Bệnh gút hình thành do đâu?
Trước đây, gút thường được biết đến với cái tên “bệnh của nhà giàu”. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, nhiều người có thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh nên khiến tỷ lệ người bị gút ngày càng gia tăng, đặc biệt ở giới trẻ.
Nguyên nhân trực tiếp hình thành bệnh gút là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (trên 420 micromol/lít với nam và vượt ngưỡng 360 micromol/lít với nữ). Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Purin có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.
Axit uric trong máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút
Bình thường, lượng axit uric được thận bài tiết khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, tiêu hóa và mồ hôi. Khi chức năng thận suy giảm sẽ khiến axit uric trong máu không được đào thải ra ngoài một cách hiệu quả. Khi axit uric trong máu tăng cao, chúng sẽ lắng đọng, tích tụ tại khớp và gây cơn đau gút.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao như:
- Do chế độ ăn thiếu lành mạnh: Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, sử dụng đồ uống có đường, rượu, bia dễ làm tăng axit uric trong máu và gây cơn đau gút.
- Bị thừa cân, béo phì: Nếu thừa cân, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn, khiến thận gặp khó khăn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể và dễ gây bệnh gút.
- Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa cũng có thể khiến bạn bị cơn đau gút tấn công.
- Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị ung thư,… cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gút: Nếu có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút, bạn sẽ tiềm ẩn khả năng mắc bệnh này cao hơn.
>>> Xem thêm: Bệnh gút là gì và giải pháp cải thiện hữu hiệu từ thảo dược TẠI ĐÂY
Những dấu hiệu của bệnh gút
Bệnh gút thường gây đau tại khớp nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác. Điều này khiến quá trình điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn. Chính bởi vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh gút sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao hơn. Về dấu hiệu lâm sàng, bạn có thể nhận biết bệnh gút qua các triệu chứng điển hình như:
- Đau khớp dữ dội về đêm: Trong giai đoạn cấp tính, người bị bệnh gút sẽ nhận thấy có cơn đau khớp về đêm, gây ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ.
Bệnh gút thường gây đau khớp về đêm
- Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Khi mắc bệnh gút, bạn sẽ thấy các khớp ảnh hưởng bị đỏ, trông giống như nhiễm trùng. Bạn cũng có thể bị ngứa, da xung quanh thấy bong tróc.
- Gặp khó khăn khi vận động: Khi gút tấn công, bạn sẽ gặp khó khăn trong vận động, điều này ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người mắc.
- Cơn đau tái phát theo đợt: Gút thường tấn công người bệnh theo từng đợt bất thường. Những đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm.
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, gút không phải bệnh gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
- Xuất hiện hạt tophi: Hạt tophi là những khối tinh thể muối urat cứng dưới da, thường xuất hiện trong giai đoạn gút mạn tính. Nếu không điều trị kịp thời, các hạt tophi sẽ to ra, chèn ép hệ thần kinh và mạch máu, đôi khi còn bị vỡ, lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
- Tổn thương và biến dạng khớp: Tình trạng viêm mạn tính và hạt tophi lở loét gây nhiễm trùng có thể dẫn đến tổn thương, biến dạng và cứng khớp. Trong những trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị tàn phế.
- Mắc bệnh về thận: Nồng độ axit uric trong máu tăng cao, được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi tiết niệu. Bệnh gút cũng làm tăng nguy cơ mắc suy thận – một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Suy thận cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng bài tiết axit uric ra ngoài cơ thể, tăng nồng độ chất này trong máu và gây ra bệnh gút.
Bệnh gút có thể gây suy thận
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ: Tinh thể muối urat có thể lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim. Nghiên cứu cho thấy, người bị gút thường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện bệnh gút thành công của ông Phạm Ngọc Hiền (SĐT: 0346086107)TẠI ĐÂY.
Giải pháp cải thiện bệnh gút hữu hiệu từ sản phẩm thảo dược
Gút là bệnh mạn tính hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp cải thiện hiện nay vẫn đang chủ yếu tập trung vào các mục tiêu sau:
- Phần ngọn: Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, hạ axit uric, tăng cường phục hồi vận động, giúp người bị gút cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau xuất hiện, kéo dài thời gian lành bệnh.
- Phần gốc: Tăng cường chức năng gan, thận, tăng cường chuyển hóa đào thải axit uric máu ra khỏi cơ thể để ngăn chặn cơn đau tái phát trong tương lai, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- An toàn khi sử dụng dài ngày bởi gút là bệnh mạn tính, phải điều trị thường xuyên và lâu dài.
Hiện nay, người mắc bệnh gút thường phải sử dụng phối hợp cùng một lúc nhiều loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ axit uric. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc tây cùng một lúc trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Hại gan, thận, gây ra phản ứng nhờn thuốc, khiến cơn đau tái phát liên tục với mức độ nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm cho mình phương pháp có thể kết hợp cùng thuốc tây y và tác động được vào các mục tiêu trong điều trị bệnh gút nói trên.
Để đạt được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm viên uống chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm axit uric trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn, hiệu quả mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong. Các thành phần trong sản phẩm Hoàng Thống Phong mang tới công dụng:
- Cây trạch tả làthảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua để giúp quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể một cách an toàn. Khi nồng độ axit uric trong máu trở về ngưỡng cho phép, cơn đau gút sẽ ít tái phát hơn và không gây biến chứng nguy hiểm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong
- Ba kích, nhàu, hạ khô thảo có tác dụng tăng cường chức năng thận, giúp thận đào thải hiệu quả chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric. Sản phẩm giúp tác động đến nguyên nhân sâu xa làm tăng axit uric máu, hình thành cơn đau gút, đó là do chức năng thận suy giảm.
- Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá giúp cải thiện các triệu chứng sưng, đau ở giai đoạn cơn đau gút đang xuất hiện.
Chính nhờ những thảo dược này mà Hoàng Thống Phong tác động tới cả nguyên nhân (phần gốc) và triệu chứng (phần ngọn) của gút. Sản phẩm chứa thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên an toàn nên người bị bệnh gút có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng tới chức năng gan, thận nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Đặc biệt, đã có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Hoàng Thống Phong trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh thực hiện trên 27 bệnh nhân là nam giới mắc bệnh gút. Người tham gia được sử dụng Hoàng Thống Phong cùng thuốc giảm đau trong 7 ngày và dùng Hoàng Thống Phong đơn độc trong thời gian 6 tháng. Kết quả cho thấy: Bệnh nhân giảm dần các cơn đau, hết viêm trong 2 ngày đầu; Nồng độ axit uric giảm dần trong quá trình điều trị; Không thấy có cơn gút tái phát trong 6 tháng và không có ảnh hưởng xấu đến gan, thận, không có tác dụng phụ.
Mời bạn xem thêm nhận xét của PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - chủ nhiệm đề tài khoa học này qua video dưới đây:
Bệnh gút có thể gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe nếu không có phương pháp điều trị sớm. Hãy giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng sản phẩm Hoàng Thống Phong mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!
>>> Xem thêm: Bí quyết kiểm soát cơn đau gút, ngăn ngừa bệnh tái phát của ông Đặng Xuân Hoan (SĐT: 0975779337) TẠI ĐÂY.
Thảo Nguyên
Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí cước gọi: 18006103 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0902207582. Website: https://hoangthongphong.vn/.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.