Lý thuyết tiền tệ hiện đại - Nguyên tắc cốt lõi và thách thức đặt ra trong nền kinh tế toàn cầu

Lý thuyết tiền tệ hiện đại cho rằng, các quốc gia phát hành tiền tệ của riêng họ. Theo cách mà mọi người hoặc các doanh nghiệp có thể làm, không bao giờ  Chính phủ bị “cạn tiền”.

Trong tiếng Anh, Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) viết tắt MMT, là một khuôn khổ kinh tế vĩ mô cho rằng, các quốc gia có quyền tối cao về tiền tệ, không bị hạn chế hoạt động bởi các khoản thu trong chi tiêu của chính phủ liên bang. Nói cách khác, các Chính phủ không cần thuế hoặc  có thể đi vay để chi tiêu. Vì là nhà phát hành tiền độc quyền, Chính phủ có thể in tiền khi cần.

Lý thuyết tiền tệ hiện đại cho rằng, các quốc gia phát hành tiền tệ của riêng họ. Theo cách mà mọi người hoặc các doanh nghiệp có thể làm, không bao giờ  Chính phủ bị “cạn tiền”.

Nền kinh tế Mỹ được đặt dưới sự quản lý của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) với phương  thức quản lý thao túng nguồn cung tiền quốc gia, kiểm soát quy mô nguồn cung bằng cách thiết lập "tỷ lệ dự trữ bắt buộc", là lượng tiền mặt dự trữ mà các ngân hàng tư nhân phải giữ tương ứng với số tiền họ cho vay; "Lãi suất chiết khấu" do Fed ấn định cho các khoản vay từ nguồn tiền dự trữ để các ngân hàng bổ sung, mở rộng cho vay ; và "nghiệp vụ thị trường mở" là những hoạt động mua, bán chứng khoán Chính phủ của các ngân hàng.

Là một phương thức tiếp cận mới nổi, MMT là chủ đề tranh luận của nhiều chuyên gia kinh tế và chính trị gia ngay tại nước Mỹ. Ngày càng có nhiều chuyên gia và những nhà nghiên cứu chỉ trích Lý thuyết tiền tệ (MT), nhiều người đang quay lưng lại, đặc biệt khi xảy ra đại dịch Covid-19 với sự hỗn loạn từ việc nền kinh tế phải đóng cửa. 

t1-1629159243.jpg

Nguyên tắc cốt lõi

Học thuyết tiền tệ hiện đại cho rằng "Chính phủ không chịu vỡ nợ trên đồng tiền quốc gia, nên có thể tăng liên tục và liên tục thâm hụt mà không sợ vỡ nợ". Hiện tại nước Mỹ có khả năng tăng liên tục thâm hụt tiền mà chưa sợ lạm phát, đồng nghĩa với dù lượng tiền ra thị trường lớn bao nhiêu cũng được hấp thu hết.

Thâm hụt ngân sách làm tăng nhu cầu khoản vay.Do chính phủ cần vay trên tất cả các khoản mà cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đang đòi hỏi; giống như nhu cầu tăng đột biến, sự gia tăng nhu cầu  làm cho các khoản vay đắt hơn dẫn đến lãi suất trung bình gia tăng. Đối với chính phủ, đây là một khoản chi phí bổ sung mà họ phải gánh chịu. Nhưng lãi suất cao hơn cũng áp dụng cho các công ty tư nhân và cá nhân; nghĩa là sẽ có ít gia đình vay thế chấp , vay sinh viên hoặc vay vốn để xây dựng nhà máy mới và như vậy, tăng trưởng kinh tế nói chung cũng sẽ bị chậm lại.

