Người Việt Nam có tập tục xông tắm lá mùi già (cây rau mùi, cây ngò, ngò rí) hay tắm giao thừa vào ngày 30 Tết để xua tan những chuyện không vui suốt 1 năm và đón những điều may mắn tốt lành trong năm mới. Không chỉ là một nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết, tắm mùi già còn mang tới nhiều lợi ích sức khỏe.
Cây mùi không chỉ là gia vị trong món ăn, không chỉ đơn thuần là vị thuốc, cây mùi còn mang một ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của người Việt.
Theo đó, từ ngày xa xưa, hàng năm, cứ đến chiều 30 Tết là người Việt lại mua lá mùi già về đun nước tắm bởi theo quan niệm dân gian thì tắm nước mùi sẽ giúp xua đi những điều không may của năm cũ, giúp cơ thể được sạch sẽ, sảng khoái, thanh lọc để đón những niềm vui trong năm mới.
Theo đó, cây mùi dùng để nấu nước tắm phải là cây mùi già đã trổ hoa, kết trái. Từ rễ, thân cây và quả được sử dụng để đun nước và khi đun lên sẽ có mùi rất đặc biệt, vừa nồng ấm lại vừa có vị ngan ngát đặc trưng để xua đi những điều xui xẻo, không may mắn.
Và có nơi còn gọi việc tắm nước mùi già vào ngày 30 Tết là “Tục tẩy trần đêm tất niên”.
Ngày nay, nhiều gia đình trang bị hệ thống nhà tắm hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tắm nước lá mùi già ngày Tết, bởi đó là mùi của thiên nhiên, của đồng quê. Đôi khi với những người xa xứ, đó là mùi của ký ức, của quê hương, cội nguồn.
Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua, từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới, hay nói cách khác để “tống cựu nghinh tân”
Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt.
Có lẽ bởi vậy mà hương thơm của lá mùi già đọng lại rất lâu. Tắm xong, cả nhà vẫn phảng phất hương đến vài ba ngày Tết.
Bên cạnh đó, hương của lá cây mùi tạo cho ta cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu. Nhiều người lý giải rằng, lý do là bởi lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, rau mùi còn giúp ích nhiều cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm.
Chưa hết, loại cây này còn có tính sát khuẩn tốt. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa cao, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu. Bởi vậy, tắm nước đun từ hạt hoặc lá mùi có tác dụng làm cho da sạch, chống viêm nhiễm.
Để có được nồi nước thơm tắm cho cả nhà, bó lá mùi được rửa sạch sẽ, không để nát lá rồi cho vào nồi nước đun. Chỉ cần 2 bó thôi cũng đủ để bạn có nồi nước tắm to, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, dùng cho cả nhà.
Dường như khi tắm thứ nước lá mùi này, mọi vận đen đủi, muộn phiền lo lắng trong năm cũ được gột bỏ - chỉ còn lại đó một cảm giác sảng khoái, sẵn sàng đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn hơn.
Ngày nay, nước cốt mùi già đang được nhiều gia đình tin tưởng và lựa chọn sử dụng làm nước tắm/ rửa mặt vì sự tiện lợi và hiệu quả có thể thấy rõ. Thay vì tìm mua cây mùi già chuẩn và những công đoạn mất nhiều thời gian để chuẩn bị nước nấu, ta chỉ cần sử dụng 1-2 nắp nước cốt mùi già hòa cùng với nồi nước ấm (tùy sở thích) là sẽ có ngay một nồi nước mùi nguyên chất cho cả gia đình.
Nước tắm gội Tất niên - Thương hiệu Mỹ phẩm Linh Hương
Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến gần, bạn hãy thử tắm nước mùi già để thanh lọc tinh thần đón luồng sinh khí mới cho xuân Nhâm Dần này nhé!