Xin dành vài dòng để giải thích hai cụm từ dùng trong tít bài này:
“Sandbox” nghĩa đen là “Hộp cát”, đây là thuật ngữ được dùng nhiều trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin sau đó mở rộng sang Quản trị hệ thống.
Sandbox được sử dụng khi thử nghiệm sáng tạo mới nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cả hệ thống (trong đó có Hệ điều hành – Operating System) bằng cách cách ly môi trường thử nghiệm với phần còn lại.
Nói một cách đơn giản, nếu không chắc chắn khả năng các sáng tạo mới thành công thì cho thử nghiệm trong môi trường cách ly, giống như cái gì không quản được hoặc chưa biết quản thế nào thì cứ cho nó phát triển tự do trong môi trường hẹp, được cách ly và được theo dõi cẩn thận.
Kỳ thị hoặc cấm tuyệt đối sẽ giết chết sáng tạo.
“Thiếu quân tử” không phải là không “quân tử”, chữ “thiếu” ở đây được hiểu như trong các cụm từ “Thiếu sinh quân”, “Thiếu gia”,… nghĩa là còn non, chưa đủ độ “quân tử”.
Làm không nổi một bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đang buông bỏ trách nhiệm! |
Thiếu quân tử cũng không phải “Ngụy quân tử” vì giang hồ chính đạo đánh giá bọn ngụy quân tử còn xấu xa, đê tiện hơn cả “Chân tiểu nhân”.
Thế thì Sandbox và Thiếu quân tử liên quan gì đến Giáo dục?
“Để triển khai chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Ban Chỉ đạo đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Ban Phát triển chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
Đồng thời đã thành lập Hội quốc gia thẩm định chương trình tổng thể và Hội đồng quốc gia thẩm định các chương trình môn học”. [1]
Từ năm học 2020-2021 sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Được biết Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN quy định việc “Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm: Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia; dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia; đề án khoa học cấp quốc gia; dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia”.
Vậy việc xây dựng Chương trình khung về giáo dục và đào tạo, việc biên soạn sách giáo khoa có phải là nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia? Nếu không phải thì thuộc loại gì?
Câu chuyện đang nhận được sự quan tâm của nhiều người về lựa chọn sách giáo khoa cho các lớp bậc học phổ thông (trước mắt là lớp 1) nói lên điều gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang mặc nhiên coi những bộ sách đã được Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phê duyệt là “Quốc sách” – tức là bộ sách quốc gia.
Ít nhất là đến năm 2025, hàng chục triệu thày cô và học sinh chỉ được phép lựa chọn dạy và học trong cái tạm gọi là “Quốc sách” đó.
Trong khi đang có ý kiến ì xèo so sánh bộ sách của nhóm này với sách của nhóm khác, trong khi Hội đồng thẩm định cũng chỉ là một số rất ít người được lựa chọn trong một nhóm người thì thử hỏi cả phía biên soạn lẫn phía thẩm định, ai dám khẳng định 100% rằng sách của họ hoặc do họ đưa vào diện “Quốc sách” sẽ đáp ứng mọi tiêu chí của một nền giáo dục tiên tiến, phù hợp với tình trạng kinh tế, xã hội trong vài chục năm tới đây của Việt Nam và đặc biệt là phù hợp với tâm – sinh lý học trò người Việt?
Microsoft là hãng thiết kế hệ điều hành nổi tiếng thế giới được Bill Gates và Paul Allen sáng lập vào năm 1975. Phải mất 6 năm hệ điều hành đầu tiên (DOS) mới ra đời vào năm 1981.
Với kinh nghiệm gần 40 năm thiết kế, thương mại hóa phần mềm nhưng mỗi phiên bản mới, trước khi chính thức phát hành, Microsoft đều có bản thử nghiệm (Demo - Demonstration) để người sử dụng (không phải chỉ là chuyên gia Công nghệ Thông tin) góp ý.
Ông Ngô Trần Ái, sao ông lại như vậy? |
Đọc toàn bộ bài viết Tại đây.