Từ năm 2009 với Đề án 137, Chính phủ Việt Nam đã triển khai thí điểm chương trình giáo dục về phòng, chống tham nhũng. Cùng với mục tiêu giải quyết vấn nạn tham nhũng, chương trình này đã hướng vào thúc đẩy tính liêm chính trong tầng lớp thanh niên .
Kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy, 80% thanh niên Việt Nam tin rằng, họ có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng, Tuy vậy, việc huy động sự tham gia của thanh niên vào công cuộc phòng, chống tham nhũng vẫn còn là một thách thức. Nhiều người trẻ còn thiếu thông tin và kiến thức về liêm chính, cũng như chưa có môi trường thuận lợi để có thể thúc đẩy giá trị quan trọng này.
Trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Đan Mạch, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phòng Chống tham nhũng 9 tháng 12, hưởng ứng hiệp định EVFTA được thực thi chính thức từ 01 tháng 8 năm 2020, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen và Giám đốc điều hành Tổ chức Hướng tới Minh bạch Việt nam Nguyễn Thị Kiều Viễn, đã ký thoả thuận hợp tác khởi động dự án nhằm nâng cao vai trò của thanh niên trong phòng, chống tham nhũng và thúc đẩy văn hoá liêm chính ở Việt Nam.
Đan Mạch là một trong những nước “trong sạch”, luôn đứng ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng hàng năm về tình trạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Với nền pháp luật nghiêm minh, hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động an sinh xã hội cùng hệ thống tài chính chặt chẽ và minh bạch, Đan Mạch là một ví dụ điển hình về thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng đáng để các quốc gia khác học tập.
Theo quy định pháp luật, ở Đan Mạch, hành vi hối lộ được coi là tham nhũng, còn một số hành vi khác mà một số quốc gia coi là tham nhũng được xếp vào tội phạm kinh tế. Tại đất nước này, không tham nhũng đã trở thành truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Quan điểm của Chính phủ Đan Mạch là chú trọng công tác phòng ngừa tham nhũng, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với kiên quyết trừng trị những cán bộ, công chức tham nhũng. Khung hình phạt xử tội tham nhũng cao nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự ngang với mức tội giết người
Quốc hội Đan mạch
Đan Mạch chủ trương không thành lập các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên trách về phòng,chống tham nhũng mà giao nhiệm vụ này cho các cơ quan như tổ chức Trách nhiệm xã hội toàn cầu, Ủy ban Truy tố tội phạm kinh tế quốc gia, Hiệp hội Nhà báo Đan Mạch, Văn phòng Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước…
Với khoản tài trợ 100.000 USD từ phía Đan Mạch, dự án sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở và bằng chứng để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục liêm chính cũng như bổ sung thêm tài liệu và phương pháp giảng dạy về liêm chính.
Chia sẻ về sự kiện này, Đại sứ Kim Højlund Christensen cho biết “Đại sứ quán Đan Mạch hân hạnh được hợp tác cùng Tổ chức Hướng tới Minh bạch thực hiện dự án này. Đây là một phần trong cam kết lâu dài của Đan Mạch nhằm hỗ trợ những nỗ lực phòng,chống tham nhũng của cáccơ quan nhà nước và chức phi chính phủ tạiViệt Nam. Với trọng tâm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục liêm chính cho thanh niên; dự án sẽ hỗ trợ trao quyền cho thế hệ trẻ, những hạt nhân thay đổi và có vai trò tích cực trong việc tạo dựng và thúc đẩy văn hoá liêm chính tại Việt Nam hiện naycũng như trong tương lai sau này.”’
Bày tỏ niềm tin vào thành công hợp tác,Giám đốcĐiều hành Tổ chức Hướng tới Minh bạch Việt Nam Nguyễn Thị Kiều Viễn nhấn mạnh: “Tài liệu Hướng dẫn Đào tạo về Liêm chính, Vườn ươm Liêm chính của Tổ chức Hướng tới Minh bạch cũng như các bên liên quan để lan toả kiến thức về liêm chính và phòng, chống tham nhũng trong trường học và cộng đồng. sẽ là công cụ thiết thực cho giáo viên và học viên Việt Nam tham gia khoá học.”
Địa chỉ liên lạc
Lê Thành Ý 19b/668 Đường Lạc Long Quân; Nhật Tân ;Q.Tây Hồ, Hà Nội
Mob 0829848231;
Email lethanhy05@gmail.com