nông thôn Hà Nội tham quan các gian hàng tại hội thảo “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và đặc sản vùng miền. Ảnh: Phương Anh/TTXVN" height=533 src=https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/12/18/773063/OCOP-1.jpg?w=888&h=592&crop=auto&scale=both width=800 />
Ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tham quan các gian hàng tại hội thảo “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và đặc sản vùng miền. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Hà Nội đang triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm", phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra vào năm 2020.
Theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội, đối với chương trình "mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các ngành, các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ cơ sở để đẩy nhanh tiến độ, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra vào năm 2020.
Thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3629 về việc Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020.
Theo đó, Hà Nội sẽ kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đồng bộ từ cấp thành phố đến cấp huyện, xã. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 phát triển, đánh giá, xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm; trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.
Theo Văn phòng Nông thôn mới TP.Hà Nội, đang tập trung nâng tầm cho các sản phẩm hiện có, tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính đang có lợi thế lớn là thực phẩm và lưu niệm – nội thất – trang trí.”
Hiện nay, thành phố có 1.350 làng có nghề và 308 làng nghề truyền thống đã được công nhận; khoảng 5.000 mặt hàng nông sản, thực phẩm đã được cấp mã QR code truy xuất nguồn gốc. Với tiềm năng về sản phẩm rất lớn như vậy, mục tiêu có ít nhất 1.000 sản phẩm được đánh giá là hoàn toàn khả thi” - ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh thường trực, Văn phòng Nông thôn mới TP.Hà Nội tin tưởng cho biết.
Theo Văn phòng Nông thôn mới TP.Hà Nội, hiện thành phố hoàn thành công tác tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; hỗ trợ các tập thể, cá nhân đăng ký nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân... Đồng thời tích cực tổ chức hội chợ, phiên chợ OCOP nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên toàn quốc.
Về lâu dài, Hà Nội sẽ đầu tư cho 3 làng nghề: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Vạn Phúc (quận Hà Đông) và Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) phát triển OCOP gắn với du lịch bởi đây là những địa phương có khả năng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao của Hà Nội.
Chính phủ đồng hành cùng các sản phẩm OCOP
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Chương trình OCOP là chương trình lớn được Chính phủ triển khai. Tham gia vào OCOP, các chủ thể sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ tùy theo điều kiện của từng địa phương, như: Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, mã số mã vạch; chi phí về kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về quản trị kinh doanh... Về lâu dài, Chương trình OCOP giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm chất lượng, mang đặc sắc văn hóa của các vùng miền và sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm OCOP, giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm.