Lần đầu tái hiện rừng sâm Ngọc Linh tại Hà Nội

Vanhien.vn - Triển lãm “Di sản văn hóa, sâm Ngọc linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn” sẽ diễn ra vào sáng ngày 20/1/2018 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên công chúng Thủ đô sẽ có cái nhìn toàn diện về loài sâm quý của Việt Nam qua thực cảnh rừng sâm được tái hiện.

Vanhien.vn - Triển lãm “Di sản văn hóa, sâm Ngọc linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn” sẽ diễn ra vào sáng ngày 20/1/2018 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên công chúng Thủ đô sẽ có cái nhìn toàn diện về loài sâm quý của Việt Nam qua thực cảnh rừng sâm được tái hiện.

Đồng bào dân tộc Xê Đăng trồng và chăm sóc sâm Ngọc linh dưới tán rừng đại ngàn.

Trưng bày do ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp tổ chức.

Kon Tum là vùng đất có nền văn hóa phong phú, đa dạng, dầu bản sắc và truyền thống cách mạng. Bên cạnh giá trị về tài nguyên thiên nhiên, nhân văn lịch sử, Kon Tum tự hào có núi Ngọc linh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc linh là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều hệ động thực vật quý hiếm, trong đó có sản vật sâm Ngọc linh, một loại dược liệu quý, đặc hữu của Việt Nam và là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới.

Ngày 5/9/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi đến thăm Công ty CP Sâm Ngọc linh Kon Tum đã đánh giá cao sâm Ngọc linh là “Quốc bảo của Việt Nam”, là “quốc kế dân sinh”, “niềm tự hào của dân tộc”.

Ngày 6/9/2018, tại Hội nghị đầu tư phát triển sâm Ngọc linh Kon Tum và các dược liệu, Thủ tướng đã chỉ đạo, yêu cầu cần phải xây dựng một chiến lược đại chúng hóa, tăng cường quản bá, xây dựng thành thương hiệu quốc gia Việt Nam cho sâm Ngọc linh và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, Trưng bày “Di sản văn hóa sâm Ngọc linh Kon Tum - Báu vật đại ngàn” là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XIV về định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tập trung huy động các nguồn lực, phối hợp với các cơ quan, bộ ngành trong và ngoài nước để tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về giá trị đặc biệt của sâm Ngọc linh cũng như di sản lịch sử văn hóa Kon Tum tới du khách trong và ngoài nước, nhằm xây dựng thương hiệu và thu du khách đến với Kon Tum.

Người dân Hà Nội sẽ được thấy quy trình phát triển sâm Ngọc linh cũng như có thể sở hữu loại sâm quý này tại trưng bày.

Với hơn 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh trưng bày gồm hai phần:                  

Phần thứ nhất, di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Kon Tum với các sưu tập hiện vật, tài liệu hình Ảnh, phim tư liệu, clip... nhằm giới thiệu về vùng đất, con người, đặc biệt là các di sản văn hóa tiêu biểu của Kon Tum (Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum, những sắc thái văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum qua trang phục, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất. Hình ảnh về đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, siêu tập nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum).

Phần thứ hai, sâm Ngọc linh - bảo vật của Việt Nam: Phối hợp trưng bày tại liệu, hiện vật, hình ảnh với trưng bày thực cảnh tái hiện rừng sâm để giới thiệu về: môi trường, cảnh quan sự đa dạng sinh học của vùng rừng núi Ngọc linh - Không gian sinh tồn của sâm Ngọc linh; Lịch sử phát hiện, nghiên cứu bảo tồn nguyên gen gốc, nhân rộng và phát triển diện tích trồng sâm Ngọc linh dưới tán rừng; giá trị đặc biệt và những chế phẩm của sâm Ngọc linh; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến phát triển sâm Ngọc linh thành “quốc kế dân sinh”; Sâm Ngọc linh trong giải quyết các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum; xây dựng thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc linh và vươn ra thị trường quốc tế.

Có thể nói, trưng bày với nội dung cô động, sâu sắc, tài liệu hiện vật được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm và tiêu biểu; bố cục chặt chẽ, khoa học, thẩm mỹ, ấn tượng, trưng bày còn sử dụng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại như màn hình cảm ứng, màn hình led, công nghệ thực tế ảo 3D, 4D tạo hiệu ứng sống động, ấn tượng để tăng cường tương tác, trải nghiệm, phục vụ và thu hút khách tham quan.

Đây là lần đầu tiên có một trưng bày giới thiệu, quảng bá đầy đủ và toàn diện về các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Kon Tum và giá trị đặc biệt của sâm Ngọc linh, Quốc bảo Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia với loại hình trưng bày mới hấp dẫn.

Ông Trần Hoàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: Thông qua trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu, đặc biệt là thực cảnh với thảm thực vật có dòng suối, dòng nước tái hiện rừng sâm phát triển như thế nào dưới đại ngàn, dãy núi Ngọc linh. Ngoài ra, trưng bày còn giới thiệu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum. Trong đó người Xê Đăng gắn bó với cây sâm, họ trồng trọt, chăm sóc sâm Ngọc linh cũng như được hưởng lợi từ cây sâm do Công ty CP sâm Ngọc linh hỗ trợ. Trước đây, giống cây sâm Ngọc linh rất khan hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng, hiện nay, Công ty đã có thể nhân giống loại sâm này hoàn toàn tự nhiên, nguyên sinh. Bởi vậy, không thể đưa khoa học công nghệ vào quy trình nhân giống. Tại trưng bày lần này, Công ty sẽ giới thiệu và bán sâm Ngọc linh với số lượng có hạn.

Dự kiến trưng bày sẽ đến hết năm 2019.