Ông cùng thế hệ tác giả, diễn viên sân khấu kịch hiện đại đã sáng tạo ra chuỗi gái trị văn hóa nhân học của một thời đại và để lại nhiều tác phẩm xây dựng thành công nền sân khấu kịch hiện đại, vĩ đại nhất trong lịch sử nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Đó là nền nghệ thuật sân khấu vì con người, nhiều tác phẩm nói về đời thực, người thực trong xã hội hiện đại, những tác phẩm kịch của ông đã làm sống lại nền sân khấu với công chúng để kết thúc thế kỷ XX rực rỡ nhất trong lịch sử kịch Việt Nam hiện đại.
Nghệ thuật nhân học, kịch nhân học chưa thịnh hành và phát triển trong nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn hiện nay, nhưng những phương pháp nghệ thuật sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, kịch đường phố đương đại tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, là một chứng minh cho sự ra đời nghệ thuật nhân học được công chúng đón nhận. Nghệ thuật nhân học tâm lý, nhân học biểu trưng, nhân học ấn tượng, trìu tượng, phi giả tưởng …đang từng bước làm thay đổi nhận thức thế giới sáng tạo của người sáng tác, biểu diễn, và đối tượng nghệ thuật là khán giả, họ hướng đến sự trìu tượng bay cao, bay xa, và hiện thực chân thực. Những gía trị trong sáng tạo kịch của nhà văn hóa Xuân Trình là xây dựng nhiều nhân vật hình tượng tâm lý biểu trưng, ấn tượng sống trong cảm xúc của khán giả. Nhiều nhân vật từ tác phẩm đi vào đời sồng của con người thực đến mức người diễn viên quên cả tên mình, mà đồng nghiệp và nhiều người xem đã thuộc tên nhân vật kịch hơn là tên diễn viện vẫn gọi hằng ngày…
Tính nhân học, hay bản sắc nhân học trong kịch của Xuân Trình đã mở đầu cho một nền nghệ thuật và sân khấu kịch đường phố ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, hướng đến các gía trị sáng tạo nghệ thuật đại chúng, nghệ thuật bình dân và nghệ thuật nhân học để giao lưu, hội nhập, toàn cầu hóa…Đây là một phần giá trị sáng tạo sân khấu kịch hiện đại của nhà văn Xuân Trình, cái ông để lại cho nền sân khấu kịch hiện đại Việt Nam không kết thúc ở thế kỷ XX mà nó đã nối dài sự sáng tạo trong cảm xúc nghệ thuật nhân học bằng trí tuệ của nhân dân, tiến bước cùng thời đại mới như một tượng đài văn hóa, nghệ thuật nhân học-tạc vào thế kỷ trong kịch hiện đại của Xuân Trình.
----------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam-Literature criticisn onlie-4-2012
2. Văn hóa nghệ An –tháng 8-2016
3.WikipeddiA -3-2016
4. Học ngành nhân học…Diễn đàn -17-1-2018
5. Nhân học là gì?-Tư Thị Loan dịc của Voroncova-Trường Đại học KHXH&NV HN
6. Các khái niệm văn học hậu hiện đại của Lê Văn cẩn
7. Xã hội đại chúng và sáng tạo hậu hiện đại ( anti interpretation) của Irving Hwo)NXB NewYork-Horizon-1970.
Hà Nội 28-10-2019