Giải mã Truyền thuyết Bọc trứng trăm quả của mẹ Âu Cơ

Không phải đến ngày nay mới có khoa Sinh học-Nhân chủng học nghiên cứu về nguồn gốc của con người mà, ý thức đó đã có từ xa xưa, khi con người bắt đầu xuất hiện trí khôn. Đỉnh cao về sáng tạo văn hóa tư tưởng là giai đoạn người khôn ngoan Homo sapiens: “Với dân tộc ta lại nặng về các vấn đề xã hội và nhân sinh mà nhẹ về các vấn đề tự nhiên” (1

giai-ma3-1623398410.jpg 

Thuở ấy, người ta đã tự hỏi: Tại sao có con người? Dân tộc mình ở đâu ra ? Cho nên mới có Truyền thuyết về gốc nguồn của dân tộc. Người Trung Quốc có Truyền thuyết Phục Hy lấy Nữ Oa sinh ra các dân tộc Trung Hoa, Người Việt Nam có Truyền thuyết cha mẹ Lạc Long Quân - Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng nở trăm người con, không bú mớm-cứ thế mà trưởng thành (tức là chim): 50 con theo  cha, 50  con theo mẹ, Truyền thuyết này được ghi đầu tiên ở sách Lĩnh Nam Chích Quái “Truyện Họ Hồng Bang”(2).

Đọc truyền thuyết ấy, người ta tự hỏi, sao người lại đẻ bọc trứng, nở trăm người con? Mà cha mẹ - tổ tiên chúng ta sinh con xong, lại ly thân ngay. Con cái chia đôi: 50 con theo cha, 50 con theo mẹ. Cha dẫn con đi một phương, mẹ đưa con theo một hướng- Đông Tây cách biệt.

Dân tộc ta giải thích về nguồn gốc của dân tộc thật là oái oăm, ly kỳ không như người Trung Quốc giải thích vê nguồn gốc dân tộc họ đơn giản: Cha mẹ Phục Hy -Nữ Oa sinh ra các dân tộc Trung Hoa. Thế là xong.

Nhưng, việc giải thích về nguồn gốc của dân tộc- tức là nằm trong luận về nguồn gốc của loài người, nó phải chứa đựng cả hệ Sinh học, Nhân chủng học, Tâm lý học, Phong tục Tập quán của tộc người. Vì thế, dân tộc ta lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình là nằm trong phạm trù đó, tuy nó mới phôi thai nhưng là thuộc về phạm trù của thuyết Sinh học. Đó là một nửa của cha và một phần của mẹ những người con trong cùng một dân tộc- tức là dân tộc ta nghiên cứu về nguồn gen người từ thuở ấy. Là căn cứ vào chất nguyên khí của cha mầu trắng, chất nguyên khí của mẹ mầu đỏ -kinh nguyệt (để lâu thành mầu đen)-ngày nay nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc lấy gen là chính.

Qua đó mà có Truyền thuyết 50 theo cha và 50 con theo mẹ- tức là ý nói người trong dân tộc thì một nửa của cha và một nửa của mẹ. Để lưu truyền về nhận thức ấy đã tạo ra trong văn hóa trang phục: nam giới mặc áo “kép” trong trắng ngoài lam, phụ nữ mặc áo “tứ” thân 2 mầu “trắng” “đỏ”, hoặc áo nối vai trên trắng dưới nâu… Việc phân đôi người trong một dân tộc: một nửa của cha, một nửa của mẹ là tục của người phương Nam Bách Việt- khởi nguồn từ dân tộc Kinh-Giao Chỉ qua truyền thuyết Mẹ “Âu”-“Oa” (Oa là “chỗ” của mẹ Âu sinh ra dân tộc): Để tôn thờ “gen”mầu trắng- mầu đen ấy thể hiện trong phong tục: trắng đen ở đồ dùng, vật dụng (nồi 2 mầu ) trang phục áo “kép” oặc áo “tứ thân”. Với người Thái ở Tây bắc còn phân thành hai ngành: Thái trắng và Thái đen là ở trang phục.    

Đẻ trứng là loài hai chân

Biểu tượng vật tổ (toem) của người phương Bắc là Thú-Lân, biểu tượng vật tổ (totem) của người phương Nam là Chim tiêu biểu là người Kinh và người Mường lấy chim làm vật tổ. Người Mường gọi tên đôi chim trống mái vật tổ là“Ây Ứa” sinh ra dân tộc Mường ghi trong mo Đẻ đất, Đẻ nước được thờ cúng khi mo hành lễ.

Người Kinh gọi tên đôi chim trống mái vật tổ là “Uy Oa” sinh ra dân tộc và lập biểu tượng thờ cúng khắp nơi.

Như vậy, vật tổ chim Uy Oa được chuyển hóa thành cha mẹ Lạc Long Quân và Âu Cơ đẽ ra bọc100 trứng là hợp lý. Thật là một truyền thuyết thi vị, đầy tính nhân văn về nguồn gốc của dân tộc ta.

