Ngành hàng không Châu Á xơ xác trước đại dịch covid 19 |
Điều kiện tiên quyết là vaccine
Ngành hàng không toàn cầu nói chung và hàng không châu Á nói riêng đang quay cuồng dưới cuộc tấn công liên hoàn của Covid-19 và kỳ vọng trở lại mức tăng tưởng trước đại dịch sau ba năm nữa. Phát biểu tại một hội thảo quốc tế do Bộ Cơ sở hạ tầng đất đai và Giao thông vận tải của Hàn Quốc tổ chức, ông Conrad Clifford - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, về cơ bản phải mất đến ba năm ngành hàng không kỳ vọng sẽ phục hồi lên tương đương mức tăng tưởng của 2019, với điều kiện triển khai vaccine quốc tế thành công vào giữa năm nay.
Ông Clifford cho biết thêm, trong nửa cuối 2020, các hãng hàng không thống kế thiệt hại tới 77 tỷ USD. Ở châu Á - Thái Bình Dương, lưu lượng hành khách giảm 90% đối với thị trường quốc tế và thị trường nội địa giảm hơn 50%”.
Mitchell Fox, Giám đốc cấp cao của Hội đồng Điều phối Quốc tế các Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (ICCAIA) nhận định đại dịch này là cú sốc lớn nhất đối với ngành du lịch hàng không thương mại kể từ thế chiến II.
Để tồn tại, các hãng hàng không đang oằn mình với bài toán chi phí bằng cách cắt giảm các đội bay, sa thải nhân viên, rao bán bất động sản, khung máy bay hoặc trả lại máy bay cho các công ty cho thuê. Ngoài ra, họ cũng đang tập trung chuyển hướng từ vận chuyển hành khách sang vận chuyển hàng hóa.
Ngành công nghiệp hàng không đã nỗ lực giảm thiểu rủi ro lây lan bệnh dịch bằng các biện pháp hạn chế vận chuyển hàng không và các thủ tục tại sân bay, cũng như các biện pháp cách ly bắt buộc đối với hành khách đến tiếp tục kìm hãm sự di chuyển quốc tế.
Hoạt động cầm chừng
Trên toàn cầu, khu vực châu Á đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và đang tụt hậu so với các khu vực khác. Lưu lượng hàng không quốc tế ngày nay chỉ bằng 5-10% so với trước đây. Trong khi đó, việc chế tạo máy bay gần như dừng lại – một điều chưa từng xảy ra trên thế giới. Hàng ngàn nhân viên làm việc trong ngành sản xuất máy bay lâm vào cảnh thất nghiệp.
Khi người nhiễm SAR-CoV-2 đầu tiên đặt chân đến Hàn Quốc vào tháng 2/2020, hơn 90% các chuyến bay cắt giảm, 140 máy bay buộc phải ‘trùm mền’ tại các sân bay trên toàn quốc và 50% nhân viên được nghỉ việc không lương vô thời hạn. Tại sân bay quốc tế Incheon, cửa ngõ hàng không hàng đầu của Hàn Quốc, nhu cầu đi lại sụt giảm 95% trong bối cảnh đại dịch. Hãng hàng không quốc gia Korean Air đã cắt giảm 92% chuyến bay hàng ngày và lượng hành khách giảm 96%.
Với lượng hành khách nhỏ giọt, các hãng hàng không buộc phải tìm kiếm các nguồn doanh thu mới hoặc nâng cấp. Korean Air đã đạt dược mức tăng 77% về vận chuyển hàng hóa. Hãng này tận dụng hầu hết khoang hành khách để chở hàng hóa để đáp ứng sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử trong thời gian hàng không ngừng hoạt động.
Trong năm tới, việc triển khai vaccine trên phạm vi toàn cầu là được xem là cơ hội sống sót cho ngành công nghiệp này. Thực tế cho thấy, việc di chuyển bằng đường hàng không an toàn hơn bất kỳ phương tiện nào khác. Các sân bay trên khắp thế giới đã và đang nâng cấp sự an toàn của các cơ sở của họ bằng nhiều phương pháp và công nghệ y tế hiện đại gồm cam kết không tiếp xúc gần, trang bị nước rửa tay, yêu cầu hành khách phải đeo khẩu trang, thay đổi không gian để triển khai các công nghệ khử trùng mới.