Các nhà lý thuyết tiền tệ hiên đại tin rằng, các khoản cho vay của các ngân hàng sẽ tạo ra lượng tiền phù hợp với nhu cầu tiền tệ của thị trường, nghĩa là không có sự đánh đổi giữa việc cho chính phủ và các doanh nghiệp vay theo kiểu buộc lãi suất phải tăng khi chính phủ vay nhiều. Tuy nhiên vượt ra ngoài lý thuyết tiền nội sinh , họ cho rằng chính phủ không bao giờ phải vỡ nợ miễn là họ phát hành và kiểm soát được loại tiền mà họ đánh thuế và chi tiêu 

Để bù đắp thâm hụt, đầu tiên chính phủ phải tăng thuế để trả cho khoản thâm hụt . Nhưng nếu làm vậy thì lại hạn chế thu nhập khả dụng và chi tiêu. Các nước với xếp hạng tín dụng cao có thể vay quốc tế,nhưng không ai cho vay thì với MMT, người cho vay lại chính là Ngân hàng Trung ương (NHTWW) bằng cách mua lại trái phiếu của chính phủ. Như vậy kể cả khi thuế giữ nguyên hoặc giảm, việc trả nợ cũ chỉ cần phát hành thêm nợ mới là xong. 

Theo các nhà nghiên cứu, khoản nợ của Chính phủ không phải là tiền thân của sự sụp đổ nhưng thực tế thâm hụt hoặc thặng dư dù nhỏ nhưng lại gây hại lớn, bởi suy thoái do chi tiêu thâm hụt chính là thứ tạo ra tiết kiệm của mọi người.
Mặc dù những người ủng hộ ủng hộ cho rằng ,về lý thuyết, lạm phát chỉ là kết quả xảy ra từ việc chi tiêu. Giới hạn của Chính phủ khi chi tiêu là sự sẵn có của các nguồn lực thực sự như công nhân, vật tư xây dựng….;.khi chi tiêu Chính phủ quá lớn so với nguồn lực, lạm phát có thể gia tăng. Thuế tạo ra nhu cầu liên tục về tiền tệ , là công cụ để rút tiền ra khỏi nền kinh tế. nhưng điều này lại ngược với  suy nghĩ thông thường là, thuế chủ yếu nhằm vào cung cấp tiền cho chính phủ để chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng và tài trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội. Lý thuyết hiên đại cho rằng, Chính phủ không cần bán trái phiếu để vay tiền vì tiền Chính phủ có thể tự tạo ra;  nhưng Chính  phủ bán trái phiếu là để rút được dự trữ vượt mức và đạt mục tiêu lãi suất qua đêm. Do đó  sự tồn tại của trái phiếu chỉ là tài khoản tiết kiệm tại NHTW , đây không phải là yêu cầu đối với Chính phủ mà chỉ là một lựa chọn chính sách.

Thất nghiệp là kết quả của việc Chính phủ chi quá ít; những người không tìm được việc làm trong khu vực tư nhân được nhận mức lương tối thiểu hoặc công việc chuyển đổi được Chính phủ tài trợ do cộng đồng địa phương quản lý. Những lao động này sẽ hoạt động như cổ phiếu đệm để giúp chính phủ kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế (vietnambiz.vn 2019).
Theo những người ủng hộ thuyết MMT có ảnh hưởng lớn  như Stephanie Kelton, chính phủ ở các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, không phải đối mặt với những giới hạn ngân sách cứng vì họ có thể in thêm tiền để tài trợ cho chi tiêu cao hơn.

Cách tiếp cận MMT không phải là chưa có tiền lệ; Thuyết này đã được thử nghiệm ở một số nước Mỹ Latinh, bao gồm Chile, Argentina, Brazil, Ecuador, Nicaragua, Peru và Venezuela. Bốn trường hợp đặc biệt tiêu biểu là Chile dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Salvador Allende từ 1970 đến 1973; Peru thời kỳ chính quyền đầu tiên của Tổng thống Alan García (1985-1990); Argentina dưới thời Tổng thống Néstor Kirchner và Cristina Fernández de Kirchner từ năm 2003 đến 2015; và Venezuela từ năm 1999 dưới thời các Tổng thống Hugo Chávez và Nicolás Maduro.

Tất cả các quốc gia thử nghiệm đều có đồng tiền riêng tại thời điểm áp dụng chính sách này. Hơn nữa, chính phủ của họ đã dựa vào lập luận tương tự như của những người ủng hộ thuyết MMT để biện minh cho sự gia tăng chi tiêu công được tài trợ bởi Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, tất cả những thí nghiệm này đều dẫn đến lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá mạnh và sự sụt giảm nhanh chóng của tiền lương thực tế (Sebastián Edwards2019).

