Hội thảo Công tác bảo vệ cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi nhân

Qua hình ảnh minh chứng về 4 loại nhạc khí: cồng, chiêng, lệnh và phèng la cho thấy, thuật ngữ "cồng chiêng" Tây Nguyên quá ư tác hại cho cả ba dân tộc. Đó là các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Mường và dân tộc Kinh.

duong-dinh-minh-son-1635388761.jpg 

Một nhà nghiên cứu văn hóa cổ truyền hỏi tôi: Tại sao các đơn vị được UNESCO vinh danh như: Hát xoan Phú Thọ, Âm nhạc Quan họ, v.v. sau khi đón bằng của UNESCO vinh danh xong, tấm bằng ấy được đặt ở nhà Lưu niệm của đơn vị là xong. Nhưng nghệ thuật Cồng chiêng Tây Nguyên được đón bằng vinh danh của UNESCO (2006), từ đó đến nay, đã phải tổ chức liên miên Hội thảo- trước đó đã có 4 cuộc (2015), Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số lại mở Hội thảo, (2021) lại Hội thảo. Phải chăng thuật ngữ cồng chiêng Tây Nguyên có "vấn đề" gì ấy. Ngay những nhà khoa học như GSTS nhạc sĩ Tô Vũ từng đặt câu hỏi: Cồng chiêng Tây Nguyên là thứ đẳng lập hay đồng loại, cái nào có núm? Nghĩa là thuật ngữ Cồng chiêng là thuật ngữ của dân tộc Kinh đem áp đặt cho bộ nhạc khí bằng đồng vủa vùngTây Nguyên để thay tên bản địa là "Chinh chêng".

 Vì thế, mà người ta phải tổ chức Hội thảo liên miên, nhằm lấy việc vinh danh của UNESCO để che đậy cái sai trái trong việc lấy thuật ngữ cồng chiêng của người Kinh áp đặt kia. Việc áp đặt ấy, ban đầu bị một số nhà nghiên cứu văn hóa người bản địa Tây Nguyên phản đối gay gắt rằng: "Dân tộc chúng tôi không có tên "cồng chiêng" sao cứ nói "cồng chiêng" mãi thế, không ngượng mồm à!" Song về sau, những nhân vật ấy được hưởng những quyền lợi nào đó, rồi họ đành đồng tình, xuôi theo tên "cồng chiêng". Nhưng với dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, trong lễ hội, những nghệ nhân chỉ nói chiêng, trong khi các phóng viên Truyền hình luôn mồm "cồng chiêng". Thật là trái khoáy về văn hóa. Nền văn hóa gì kỳ lạ thế: nghệ nhân người Mường chỉ gọi cái "chiêng" cán bộ lại gọi "cồng chiêng!"  Chúng tôi dẫn ảnh bốn hiện vật: cồng (1a), chiêng (1b), lệnh (1c) và phèng la (1g) như sau:

cong-chieng1-1641114741.jpg Cồng" ảnh 1 a       "Chiêng" ảnh 1b         "Lệnh" ảnh 1c   "Phèng la" 1g

Ảnh 1a cồng bằng gỗ. Cái cồng này của vương quyền cung đình Huế(1) có hoa văn rồng phượng, còn cái cồng ở các ngôi đình làng như: đình làng Bạch Mai quận Hoàng Mai, hoặc đình làng Hai Vua Thương Lâm huyện Ba Vì, Hà Nội thì không có hoa văn. Cái cồng của làng Thương Lâm do lâu năm, chỗ ma xát với dùi đánh, làm vẹt lõm sâu vào (ảnh 2a) , còn cái cồng cung đình Huế có thể là vật biểu tượng, không đánh nên không thấy dấu vết. Tuy nhiên, loại cồng là của vương quyền phong kiến, chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ từ ngày Cách mạng (1945) thì cái cồng cũng phải đi theo chủ nó. Vậy các làng muốn giữ lại cái cồng để dùng việc làng thì phải gọi nó là cái mõ, cho nên những nhười thế hệ trẻ, nghiên cứu nhạc âm nhạc cứ  khăng khăng nói nó là cái mõ đại.

Cũng cần nói thêm. Cái cồng có hoa văn (ảnh 1a) được người trong Viện Bảo tàng ảnh ở Pari của Pháp gửi cho chúng tôi qua trang Web. Bởi qua những bài báo của chúng tôi chỉ nói suông về cái cồng của cung đình Huế mà không có ảnh minh họa. Chúng tôi đã gửi lời cảm ơn đến Bảo tàng ảnh ở Pari.

Còn cái lệnh cổ truyền của vị Quan huyện trở lên, bị tiêu diệt cùng chế độ phong kiến (1945). Nhưng qua những bài báo của chúng tôi trình bày về cái lệnh cổ truyền, nó là hiện vật di sản văn hóa của dân tộc, cho nên được Hội Phật giáo Trúc Lâm khôi phục dùng trong lễ rước (ánh 2 c). Còn cái phèng la nhỏ hơn cái lệnh, cùng tiếng kêu rè rè như cái lệnh, dùng đi dẹp đường trong đám ma (ảnh 2g).

cong-chieng2-1641114741.jpg 

Qua hình ảnh minh chứng về 4 loại nhạc khí: cồng, chiêng, lệnh và phèng la cho thấy, thuật ngữ "cồng chiêng" Tây Nguyên quá ư tác hại cho cả ba dân tộc. Đó là các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Mường và dân tộc Kinh.

Ở dân tộc Kinh, thuật ngữ "cồng chiêng" ấy còn tiêu diệt tên cái chiêng, biến đổi cái chiêng thành cái cồng và cái lệnh (dáng hình như nón quai thao -tức là biểu đạt mặt Thần Đồng Ngọc Lũ) thành cái chiêng- nghĩa là cái chiêng thành cái cồng, cái lệnh thành cái chiêng-  thay đổi "giới tính" cho 2 hiện vật ấy.

Nhưng thuật ngữ "cồng chiêng" chỉ nằm ở giới nghiên cứu văn hoa dân gian, thể hiện trong những bài Tham luận Hội thảo chứ làm sao thay thế, xóa đi tên cái "chiêng" thành cái "cồng" ở dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Bởi dân tộc Kinh, ở nghi lễ xuất hiện tiếng chiêng cùng tiếng trống trong ngôi đình và nhà thờ họ tộc. Còn ở Tây Nguyên cũng không xóa được tên cái "chinh" trong tâm thức của họ. Trừ phi, người ta xóa được Trường ca Đam San. Bởi trong Trường ca Đam San  có câu ví: "Ngôi sàn dài như tiếng chinh ngân".

 Vậy, ngôi nhà sàn "dài" và tiếng chinh "ngân" là cội nguồn là tiếng vọng của tổ tiển ngàn xưa âm ỷ, in sâu trong tâm khảm, trong trái tim; là máu thịt là cuộc đời là tình cảm là lẽ sống của người dân Tây Nguyên. Thế thì làm sao mà xóa được Trường ca Đam San để xóa bỏ thuật ngữ Chinh chêng của họ; việc làm ấy chỉ trước mắt thôi.

Có thể ví thuật ngữ Cồng chiêng này ngự trị trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian, nó giống như thuyết "Địa tâm" của Kinh thánh Công giáo (thời trung cổ) rằng: "Mặt trời quay quay quanh Trái đất". Thuyết ấy ngự trị giới cha cố và con chiên ngoan đạo công giáo lâu đời. Phải đến thế kỷ XV, nhà bác học Ba Lan NicôlaiCôpecnit- (Nicolaus Copernicus 1473-1543) mới đưa ra thuyết "Nhật tâm" cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nhưng thuyết ấy phải đến khi Ông đã già lâm bệnh, mới trao sách cho học trò đưa sang nước bên cạnh, tìm Nxb không phải người Công giáo in. Cuốn sách in xong đưa về, nằm trên giường bệnh Nhà bác học cầm trên tay mỉm cười, rồi trái tim Ông ngừng đập, khi đã hiến dâng một phát minh cho nhân loại.

Cố đạo có tên là Prunô bênh vực thuyết "Nhật tâm" ấy bị Tòa án Giáo hội cho là kẻ dị giáo, xử hỏa thiêu. Nhưng nhà bác học Galilei (1364-1642) không sợ chết, viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết "Địa tâm" đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, cho rằng học thuyết dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án Giáo hội. Đứng bên dàn hỏa thiêu, Galilei phải đặt tay lên Kinh Thánh mà thề rằng: "Mặt trời quay quanh trái đất". Ông được tha tội chết, nhưng bị kết án quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!” (trang web). Bởi lời nói ấy gió bay, không ghi âm được lấy gì để hành hạ Ông. Đến thế kỷ XX Giáo hội Công giáo mới Tuyên bố vụ án Galileo Galilei là sai, xóa tội cho Ông.

Phải nói thêm rằng, thuật ngữ Cồng chiềng ấy nó cũng như thuật ngữ "đồng cổ" (trống đồng) một nhạc khí do Mã Viện ngụy tạo nhằm xóa bỏ tên Thần Đồng vật linh biểu chương vương quyền của Việt Nam. Thuật ngữ "đồng cổ" (trống đồng) được Phạm Việp ghi trong sách Hậu Hán thư (424-425) quyển 54 mục Mã Viện truyện. Còn tên ban đầu của cổ vật là Thần Đồng. Tên Thần Đồng ấy nằm ở ngôi đền thờ vật linh này trên núi Khả Lao, huyện Yên Định Thanh Hóa, nơi tìm ra kim loại đồng đầu tiên. Ngôi đền thờ Thần Đồng được xây dựng từ thời Hùng Vương có tên Đền Sơn Thần Đồng, còn cái tên đền Sơn Thần Đồng Cổ thì chữ "cổ" ấy là do những người Hán học mới ghi thêm vào sau này- Những vị Hán học ấy cũng như những nhà khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian hiện nay, cùng thống nhất dùng thuật ngữ Cồng chiêng thay thế thuật ngữ Chinh chêng của vùng Tây Nguyên cùng thay tên chiêng của người Mường và thay đổi giới tính cái chiêng (có núm) và cái cồng (bằng gỗ) của người Kinh (ảnh 2a,b). Lịch sử sẽ phán quyết. Bởi lẽ, hiện nay người Mường vẫn gọi cái chiêng-bên cạnh phóng viên truyền hình gọi cồng chiêng, hoặc ở người Kinh các làng có nền văn hóa cổ truyền  người ta đều giọi tên cái chiêng dùng trong tâm linh và cái phèng la dùng trong đám ma (ảnh 2g). Những cứ liệu sống ấy không ao giờ bỏ đi, để  gọi tái tên mởi.

