"Gần hết năm 1970 là năm kỷ niệm 40 năm của Đảng và 25 năm của Nhà nước, tôi muốn nhân cơ hội này suy nghĩ lại cuộc đời 45 năm phục vụ của mình". Năm 1925, trong nước đã xảy ra hai sự kiện chính trị lớn lao, là sự trở về của cụ Phan Chu Trinh sau cuộc lưu vong ở Paris và sự bị bắt đem về nước của cụ Phan Bội Châu sau cuộc lưu vong hơn 20 năm ở Nhật Bản và Trung Quốc, đã thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần ái quốc trong giới thanh niên chỉ thực, và lúc đó, tôi bỗng cảm thấy mình không thể kéo dài mãi cuộc sống an nhàn ở một thị trấn vắng vẻ". Và thế là chàng thanh niên hơn 20 tuổi lên đường vào Nam, bắt đầu con đường của mình để sau này từ một chiến sĩ cách mạng trở thành một học giả uyên bác và được xem là người mở đầu cho ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Việt Nam. Giáo sư Đào Duy Anh, với bút danh Vệ Thạch, sinh năm 194 tại Thanh Hóa, nguyên quán là làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội).
Năm 1926, Đào Duy Anh đã gặp Phan Bội Châu ở Đà Nẵng và gặp Huỳnh Thúc Kháng tại Huế. Ông như được tiếp thêm tinh thần cách mạng và sau đó trở thành Tổng Bí thư của Đảng Tân Việt, một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đã cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm báo Tiếng Dân và mở quan Hải Tùng Thư ở Huế để sớm truyền bá tư tưởng yêu nước chủ nghĩa Mác - Xít cho nhân dân. Ông bị Đế quốc Pháp bắt năm 1929, ra tù hoạt động nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc bằng phương pháp khoa học mới của thời đại.
Trung tâm lưu trữ quốc gia 3, trong số 13 km giá tài liệu bảo quản tại đây vẫn còn nhiều công trình khoa học của giáo sư Đào Duy Anh, những công trình khoa học vô giá vẫn còn nguyên giá trị cho ngày nay. Theo bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, những tài liệu được gìn giữ, đặc biệt là những bản thảo, những bút tích và tác phẩm của cụ đã được gia đình của Cụ gửi vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia để cơ quan quản lý trước khi Cụ mất. Hiện nay có 3000 trang tài liệu, là những trang tài liệu rất quý ghi lại những bút tích, bản thảo cũng như hồ sơ mà liên quan tới quá trình sáng tác cũng như cuộc đời nghiên cứu của Cụ.
Đào Duy Anh thuộc thế hệ những trí thức đầu tiên trong cuộc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây, đóng góp trong việc phổ biến những kiến thức tiên tiến trong văn minh Âu Tây vào Việt Nam. Suốt cuộc đời từ hoạt động cách mạng sôi nổi đến hoạt động khoa học và giáo dục tận hiến, với khát vọng cống hiến lớn lao, ông đã để lại cho đời một di sản học thuật đồ sộ. Trên lĩnh vực sử học, lĩnh vực mà ông dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất, với những tư liệu đã tích lũy từ nhiều năm và tham khảo những công trình khoa học liên quan của nước ngoài, ông đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản về lịch sử Việt Nam, nhất là lịch sử cổ đại và trung đại.
Sau cách mạng tháng Tám, Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Ông là ủy viên Ban vận động Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Chi hội Văn nghệ Liên khu IV, ông cũng là một trong những tiền thân sáng lập khoa Sử học của trường Đại học Tổng hợp, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. “ Giáo sư Đào Duy Anh cùng với các tên tuổi như Đặng Thai Mai bên văn, thầy Nguyễn Thiệu Lâu dạy sử thế giới, còn thầy Đào Duy Anh dạy cổ sử là những học giả đầu tiên giảng dạy tại Đại học Văn Khoa vào năm 1945, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập ngôi trường” theo chia sẻ của TS Đỗ Thị Thùy Lan, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV.
Các công trình nghiên cứu của ông vẫn được nhiều thế hệ sinh viên sử dụng làm đề tài nghiên cứu, một trong số đó không thể không kể đến là "Việt Nam Văn hóa sử cương". “Tác phẩm là những tài liệu được lưu trữ ở đây là một trong những nguồn tham khảo chính của chúng em để cùng nghiên cứu và tìm ra các phương pháp nghiên cứu lịch sử mới trong thời đại ngày nay, áp dụng những yếu tố xưa, cũ, mới để làm ra những yếu tố bồi đắp thêm, những yếu tố hiện đại. Vì thế, những công trình của thầy mà bọn em sẽ dựa vào trong quá trình nghiên cứu lịch sử”, sinh viên Trần Tiến Minh, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV.
Bên cạnh đó sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến những nghiên cứu của giáo sư Đào Duy Anh về "Truyện Kiều" và thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nếu như nước Nga có từ điển Pushkin, nước Anh có từ điển Shakespeare, thì Việt Nam có từ điển "Truyện Kiều" của giáo sư Đào Duy Anh, một công trình ghi giấu được sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử của ngôn ngữ và văn học nước nhà. Theo ông, “văn học cổ điển bằng tiếng mẹ đẻ là bộ mặt của văn hóa dân tộc, chúng ta không thể để cho nó ở trong tình trạng bừa bãi như thế, khiến học sinh phải học những bản có thể nói là chưa xứng đáng với thanh danh của dân tộc ta”. Những công trình của giáo sư Đào Duy Anh trải rộng trên nhiều bình diện, từ nghiên cứu văn học đến ngữ văn, triết học, và trên hết là lịch sử. Như ông đã từng nói: "Có biết tôi cũng chỉ ở lịch sử dân tộc, mà có buộc tội tôi cũng chỉ ở lịch sử dân tộc." Những công trình của ông về nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã có giá trị mở đường, đặt nền móng cho khoa học lịch sử hiện nay, đặc biệt cuốn "Việt Nam Văn hóa sử cương" được xem như kim chỉ nam cho giới nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam gần 100 năm qua.
Với những cống hiến đó, năm 2000, 12 năm sau ngày mất, giáo sư Đào Duy Anh được Đảng và Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ cho cụm công trình "Đất nước Việt Nam qua các đời lịch sử", "Lịch sử cổ đại Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX", và "Việt Nam Văn hóa sử cương". Ông được thế giới ghi tên vào bộ từ điển Larousse Pháp với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thế giới hiện đại. Và hơn cả, giáo sư Đào Duy Anh là một người thầy uyên bác trong sự nghiệp trồng người, khi định hướng đúng đắn giảng dạy gắn liền với nghiên cứu khoa học. Những học trò của ông đều là những người xuất sắc, trong đó phải kể đến các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng.
Tại căn nhà nhỏ của giáo sư Đào Duy Anh, các thế hệ hậu duệ của ông vẫn luôn coi các công trình khoa học của ông như báu vật, việc gì giữ lưu truyền được, thực hiện từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng vừa là những công trình khoa học, vừa là nhân chứng lịch sử của sự phát triển nền Khoa học Xã hội Nhân văn Việt Nam. Bà Đào Mai, cháu nội GD Đào Duy Anh chia sẻ rằng “ Các đồ lưu niệm của ông bà cũng là chỗ để con cháu đến thăm mỗi khi quay về Hà Nội, nhớ lại về ông bà”
Để kỷ niệm 120 năm ngày sinh của giáo sư Đào Duy Anh (1904-2024), Hội Khoa học phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển, và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn biểu Quốc Tử Giám tổ chức hội thảo "Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác". Với sự tham gia của hơn 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, và đại biểu quan tâm đến lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến từ nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhằm làm rõ những đóng góp nổi bật của giáo sư đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nền khoa học của đất nước, tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi học thuật, kết quả nghiên cứu giữa những chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên các trường đại học đã và đang nghiên cứu về giáo sư Đào Duy Anh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lan tỏa tinh thần hiếu học cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
84 mùa xuân cuộc đời, hoạt động nghiên cứu của giáo sư Đào Duy Anh ôm trọn gần một thế kỷ 20, trải dài qua nhiều biến thiên của thời đại, của lịch sử dân tộc và của văn hóa nước nhà. Giáo sư Đào Duy Anh giống như một cuốn sách, mà mỗi trang lật mở là một công trình khoa học, với tư tưởng học thuật tiến bộ, uyên bác, cuộc đời của ông cũng là hành trình đầy thử thách, từ một chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác, đẹp tựa như một đóa sen thanh tao, dẫu ở trong hoàn cảnh nào vẫn mình đứng thẳng, hướng về phía ánh sáng của mặt trời.
“Đã đến độ chiều tàn của cuộc đời, tôi ghi lại mấy trang, sớt lại cuộc đời phục vụ mình, để lại cho con cháu tôi, cho các em tôi, cho bạn bè tôi, để họ biết rõ tôi hơn. Phòng khi sau này tôi không còn nữa, có người không hiểu đời tôi, về lòng tôi, thì cũng có ít người thân cận hiểu rõ tôi hơn mà bênh vực biết trước như thế, thì lòng tôi cũng được yên ổn”.