Khi đại dịch Covid-19  bùng phát,  các nhà quản lý ở hầu hết các quốc gia đều phải xem xét lại chính sách “phi truyền thống”. Và nhận thấy, chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên MMT tiềm ẩn những rủi ro trung hạn, có thể gây ra khủng hoảng tài chính mới, nhưng trước hết là thách thức đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu 

Nhu cầu chi tiền để đối phó với cú sốc kinh tế từ đại dịch Covid-19 đã đưa MMT từ ít được quan tâm sang vị trí trung tâm của chính sách . Theo đó, 2 tổ chức quan trọng là ngân hàng trung ương (NHTW) và Kho bạc như một thực thể duy nhất, có phương thức quản lý khác nhau nhưng hoạt động cùng nhau, có ranh giới nhưng tôn trọng lẫn nhau.Kho bạc tạo ra tiền bằng cách chi tiêu. Khi kho bạc chi, tiền sẽ giảm ở tài khoản tại NHTW và tăng trong  tài khoản NH tư, các công ty hoặc ở người dân, là những đối tác nhận chi của kho bạc. Kho bạc càng chi tiêu nhiều thì khu vực tư nhân càng trở nên giàu có.

Những người ủng hộ MMT coi tiền như sổ kế toán được khởi xướng bởi chi tiêu của kho bạc được hỗ trợ bởi quyền lực nhà nước và không giới hạn số tiền nhà nước có thể chi tiêu.

Ở nước Mỹ , các chương trình Chính phủ có thể được tài trợ bởi các khoản chi của kho bạc và tiền tệ hóa từ nợ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed).Như vậy là NHTW và kho bạc có thể phối hợp cùng nhau trong một tình thế gọi là “thống trị tài khóa”, để tiền tệ hóa khoản nợ không giới hạn của Chính phủ hỗ trợ chi tiêu.  Điều này đồng nghĩa với MMT đã  lờ đi nhiều vấn đề về thâm hụt từ thương mại và đầu tư, cho đến việc tạo ra tiền lệ có giới hạn pháp lý, mà quá dựa vào các mô hình định lượng hay quyền lực của nhà nước.

Điểm khác của MMT là vòng quay đồng tiền; thực tế này cũng dễ gây siêu lạm phát khi mà niềm tin vào tiền của chính phủ bị xói mòn. Theo các nhà phân tích, hiệu quả chính sách tiền tệ bao gồm các giải pháp thao túng lãi suất, mua tài sản đã giảm đi đáng kể khi tỷ lệ nợ trong nền kinh tế quá cao, lãi suất chạm ngưỡng bằng không và hệ số nhân tiền tệ quá thấp.

Theo lý thuyết tiền tệ, với ý tưởng cơ bản là những thay đổi cung tiền, đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thay đổi GDP.Những thay đổi GDP được chia thành 2 phần: thành phần thực tạo ra từ lợi nhuận, một phần là của lạm phát và cả 2 thành phần này đều tạo ra mức tăng danh nghĩa. Tuy nhiên  Friedman đã chỉ ra ,việc tăng cung tiền để tăng sản lượng chỉ có tác dụng ở một thời điểm nhất định. Trên thực tế, Fed có thể in tiền để có được tăng trưởng danh nghĩa, nhưng sẽ có giới hạn đối với mức độ tăng trưởng thực. Đó là yếu tố mà Fed không thể kiểm soát nổi.

Trong bài viết mang tựa đề Thuyết tiền tệ hiện đại đang gây tranh cãi tại Mỹ https://vneconomy.vn/thuyet-tien-te-hien-dai-dang-gay-tranh-cai-tai-my.html 6/04/2021,Tiến sỹ Terry F. Buss cho rằng, các Chính phủ có thể tăng cung ứng nguồn tiền tuỳ thích, bất kể việc đó sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ công ở quy mô nào. Do kiểm soát nguồn cung tiền thuộc quyền của mình nên Chính phủ có thể phát hành tuỳ thích mà không vỡ nợ.

