Hà Giang: Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng

Sáng 31/1, Tỉnh ủy Hà Giang đã Tọa đàm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020) và tổng kết, trao giải thưởng đợt 2 Cuộc thi “Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí viết về gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 Bi_thu_Tinh_uy..

Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Toạ đàm . Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự tọa đàm có ông  Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tỉnh…

Ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, là thành quả của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời đã lập ra chính quyền công nông, lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ; cao trào là cách mạng giải phóng dân tộc 1939 - 1945 tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành độc lập dân tộc và chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 đã phá tan sự thống trị của thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết các dân tộc, lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta ngày một phát triển to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như lời mong ước của Bác Hồ lúc sinh thời.

Gắn liền với truyền thống, hào hùng, vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 25/12/1945 đến nay đã luôn vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy truyền thống đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, chăm lo xây dựng phát triển KT - XH và đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Đến nay, toàn tỉnh có 38 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 92,3%. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, mạng lưới trường, lớp không ngừng được mở rộng, củng cổ; toàn tỉnh có 100% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 98,5%; giá trị văn hóa, truyền thống các dân tộc được gìn giữ, phát huy. Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, triển khai đồng bộ, thiết thực; đã huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xây dựng trên 3.000 căn nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; đời sống người dân không ngừng được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Bi_thu_Tinh_uy

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh trao giải A cho các tác giả đoạt giải trong Cuộc thi “Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí viết về gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngay sau buổi tọa đàm kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, đã diễn ra Lễ tổng kết, trao giải thưởng đợt 2, Cuộc thi “Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí viết về gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020.

_Pho_bi_thu__Chu_tich_UBND_tinh... (1)

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn trao giải C cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cuộc thi được triển khai thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2016 đến 2018; giai đoạn 2 từ năm 2018 đến năm 2020. Qua 4 năm triển khai, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 238 tác phẩm thuộc 3 loại hình là báo in, phát thanh – truyền hình, văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí và hoạt động quảng bá gửi tham dự Giải thưởng đã bám sát yêu cầu, nội dung của quy chế giải thưởng, cách thức thể hiện phù hợp làm cho tác phẩm dễ đi vào lòng người đọc, người nghe; có những tác phẩm phản ánh việc làm mới, lạ có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, tác phẩm có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với công chúng trong việc học tập và làm theo gương Bác; có những tác phẩm đề xuất, chỉ ra những việc làm cụ thể về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các tác giả đi sâu phản ánh những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị và Nhân dân trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; phản ánh chân thực, sinh động những tấm gương tập thể, cá nhân trong học tập và làm theo gương Bác ở địa phương, cơ sở; Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Trong đó, giai đoạn 1 Ban Tổ chức đã quyết định công nhận và tổ chức trao giải cho 26 tác phẩm, gồm 3 giải A, 5 giải B, 8 giải C và 10 giải Khuyến khích; giai đoạn 2, Ban Tổ chức công nhận giải cho 38 tác phẩm, gồm 2 giải A, 10 giải B, 15 giải C và 11 giải khuyến khích. 

Có thể nói, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi tác giả, văn nghệ sĩ, nhà báo được bày tỏ, thông qua tác phẩm, tình cảm, lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc của bản thân, của cuộc sống với Bác Hồ kính yêu.