Hà Nội nô nức rủ nhau đi hội làng Bát Tràng

Ngọc Ánh

Từ ngày 23- 25/3/2024, Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội làng Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề làm gốm truyền thống, quảng bá tinh hoa văn hóa Việt, một thương hiệu truyền thống lâu đời của Việt Nam

f8a99ce633659f3bc674-1-1710829534.jpg

Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Từ xưa đến nay, Gốm Bát Tràng đã khẳng định được thương hiệu hàng đầu về làm gốm với đa dạng mặt hàng từ gốm tâm linh thờ cúng, gốm mỹ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng, không những giúp nâng cao đời sống kinh tế cho bà con mà còn lưu giữ và lan truyền nét đẹp truyền thống. 

9a917629d9aa75f42cbb-1710829533.jpg

Nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống và thể hiện ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân địa phương, lễ hội truyền thống làng Bát Tràng sẽ được tổ chức hằng năm vào ba ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch. Theo Kế hoạch, dự kiến Lễ hội năm nay được tổ chức vào ba ngày từ 23- 25/3/2024 với nhiều hoạt động sôi động và ý nghĩa. Vào ngày 14 tháng Hai, lễ khai mạc đã diễn ra vào lúc 9 giờ sáng, bao gồm các hoạt động như lễ tế Tam sinh, các chương trình cấp thủy và rước bộ. Đoàn cấp thủy đã thực hiện nghi thức lấy nước từ dòng Nhị Hà và mang về đại đình để cúng tế suốt năm. Đoàn rước bộ đã dâng hương tại các điểm linh thiêng như Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương. Khoảng 10 giờ, mọi người tập trung tại Khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, nơi diễn ra Lễ công bố và tiếp nhận quyết định từ Sở Công thương. Đồng thời, mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia và giới thiệu sản phẩm OCOP, kết nối với du lịch xã Bát Tràng. Đúng 11 giờ, hai đoàn rước thủy bộ đã quay về Đình để dâng lễ Tế Thánh.

img-2348-1710829533.jpg
Dâng lễ Tam Sinh

Ngày 15 tháng Hai, từ 8 giờ sáng, các tổ chức doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đã tham gia vào lễ dâng. Lễ thụ lộc đã diễn ra vào lúc 11 giờ 30. Ngày 16 tháng Hai, là ngày lễ tạ và cũng là ngày kết thúc của lễ hội. Vào lúc 20 giờ, mọi người đã thả hoa đăng và đốt pháo bông trên dòng Nhị Hà, tượng trưng cho sự kính trọng đối với trời đất và thủy thần, đồng thời đánh dấu thành công của Lễ hội làng Bát Tràng. Trong suốt ba ngày lễ hội, còn có các sự kiện giao lưu văn hóa thể thao giữa các làng.

Tổ chức lễ hội truyền thống của làng gốm cổ Bát Tràng hằng năm là dịp để thế hệ hiện nay bày tỏ lòng biết ơn và tự hào tới những bài học và di sản văn hóa cha ông ta để lại. Những sản phẩm gốm đẹp đẽ là sản phẩm của quá trình dày công nghiên cứu chế tạo, phản ánh tinh thần của người Việt, giáo dục nhân dân lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị truyền thống luôn sống mãi với thời gian.

3332207d8ffe23a07aef-1710829534.jpgHọa tiết tinh xảo được trang trí trên sản phẩm gốm

ab51b11e1e9db2c3eb8c-1710829533.jpg
Nhiều họa tiết khắc họa lại đời sống thường nhật của người dân Hà Nội