Nguồn tài chính Chính phủ không bị ràng buộc bởi thị trường tư nhân, bởi Chính phủ có quyền tối cao trong việc kiểm soát nguồn tiền. Những người ủng hộ MMT cho rằng, Chính phủ có thể qua mặt  thị trường vốn tư nhân bằng cách bán trái phiếu cho Ngân hàng trung ương, và sau đó in tiền để trả nợ cho các ngân hàng này (Terry F,Buss 2021).

MMT tập trung vào chính sách tài khoá nhiều hơn là chính sách tiền tệ. Hiện giờ, mục tiêu chủ đạo của chính sách tài khoá là hướng đến toàn dụng lao động và giá cả ổn định. Vì vậy, thay vì tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát, Chính phủ Mỹ đi theo quan điểm của MMT, thực hiện việc tăng thuế. Những người ủng hộ MMT không tin sự gia tăng tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sẽ gây ra lạm phát. Họ cho rằng; lạm phát là hậu quả của chiến lược định giá của doanh nghiệp. Trong thực tế ở Mỹ,  Ngân hàng dự trữ liên bang(FED) hoạt động độc lập và đặt quyền quản lý nền kinh tế vào tay Chính phủ,  Kho bạc và Quốc hội là những cơ quan quyết định số tiền cần in.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Mỹ đã từ bỏ Thuyết tiền tệ (MT). Trong thưc tế, việc từ bỏ MT đã xảy ra từ sớm hơn trước đó, khi Chủ tịch Fed, Alan Greenspan, sử dụng "lãi suất quỹ liên bang", do FED ấn định cho nội bộ hệ thống ngân hàng thương mại vay mượn "qua đêm"nhằm  đảm bảo đủ lượng dữ trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Trung ương , để kích thích nền kinh tế vào năm 1998. Việc này thậm chí  còn diễn ra từ những năm 1980, khi các Tổng thống Reagan và Bush bắt đầu cắt giảm thuế ở quy mô lớn và gia tăng chi tiêu quốc phòng.

Nước Mỹ với việc áp dụng triệt để lý thuyết tiền tệ hiện đại.

Thuyết tiền tệ hiện đại (MMT), một cách tiếp cận chính sách kinh tế mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia hàng đầu của Hoa Kỳ. Những người ủng hộ thuyết MMT nhằm đạt được toàn dụng lao động từng tuyên bố,gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình.

Theo những người ủng hộ MMT có ảnh hưởng thì, chính phủ ở các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, không phải đối mặt với những giới hạn ngân sách cứng vì họ có thể in thêm tiền để tài trợ cho chi tiêu cao hơn. Khó có thể đánh giá được giá trị của thuyết MMT vì những người ủng hộ không cung cấp một mô tả chi tiết, thống nhất về cách thức hoạt động của mô hình. Theo Krugman có xu hướng không rõ ràng về sự khác biệt cụ thể giữa quan điểm của họ với các quan điểm truyền thống, đồng thời với thói quen gạt bỏ mọi nỗ lực nhằm làm rõ ý của họ là gì. Ngoài ra, những người ủng hộ hầu như không đưa ra bất kỳ một phân tích nào về chính sách có thể hoạt động trên thực tế, đặc biệt là trong trung và dài hạn.

Năm 2009, chính quyền Tổng thống Obama đưa ra gói khôi phục kinh tế trị giá 800 tỷ USD để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Fed cũng bắt đầu cho các công ty chứng khoán tư nhân vay với lãi suất thấp và đổi lại, các công ty này sử dụng vốn cổ phần và trái phiếu đô thị thương mại làm tài sản bảo đảm. Những động thái này đang được Fed lặp lại năm 2020. Năm 2018, Tổng thống Trump đã ban hành chính sách cắt giảm mạnh đối với thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, khiến thâm hụt chi tiêu gia tăng.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump năm 2020, các gói cứu trợ Covid trị giá 900 tỷ USD và sau đó là 2,2 nghìn tỷ USD được cả hai phe Cộng hoà và Dân chủ thống nhất tung ra. Fed ban hành một chương trình cho vay trị giá 2,3 nghìn tỷ USD, cùng với việc mua 700 tỷ USD chứng khoán chính phủ và chứng khoán có thế chấp được chính phủ bảo đảm. Fed nắm giữ 6,6 nghìn tỷ USD chứng khoán chính phủ. Sau đó Fed đã nới lỏng gần như tất cả các thông lệ tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu hoặc kiểm soát các rủi ro hệ thống.

