Hôm nay , ngày cách nay đã 52 năm , khi đất nước đang trong cuộc chiến tranh ác liệt với Đế quốc Mỹ , trên bầu trời Việt Nam có một Ngôi sao sáng chói đổi ngôi - Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ Cách mạng Tháng Tám , Cha già dân tộc cả nước gọi là Bác Hồ đã về với Tổ tiên để lại muôn vàn tình thương yêu cho con cháu .
Trên trái đất này có nơi nào người lãnh đạo một NƯỚC một ĐẢNG được dân kính yêu như người ông , người cha trong gia đình !
Hôm qua , cháu Trần Thanh Lan Phương cho tôi đọc lá thư của cha cháu để lại. Cháu lưu giữ được lá thư của Ba cháu cùng một số tờ báo viết về tang lễ Chủ tich Hồ Chí Minh mà Ba cháu gửi sang . Khi ấy cháu đang học ở Liên Xô . Cách nay đã hơn nửa thế kỷ , thư và báo đã vàng ố , cũ nát . Tôi , tuổi ngót 90 phải dùng kính lúp đọc thư mà câu được câu chăng .
Ba cháu là Nhà báo Trần Thanh Xuân , nguyên Phó TGĐ TTXVN – thời chiến tranh nhiều năm ông làm Tổng Giám đốc TTXGP. Ông vốn là kỹ sư vô tuyến diện , một trí thức Việt Kiều ở Pháp . Trong thư từ Hà Nội 26-9-1969 gửi con gái Ông viét :
“ Con Lan Phương yêu quý .
Không biết chúng con bên ấy được tin Bác mất ngày nào ? Ba mẹ nghĩ nhiều đến con trong những ngày đau buồn cả nước chịu tang Bác …Ba mẹ tử ngày bắt đầu giác ngộ Cách mạng , đã biết Cách mạng Viêt Nam gắn liền với tên tuổi của Bac , không một giây phút nào tách rời ra được . Giờ đây Bác đã vĩnh biệt chúng ta , thật không có đau xót nào hơn….Con ở nươc ngoài được tin này chắc đau buồn lắm , ba mẹ rất thông cảm với con. Bây giờ mỗi người phải làm sao xứng đáng với sự nghiệp của Bác . Làm tốt phần việc của mình là cách nhớ ơn Bác thiết thực nhất . Con phải giáng học thế nào cho kết quả tốt …Ba mẹ còn giữ một số tờ báo mấy hôm tang lễ Bác , sẽ gửi sang cho con …”
Cháu Lan Phương cho biết cháu mang theo nhưng tờ báo ấy về nước và còn giữ được tới nay cùng nhưng lá thư ba mẹ cháu – nhưng kỷ vật thiêng liêng gắn bó Bác với gia đình cháu . Cháu Lan Phương thành đạt – giảng viên Trường Đại học Y khoa Tp HCM , đã nghỉ hưu nay đà gần tuổi “ xưa nay hiếm “
Nhân đọc thư để lại của Nhà báo Trần Thanh Xuân - sếp của tôi , nhớ lại những ngày đầu nước nhà thống nhất , tôi được Bộ Biên tập biệt phái vào Saigon công tác . Khi ấy anh ở R về ( căn cứ của MTGP miền Nam ) ; sáp nhập TTXGP vào TTXVN , anh là Phó TGĐ phụ trách phía Nam . Do áp lực công việc , vốn cắt gần hết lá phổi từ hồi ở bên Pháp , lại sống kham khổ ở rừng nên sức khỏe anh xuống dần . Hồi anh nghỉ dưỡng ở Đà Lạt , tôi có dịp gần anh, nên hiểu anh đôi chút . Anh vốn là học sinh nghèo , thông minh , học giỏi khoa học tự nhiên , tính tình dễ thương (aimable ) . Sống ở Paris anh vừa học vừa làm lại có quý nhân phù trợ nên thành đạt với tấm bằng Kỹ sư Vô tuyến điện có bằng cấp rồi , chỉ là phương tiên sinh sống , anh khát vọng con đường nghiên cưú khoa học .
Tôi hỏi cơ duyên nào anh bỏ sự nghiệp khoa học sang làm báo ? Chuyện dài , có thể gọn lại là anh giác ngộ cách mạng qua Nguyễn Ái Quốc , Bác Hồ từng là đảng viên có uy tín Đảng CS Pháp, Cách mạng VN gắn với tên tuổi của Bác như trong thư anh viết cho con gái . Là Đảng viên Đảng CS Pháp rồi tiếp Đảng viên Đảng CSVN .Cách mạng phân công anh làm báo , vì lòng yêu nước anh “ hy sinh “ sự nghiệp nghiên cứu khoa học . Anh là một trong những người lãnh đạo phong trào sinh viên , tiếp là phong trào Việt Kiều đấu tranh , ủng hộ cuộc trường kỳ kháng chiến của nước nhà do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo .
Tháng 6-1946 , Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức nước Pháp , dự Hội nghị đàm phán Pháp- Việt ở Fontainebleau anh tham gia phục vụ Đoàn đại biểu . Khi Bác Hồ về nước , anh và mốt số trí thức lớn Việt Kiều ở Pháp xin theo Bác về tham gia kháng chiến với đồng bào trong nươc .Thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên anh ở lại và xin với Bác phân công anh làm thư ký Cơ quan đại diện Nước VNDCCH do ông Trần Ngọc Danh – em trai đồng chí Trần Phú - phụ trách . Thời gian ấy VN đang chiến tranh chống thực dân Pháp nên không có quan hệ ngoại giao nên không có Đại sư quán .
Trở lại vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh và cuộc vận động lớn học tập Tư tưởng , đạo đức Hồ Chí Minh , làm theo phong cách Hồ Chí Minh đang và tiếp tục thực hiện ở nước ta .
Tư tưởng ĐOÀN KẾT , ĐẠI ĐOÀN KÊT của Bác . Tôi vấn vương câu hỏi vì sao , yếu tố nào mà thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp; đất nghèo , khổ là thế mà các nhà trí thưc lớn ở Pháp xin theo Bác Hồ về nước đồng cam cộng khổ với dân . Vì lòng yêu nước ? Đương nhiên , trừ bọn Việt gian bán nước , bọn phản động có hạng , tôi dám chắc rằng đồng bào ta dù trong hay ngoài nước ; ở góc bể chân trời nào, dù theo ĐẢNG hay chưa theo ĐẢNG đều yêu quê hương , đất nước mình , càng tha hương càng thương, nỗi lòng cố quốc càng trăn trở ?
Phải chỉ ta không phải là Bác Hồ, không thực tâm vô tư trong sáng như NGƯỜI ? Không biết “ăn ở “ như NGƯỜI – sức hút ,thu phục được nhân tâm như NGƯỜI .
“ Thiện căn ở tại lòng ta “ . Anh – Tôi bắt tay hòa hợp với nhau , mỗi chúng ta phải tự thấy được những điều gì khiến ta chưa ngồi chung một chiếu và bỏ những điều đó đi chứ không phải chỉ một phía ? Nên biết mình biết người , lắng nghe nhau một cách thành thực những trở ngại cùng phải vượt qua …
Chính vì vậy có trí thức đã về nước , nhận phân công , chức sắc rồi …được thời gian rồi lại khảng trảng , lại ra đi ?
Tôi không phủ nhận những điều gọi là thành tích , thành quả đã được trong cuộc vân động lớn học tập và làm theo lời Bác . Nhưng nên nhìn thẳng vào sự thật , hiệu quả đạt được đến đâu ? Nơi nàỳ , nơi khác có hình thức , chạy theo phong trào , họp hành tổng kết tặng hoa , khen thưởng … có mất thời gian , tốn kém ?
Nên rạch ròi , ai phải học trước . Từng đối tượng học Bác điều gì và sát sao học cho được một điều trước đã .
Chọn thời điểm do thực tiễn cuộc sống đặt ra lúc này học gì ?
Lãnh đạo cấp cao cần phải học trươc . Học cách vi hành của bác , cách dùng người của Bác .
Trong lúc dịch COVID-19 đang gây tai họa , không chỉ tính mạng con người mà cả kinh tế - xã hội cùng nhiều mặt khác nên không khỏỉ bối rối . Cảm thông với nguười chỉ đạo điều hành . Sức có hạn , trình độ có thế thôi . Nhiều ý kiến hay nhưng đụng vào hoàn cảnh thưc tế thì bất khả thi hay không thề làm ngay được . Điều quan trọng nhất là đồng lòng , là đoàn kết , đại đoàn kết ngăn chặn bằng được đại dich, mọi chuyện tính sau . Hết sức tránh những câu nói , hành vi gây bức xúc , phân tâm …?
Tôi tâm đắc điều Ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi : đã đông thuân , đồng thuận hơn nữa , đẫ quyêt tâm thì quyết tâm hơn nữa . Học tập Tư tưởng Hồ CHI MINH – ĐOÀN KẾT hơn nữa ĐẠI ĐOÀN KẾT chắc chắn ĐAI THANG CÔNG !