Bên cạnh đó, trên máy bay, tiếp viên và phi hành đoàn cũng được yêu cầu đeo găng tay và khẩu trang. Các dịch vụ trên chuyến bay đã được cắt giảm tối đa. Việc khử trùng cabine được tiến hành thường xuyên hơn, cũng như tổ chức các khóa đào tạo đặc biệt cho nhân viên vệ sinh. Ngoài ra, các hãng còn tiến hành lọc chất lượng không khí trong cabine theo trình tự 2-3phút/lần. Các biện pháp an toàn đã được áp dụng tỏ ra có hiệu quả cao và điều này được chứng minh bằng tỷ lệ lây truyền trên máy bay thấp.
Các quan chức Chính phủ Hàn Quốc đều đồng thuận rằng các hạn chế của chính phủ là vấn đề cốt lõi. Các biện pháp được thực hiện nhanh chóng chẳng hạn như cách ly 14 ngày, việc đóng cửa và kiểm dịch biên giới ở các nước... là biện pháp hiệu quả bảo vệ người dân khỏi sự lây nhiễm virus corona.
Thẻ xét nghiệm sức khỏe IATA Travel Pass
IATA đang nỗ lực kêu gọi các chính phủ mở lại biên giới và hy vọng vaccine sẽ được phân phối rộng rãi cho đến nửa cuối năm 2021. Trước hết, điều cần thiết là phải xây dựng sự đồng thuận xuyên biên giới về các biện pháp xét nghiệm nhanh. Mặc dù hiện tại kiểm dịch là một giải pháp tốn kém và ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của hành khách.
Các xét nghiệm PCR có thể phát huy hiệu quả trong việc sàng lọc khả năng lây nhiễm. Nhưng xét từ khía cạnh chi phí và thuận tiện, ngành hàng không cần xem xét phát triển thêm các phương pháp xét nghiệm nhanh khác tại các sân bay.
Nhưng ngay cả khi đạt được thỏa thuận toàn cầu về các giao thức xét nghiệm, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Cần phải tạo ra một hệ thống toàn cầu được tiêu chuẩn hóa cho phép công nhận các kết quả xét nghiệm theo tính đa phương. Ngoài ra, việc cung cấp các xét nghiệm được tiêu chuẩn hóa để hành khách dễ dàng thực hiện.
Được biết, IATA đang trong giai đoạn phát triển thẻ sức khỏe kỹ thuật số mang tên IATA Travel Pass, hứa hẹn hỗ trợ việc kiểm soát bệnh dịch tại các cửa khẩu hải quan một cách an toàn. Thẻ này có khả năng cung cấp cho các chính phủ nước sở tại các phương tiện để xác minh tính xác thực của kết quả xét nghiệm danh tính của những người xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe đáp ứng các yêu cầu đi lại.
Hiện tại, IATA Travel Pass đang trong giai đoạn thí điểm và tổ chức IATA hy vọng sẽ triển khai nó trên toàn cầu vào quý đầu tiên của năm 2021. Sắp tới, thẻ của IATA được thiết kế để kết hợp không chỉ dữ liệu xét nghiệm mà còn cả dữ liệu tiêm chủng khi có sẵn.
Nỗ lực 'hồi sinh' hậu Covid-19, các hãng hàng không châu Âu bắt đầu nối lại dịch vụ TGVN. Các hãng hàng không tại châu Âu đang từng bước nối lại dịch vụ trong bối cảnh các quốc gia nỗ lực "hồi sinh" ... |
Hàng không châu Á áp dụng nhiều quy định mới để ứng phó Covid-19 TGVN. Các hãng hàng không châu Á đang áp dụng nhiều quy định mới nhằm đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. |
hội nhập quốc tế" src=https://cdn.webnew.vn/uploads/2021/01/05/164738-112800-unnamed.jpg style="max-width: inherit !important;width: 140px;" title="(Video) Ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế"> | (Video) Ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế Bộ phim tài liệu được thực hiện nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29. |