Chính quyền Tổng thống Biden, với sự ủng hộ đơn phương của phe Dân chủ, đã thông qua gói cứu trợ Covid trị giá 1,9 nghìn tỷ USD cùng với  gói 3 nghìn tỷ USD khác để chi cho cơ sở hạ tầng và biến đổi khí hậu và theo dự kiến còn có nhiều khoản chi lên đến hàng nghìn tỷ USD cho chăm sóc y tế (Terry F.Buss 2021).

Mặc dù trên danh nghĩa, các gói chi tiêu vừa cung cấp cứu trợ vừa kích thích kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid-19, nhưng theo nhiều phân tích, phần lớn nội dung chi tiêu lại không liên quan gì đến khủng hoảng hay đại dịch. Chỉ có 9% nội dung của Dự luật Covid năm 2021 là bao gồm các khoản chi cho Covid, phần còn lại sẽ chi vào các mục như cứu trợ quỹ lương hưu của chính phủ, tăng lương cho công nhân viên chức nhà nước, cung cấp lợi ích cho các liên đoàn lao động, tài trợ cho các dự án, chương trình riêng của Quốc hội...

Thách thức và vấn đề đặt ra

Hiệu quả chính sách tiền tệ bao gồm các giải pháp thao túng lãi suất, mua tài sản giảm đi đáng kể khi tỷ lệ nợ trong nền kinh tế quá cao, lãi suất chạm ngưỡng bằng không và hệ số nhân tiền tệ quá thấp.Vai trò của chính sách tiền tệ sẽ không phát huy được tác dụng kích thích tăng trưởng, và càng không thể hỗ trợ cho chính sách tài khóa trong các gói chi tiêu của chính phủ. Với ý tưởng cơ bản là làm thay đổi cung tiền, Fed cho là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thay đổi tăng trưởng GDP, nhưng nhà kinh tế học nổi tiếng Friedman đã từng chỉ ra, việc cung tiền để tăng sản lượng chỉ có tác dụng ở một thời điểm nhất định.Trên thực tế, Fed có thể in tiền để có được tăng trưởng danh nghĩa, nhưng sẽ có giới hạn đối với mức độ tăng trưởng thực. Đó là yếu tố mà Fed không thể kiểm soát được.

Khi lãi suất ngắn hạn chạm ngưỡng 0 và cơ sở tiền tệ mở rộng đáng kể, chính sách tiền tệ về cơ bản không còn tác dụng. Vì vậy, chính sách tài khóa diễn ra dưới dạng thâm hụt lớn và phần đáng kể thâm hụt lại được bù đắp bằng tiền, vì không có người nắm giữ trái phiếu kho bạc thực sự. Trong thực tế , năm 2020, Quốc hội Mỹ đã cho phép chi tiêu thâm hụt nhiều hơn so với 8 đời tổng thống trước cộng lại. Quốc hội tiếp tục sẽ bổ sung vào khoản nợ công trong giai đoạn 2020-2021, nhiều hơn so với khoản nợ tích lũy của tất cả các tổng thống từ George Washington đến Bill Clinton (Phụng Thị Lan Nhi (2021).

Thuyết tiền tệ hiện đại  một cách tiếp cận chính sách kinh tế mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cánh tả hàng đầu của Hoa Kỳ. Những người ủng hộ tuyên bố, sự gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia, có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình như trường hợp Hoa Kỳ (Sebastián Edwards,2019)

Các chính trị gia bị thu hút bởi những cơ hội được tạo ra khi Fed vô hiệu hoá. Liệu có thể có niềm tin rằng những chính trị gia sẽ "làm điều đúng đắn?". Quy trình cấp vốn cho công cuộc chuyển đổi toàn diện diễn ra cho thấy, nếu không được kiểm soát, các bên điều hành sẽ không ngần ngại làm bất cứ điều gì họ muốn. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi nêu trên có thể là "không". Những tài liệu về MT và MMT, cho thấy hiệu quả của những công cụ này có thể đã bị thổi phồng. Rất nhiều chính sách gây tranh cãi đã được lồng ghép trong MMT. 

