Toàn cảnh bãi cọc
Hiện nay, tại bãi cọc khu vực Đầm Thượng có 15 cọc gỗ với kích cỡ khác nhau. Trong đó, 14 cọc theo chiều thẳng đứng, 1 cọc nằm ngang. Cọc nhỏ nhất có đường kính 8-10cm, cao 10-12cm; cọc lớn nhất có đường kính 26-27cm, cao khoảng 2,8 - 2,85 m. Các cọc có màu nâu sẫm, còn chắc chắn.
Qua 1 tuần khai quật khẩn cấp và nghiên cứu, đoàn cán bộ Viện khảo cổ học cùng các chuyên gia có nhận định ban đầu về bãi cọc Đầm Thượng. Theo đó, căn cứ vào đặc điểm địa chất, địa hình, các cọc khu vực Đầm Thượng được ấn xuống chứ không phải đóng xuống như các cọc gỗ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê) được phát hiện được trước đó. Khi cọc bị ấn xuống làm thay đổi màu đất, tạo thành lớp xám quanh thân cọc. Lớp đất dưới đáy cọc được cắt ra để kiểm tra cho thấy có tính tương đồng về màu sắc và cấu trúc với lớp đất bên trên. Màu sắc của các lớp đất tại bãi cọc Đầm Thượng khó phân biệt, tách rời như bãi cọc Cao Quỳ.
Theo TS Lê Thị Liên, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu khảo cổ học dưới nước, Viện Khảo cổ học, khi cọc bị ấn xuống lớp phù sa tồn tại, rễ các loại cây ăn xuống rất sâu. Sự khác biệt ít về màu đất cho thấy trước khi ấn cọc, nơi đây có thể là đầm lầy.
Từ những nhận định ban đầu, các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu thêm về địa hình cổ của khu vực đề có thêm căn cứu nghiên cứ về các cọc gỗ phát hiện được tại khu vực Đầm Thượng