Lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu những lễ vật này

Vũ Hải Anh

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày người Việt lại sửa soạn làm cơm, thả cá chép để tỏ lòng biết ơn đến các vị thần đã cho lửa, giữ bình yên cho gia đình trong năm qua.

Nguồn gốc Tết ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần bảo hộ gia đình. Mỗi năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, người dân sẽ làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

cung ong cong ong tao can nhung gi

Sự tích và nguồn gốc của Lễ cúng ông Công ông Táo được lưu truyền trong nhiều câu chuyện, nhưng nhìn chung được hiểu 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân về Trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt và việc xấu. Vì vậy, mỗi nhà đều làm cỗ cúng tiễn Táo Quân về trời chu đáo với mong muốn Táo quân hài lòng sẽ nói tốt cho mình. Như vậy sẽ được ban lộc và tránh bị Ngọc Hoàng quở trách.

Theo lịch vạn niên, lễ ông Công ông Táo lên chầu trời năm nay vào ngày 23 tháng Chạp, tức Thứ Sáu ngày 17/01/2020 dương lịch.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn Ông Công Ông Táo lên trời luôn được tiến hành trọng thể. Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Vào năm 2020 này, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ sáu (17/1), nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

- Tiền vàng.

- 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

Những bộ lễ vật này thường bày bán tại các chợ rất nhiều bạn chỉ cần đến và bảo bán cho bạn bộ cúng ông Táo là đã có tất cả. Ngoài ra thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì và ngày giờ đưa ông Táo chuẩn

Mâm cỗ

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Tại mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:

- Thịt heo luộc.

- Gà luộc hoặc quay.

- Đĩa rau xào.

- Hành muối.

- Xôi gấc

- Giò heo

- Canh mọc.

- Cá chép nướng

- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.