MMT yêu cầu ấn định lãi suất bằng 0 để tránh phải trả lãi cho các khoản nợ. điều này đồng nghĩa với nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả đang được nâng đỡ bằng "tiền rẻ" vay với lãi suất thấp; nhiều  doanh nghiệp được mệnh danh là các công ty "xác sống", chỉ tồn tại khi lãi suất thấp chưa tăng. 

MMT quy định thu nhập đảm bảo cho người lao động thất nghiệp mà không yêu cầu bất kỳ nghĩa vụ làm việc nào; và ấn định mức lương tối thiểu cao cho tất cả người lao động. Nếu lợi ích quá cao, nó sẽ trở thành lạm phát.
Quản lý nền kinh tế và chi tiêu của chính phủ cũng giống như bơm căng không khí vào một quả bong bóng, sau đó bóp một bên để thấy nó phình ra ở bên khác. Hiểu được các chỗ phình ra trên quả bóng là nghệ thuật hơn là khoa học. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang thổi phồng quả bóng lên mức chưa từng có và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra..

Khi một chính phủ chi nhiều hơn số thuế nhận được, họ phải vay, điều này thường làm bằng cách bán trái phiếu cho các nhà đầu tư khu vực tư nhân như quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, kể từ năm 2009, các ngân hàng trung ương của Anh, Mỹ, eurozone, Nhật Bản và các nước khác đã mua số lượng lớn trong số các trái phiếu này từ các chủ sở hữu khu vực tư nhân, thanh toán cho các giao dịch mua bằng tiền mới được tạo. Mục đích của cái gọi là nới lỏng định lượng này (QE) là nhằm kích thích hoạt động kinh tế và ngăn chặn giảm phát, và nó đã được mở rộng rất nhiều để đối phó với đại dịch.(Jhon Whittake 2019)

Hiện tại ở Anh, hơn £ 600 tỷ hoặc 30% nợ chính phủ được tài trợ hiệu quả bằng tiền ngân hàng trung ương , đây là giá trị của trái phiếu chính phủ hiện do Ngân hàng Anh nắm giữ  QE. Có tỷ lệ cao tương tự ở các quốc gia khác.
Khi lạm phát gia tăng ở các quốc gia này, người dân tìm cách giảm nắm giữ đồng nội tệ. Song do các chính phủ yêu cầu trả thuế bằng nội tệ, nên nó không hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, tốc độ tiền lưu chuyển từ tay người này sang tay người khác( các nhà kinh tế gọi là “tốc độ lưu thông tiền tệ” ) lại tăng lên đáng kể. Khi nhu cầu giữ tiền sụp đổ, tác động của tăng trưởng cung tiền đối với lạm phát càng được khuếch đại và một vòng luẩn quẩn xuất hiện. Một hậu quả nghiêm trọng là đồng tiền mất giá nhanh chóng trên thị trường quốc tế. 

Những người ủng hộ thuyết MMT tìm cách bỏ qua thực tế là nhu cầu đối với đồng tiền địa phương sẽ giảm mạnh khi giá trị của nó giảm. Đây có lẽ là một trong những điểm yếu lớn nhất của thuyết MMT, và là điều khiến nó trở nên cực kỳ rủi ro cho bất kỳ quốc gia nào muốn thực hiện.

Kinh nghiệm của Mỹ Latinh nên là một cảnh báo rõ ràng cho những người ủng hộ thuyết MMT ngày nay. Ở nhiều quốc gia khác nhau, và vào những thời điểm khác nhau, việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng được tài trợ bằng cách in tiền đều dẫn đến sự mất ổn định kinh tế không thể kiểm soát được. Các ý tưởng chính sách kinh tế thường rất nguy hiểm trong thực tế nếu chúng còn thiếu sót về mặt lý thuyết. Thuyết MMT có thể là một trường hợp như vậy (Sebastián Edwards 2019).