Dàn xe của Đại đội 9 - Bộ đội Vận tải anh hùng, một trong những đơn vị xe cơ giới đầu tiên vượt Trường Sơn. Hình ảnh chụp lại từ Bảo tàng TP HCM.Các chiến sĩ công binh thuộc Tiểu đoàn 25, Binh trạm 31, trực hướng dẫn và phân luồng xe tại ngã ba thuộc Km 0 trục đường tránh Bắc Xiêng Khoảng đi Xóm Péng, đảm bảo cho chiến dịch vận tải trên đường Trường Sơn, tháng 11/1968.Để tránh những điểm đánh tập trung của địch, Bộ đội Trường Sơn bí mật, bất ngờ mở hàng nghìn km đường kín (đường K) cho xe chạy ban ngày, đẩy nhanh tốc độ vận chuyển nhân, vật lực cho chiến trường miền Nam.Các đồng chí trong binh trạm đang báo cáo về cung đường sắp tới cho đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Võ Văn Kiệt - lãnh đạo đoàn Trung ương Cục miền Nam trên đường vượt Trường Sơn ra Hà Nội họp, tháng 3/1973.Bộ Tư lệnh Trường Sơn họp triển khai nhiệm vụ.Đồng chí Trường Chinh chúc Tết Bộ đội Trường Sơn nhân dịp xuân Giáp Dần 1974.Giây phút bình yên giữa núi rừng Trường Sơn.Một trong những con tàu không số thuộc Đoàn M25 Hải quân thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường bằng đường Hồ Chí Minh trên biển.Cầu treo Bến Tắt, phía thường nguồn sông Bến Hải - một công trình biểu tượng của đường Trường Sơn.Chiến sĩ Đại đội 1 Ô tô vận tải anh hùng, Tiểu đoàn 54, Binh trạm 41, chống lầy, đảm bảo hàng hóa lưu thông trong chiến dịch vận chuyển mùa mưa năm 1970 tại đường 9 - Nam Lào (đoạn từ Nam Thà Khống, Bản Đông, Tà Cơn), tháng 6/1970.Vũ khí, đạn dược được các chiến sĩ bộ đội chuyển đến tận tay các đơn vị chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt".Chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thuộc Đại đội 1 Tiểu đội xe không kính hạ quyết tâm trước giờ lên đường.Đơn vị hậu cần vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ chiến trường và tải thương về tuyến sau.Đội quân y trên đường Trường Sơn làm việc bất kể ngày đêm.Kỹ sư và công nhân Cuba giúp Bộ đội Trường Sơn xây dựng đường, 1973. Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Loạt ảnh mới công bố về đường Trường Sơn huyền thoại
Nguyễn Thủy
26/04/2020
(Kiến Thức) - Cùng nhìn lại một thời hoa lửa trên đường Trường Sơn qua loạt ảnh mới được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm chuyên đề về đường Trường Sơn ở Bảo tàng TP HCM.
Dàn xe của Đại đội 9 - Bộ đội Vận tải anh hùng, một trong những đơn vị xe cơ giới đầu tiên vượt Trường Sơn. Hình ảnh chụp lại từ Bảo tàng TP HCM.
Các chiến sĩ công binh thuộc Tiểu đoàn 25, Binh trạm 31, trực hướng dẫn và phân luồng xe tại ngã ba thuộc Km 0 trục đường tránh Bắc Xiêng Khoảng đi Xóm Péng, đảm bảo cho chiến dịch vận tải trên đường Trường Sơn, tháng 11/1968.
Để tránh những điểm đánh tập trung của địch, Bộ đội Trường Sơn bí mật, bất ngờ mở hàng nghìn km đường kín (đường K) cho xe chạy ban ngày, đẩy nhanh tốc độ vận chuyển nhân, vật lực cho chiến trường miền Nam.
Các đồng chí trong binh trạm đang báo cáo về cung đường sắp tới cho đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Võ Văn Kiệt - lãnh đạo đoàn Trung ương Cục miền Nam trên đường vượt Trường Sơn ra Hà Nội họp, tháng 3/1973.
Bộ Tư lệnh Trường Sơn họp triển khai nhiệm vụ.
Đồng chí Trường Chinh chúc Tết Bộ đội Trường Sơn nhân dịp xuân Giáp Dần 1974.
Giây phút bình yên giữa núi rừng Trường Sơn.
Một trong những con tàu không số thuộc Đoàn M25 Hải quân thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường bằng đường Hồ Chí Minh trên biển.
Cầu treo Bến Tắt, phía thường nguồn sông Bến Hải - một công trình biểu tượng của đường Trường Sơn.
Chiến sĩ Đại đội 1 Ô tô vận tải anh hùng, Tiểu đoàn 54, Binh trạm 41, chống lầy, đảm bảo hàng hóa lưu thông trong chiến dịch vận chuyển mùa mưa năm 1970 tại đường 9 - Nam Lào (đoạn từ Nam Thà Khống, Bản Đông, Tà Cơn), tháng 6/1970.
Vũ khí, đạn dược được các chiến sĩ bộ đội chuyển đến tận tay các đơn vị chiến đấu trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào.
Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu "Tất cả vì miền Nam ruột thịt".
Chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thuộc Đại đội 1 Tiểu đội xe không kính hạ quyết tâm trước giờ lên đường.
Đơn vị hậu cần vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ chiến trường và tải thương về tuyến sau.
Đội quân y trên đường Trường Sơn làm việc bất kể ngày đêm.
Kỹ sư và công nhân Cuba giúp Bộ đội Trường Sơn xây dựng đường, 1973.
Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.