Nó chỉ như tên trống đồng do Mã Viện ngụy tạo để xóa thuật ngữ Thần Đồng của dân tộc ta với cái lý, khi không còn vật biểu chương vương quyền thì nước Văn Lang -Âu Lạc sẽ không còn vua nữa, nó chỉ kéo dài trong ngàn năm Bắc thuộc.

Nhưng khi dân tộc ta giành được quyền tự chủ thì vương quyền phục hồi tính tâm linh của Thần Đồng- vua Đinh Tiên Hoàng đã tặng Thần Đồng cho làng Thương Lâm huyện Mỹ Đức thờ trong đình làm Thần hoàng làng, vua Lý Thái Tông (102-1054) lập đền thờ vọng Ngài sau chùa Thánh Thọ (nay 353 đường Thụy Khuê quận Tây Hồ) và tấn phong cho thần là Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại Vương- vị thần chứng giám hội thề Trung hiếu của các quan đại thần triều Lý(2).

Một bài viết của chúng tôi với tiêu đề: "Trống đồng loại nhạc khí hay Thần Đồng vật tổ". Nguyên đầu đề này đã lộ rõ 2 khái niệm: trống đồng nhạc khí do con người điều khiển, còn Thần Đồng vị thần phò trợ bảo vệ vương quyền nhà vua. Ngay từ thời đại Văn Lang, vua Hùng đã tấn phong cho thần là Thần Đồng Đại Vương lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định Thanh Hóa(3). Tôi nói dài dòng về điều này để nói lịch sử là có nhiều "dị giáo" xẩy ra chứ không riêng "dị giáo" Cồng chiêng hôm nay. Và lịch sử cũng ủng hộ, minh oan cho những người phản bác, chấn chỉnh lại cái sai của một giai đoạn.

Về tên trống đồng mặc dầu chứng cứ đầy ra ở các sách và đền thờ, nhưng vị "Cầm lái" không quan tâm. Cứ cho giã trống đồng. Phải đến (2011) trong Lễ hội đền Hùng mở Hội nghị-Hội thảo quốc tế về nghi lễ giỗ tổ Hùng Vương, việc giã trống đồng vỡ mặt, bị khách quốc tế ca thán: "Việt Nam có loại cổ vật đẹp thế mà đem giã cho nó vỡ mặt", được TS Vi Quang Tho viết bài báo đăng ở Tạp chí Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội VN (số 1-2012) thì người ta mới bỏ tiết mục giã trống đồng. Nhưng vẫn cho vẽ mặt trống đông lên trống da để các lãnh đạo đánh trống đồng khai trường năm học mới của học sinh phổ thông- Nghĩa là người ta cố giữ lời phát kiến ban đầu của mình, theo câu ngạn ngữ: "Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay". Nó sẽ "cay" cho đến thời kỳ có một vị có đủ chức trách, tư cách và trí tuệ cao minh thức tỉnh thì sẽ cho nhìn lại lịch sử. Bởi cứ liệu trống đồng và cứ liệu Thần Đồng được ghi lại trong các thư tịch. Dân tộc ta có một nền văn hóa từ khởi nguồn dân tộc, được ghi lại ở những vật liệu như: ngọc nêphơrit hoặc đồ gốm. đồ đồng thau không bị thời gian bào mòn, được gìn giữ ở tầng văn hóa tâm linh:

Tóm lại. Văn hóa Ấn Độ là kiến trúc, đền đài nguy nga tráng lệ, văn hóa Trung Hoa là chữ nghĩa văn tự, thư tịch, văn hóa Việt Nam là biểu tượng kỳ bí giàu sang quyền quý.  Văn hóa Việt Nam nằm ở tầng văn hóa Tâm linh trường tồn cùng lịch sử trường tồn của dân tộc. Nhưng người ta liệt "Văn hóa Tâm linh là thuộc mê tín" cho nên bị sa sút (Xem bài Văn hóa Dân gian -văn hóa Tâm linh) kỳ sau.

____________

Chú thích

1. Nguyễn Đắc Xuân, Chín đời chúa mười ba đời vua, Nxb Thuận Hóa  2008, tr 24.

2. Đại Việt Sử ký toàn thư  tập 1 k ỷ nhà Lý, Nxb Văn hóa TT 2003 tr 378

3. Đại Nam nhất thống chí Nxb Thuận Hóa 2011, tập 2 tr 320

_____________

Lưu ý:Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về một vấn đề khoa học. Tạp chí sẵn sàng đón nhận và đăng tải các ý kiến tranh luận với tác giả bài viết này.