 Song việc gọi trăm trứng là theo số tròn, như nay trong truyện Kiều có câu : Trăn năm trong cõi người ta, hoặc gọi ngươi qúa cố “trăm tuổi” hoặc “hai năm mươi”  là từ số tròn 100 quả trứng và 50 con theo cha 50 con theo mẹ kia. Bởi hai số đại lượng ấy lắng sâu vào tâm khảm của dân tộc, nên từ vô thức phát ra- là gạch nối giữa văn hóa nguồn cội và truyền nối đến đương đại.

Người đẻ trứng hiện còn ở một bộ tộc thiểu số sống ở trong rừng của Idonexia. Người mẹ có chửa khỏng 6 tháng thì đẻ ra một quả trứng rồi ấp thêm ba thánh nữa thì nở ra một em bé (ảnh a, b ). Vào Googhe ghi : nguời đẻ trừng thì có phim.

giai-ma-1623399174.jpg  Ảnh a    
giai-ma2-1623399174.jpg  Ảnh b

Húy Uy Oa được cúng ở lễ hội vòng đời

Người Kinh có tục kiêng tên húy, tên húy chỉ được đăt khi chết gọi là  Thụy và ghi vào tờ Sớ ngày giỗ kỵ; với bậc Tiên thánh thì Thụy được xướng lên trong ngày lễ hội kỷ niệm các bậc cao minh ấy, cho nên Thụy của vật tổ Uy Oa được xuất hiện trong dịp lễ hội Vòng đời của dân tộc: Lễ hội vòng đời là hình thái lễ hội có sớm nhất, khi lớp người cổ mới ở trên các vùng đồi dời xuống thung lũng. Dòng lễ hội ấy nay gọi là múa mo (cầm dùi phộc vào mo nang) ở các làng quê vùng châu thổ sông Hồng và Trung du, cho nên được vua Hùng cho ghi làm hoa văn ở Thần Đồng Ngọc Lũ. Song, dòng lễ hội này, nay đã ngừng hoạt động, duy chỉ còn ở phường Trám xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) gọi là Trò Trám được khôi phục năm 1993. Nhờ đó, chúng tôi chứng kiến được húy  Uy Oa  vật tổ của dân tộc.

 Trò Trám, tiến hành lễ vào giờ Tý (nửa đên) ngày chẵn, 12 tháng Giêng âm lịch, húy Uy Oa được xuất hiện hai lần. Thứ nhất là ở đám rước vào sáng ngày 12 : đi đầu là vị Chủ tế, hai tay ôm bình lúa trước bụng, chốc chốc ông xướng thành giai điệu : Nốc Uy Oa- Nốc Uy Oa, đi một đoạn lại vang lên  giai điệu Nốc Uy Oa- nốc Uy Oa (nốc là chim tiếng cổ). Cứ thế, giai điệu Nốc Uy Oa- Nốc Uy Oa  xuất hiện liên tục cho đến hết đám rước. Húy Uy còn được làm nét Láy đuôi để kết thúc một trổ hát ở hội trình trò Tứ dân chi nghiệp (xem đoạn ghi nhạc và lời của làn điệu hát). Gía trị của âm Uy ở đây là như âm Xít kết thúc câu khấn xin quẻ âm dương của chủ tế trong hành lễ: Lạy tổ tiên thánh thần chứng giám cho chúng con  Xít. Và húy Oa được biểu tượng bằng cái giếng gọi là giếng Oa thờ trong hậu cung các đình- đền, như đền Giếng ở đền Hùng, hình giếng(ảnh 15) là  ở  đền cổ Bái Đính trên núi Đính cố đô Hoa Lư. Còn vật tổ Uy tạo thành biểu tượng như hình Nhũ đá thờ trong gian hậu cung đền thờ Thần Đồng tọa lạc trên núi Khả Lao, Thanh Hóa (xem đền Thần Đồng ở Thanh Hóa) mà thành trụ đá trên núi chùa Dạm Bắc Nính (ảnh 16).

giai-ma3-1623398410.jpgGiếng Oa đền Bái Đính    -    Nguồn của tác giả.       
giai-ma4-1623398413.jpgTrụ đá trên núi Dạm  

 Tóm lại. 100 trứng là lấy số tròn từ vật tổ chim Uy Oa của người Kinh và Ây Ứa của người Mường: Ây Ứa là từ Uy Oa nói chệch mà thành. Do đó dân tộc Kinh và dân tộc Mường là do mẹ Âu cơ sinh ra : một nửa của mẹ là người Mường, một nửa của cha là người Kinh. Cho nên phụ nữ người Mường đội khăn mầu trắng là cách giữ Ngọc bội- chất nguyên khí của cha, còn đàn ông của người Kinh mặc áo kép hai màu : trong trắng –ngoài đen lam là giữ Ngọc bội chất nguyên khí của mẹ mầu đen.

Chú thích:

1. Lịch sử tư tưởng Việt Nam Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học, Chủ biên Nguyễn Tài Thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr 40

2.Lĩnh Nam chích quái Nxb Văn hóa Hà Nội 1960 tr 21-24 và Chú thích tr 25-27.