Năm 2024: Bức tranh tươi sáng của Cục Kinh Tế Hợp Tác và Phát Triển Nông Thôn

Ngọc Ánh

Năm 2023 đã chứng kiến ​​những bước tiến quan trọng trong ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn tại Việt Nam, với lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt. Bước sang giai đoạn mới, Cục sẽ tiếp tục triển khai các hành động, giải pháp đảm bảo cho sự phát triển của nông thôn và ngành nông nghiệp nói chung

Những dấu ấn đặc biệt của năm 2023

Năm 2023, ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đã ghi nhận nhiều bước tiến đáng khích lệ. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục là tâm điểm với số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước. Đầu tiên là việc Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Hợp tác xã, trong đó, một trong những điểm nổi bật là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) được Quốc hội thông qua là đã thể chế hóa nội dung 08 chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW. Từ đó, giúp mở ra hành lang pháp lý rộng lớn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp. Năm 2023 cũng là năm đánh dấu sự tiến bộ của ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tập thể, HTX đóng góp gần 4% GDP. Ở nhiều địa phương như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau..., HTX đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn phục vụ chế biến, xuất khẩu. Trong tương lai, Cục dự kiến sẽ  tăng số lượng hợp tác xã lên 21,500 trong năm 2024, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động và áp dụng công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, Cục Kinh Tế Hợp Tác và Phát Triển Nông Thôn đã triển khai việc đào tạo nghề, đưa các ngành nghề nông thôn tiếp cận thị trường và tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực cơ giới hóa, quản lý hợp tác xã và canh tác bền vững.

2233-khoi-3-1710898685.jpgDoanh thu và lợi nhuận HTX bình quân giai đoạn 2013 - 2022   

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam)

Một số các chương trình tiêu biểu được Cục Kinh Tế Hợp Tác và Phát Triển Nông Thôn tổ chức thành công như Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023. Nhận định về tiềm năng phát triển của các làng nghề tại Hà Nội, Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết “Nét đặc sắc của Thủ đô Hà Nội không chỉ nằm ở lịch sử nghìn năm văn hiến, mà đây còn là nơi có sự kết hợp, giao thoa giữa nông thôn và thành thị. Có 80% nghề được công nhận ở Việt Nam nằm tại Hà Nội. Vì thế, nơi đây sẽ là trung tâm để khơi dậy những tinh hoa về nghệ thuật và những giá trị truyền thống”. Ngoài ra, Cục đã thực hiện Chương trình Sản xuất và Bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắc Lắc (Chương trình Compact Cư M’gar), tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, cấp phát cây giống, thành lập HTX, hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm địa phương. 

1292-1710898049.jpg

Định hướng năm 2024

Đầu tiên, Cục tiếp tục đầu tư phát triển nghề muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối; nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm  từ muối y tế đến muối chế biến sâu, và liên kết với ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người dân làm muối, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1325/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

vna-potal-bac-lieu-tan-dung-loi-the-dia-phuong-de-phat-trien-nganh-muoi-theo-huong-hieu-qua-ben-vung-6988889-1710898049.jpg
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tiếp tục phát huy lợi thế ngành muối nước ta.

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như an toàn lương thực, dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phát triển theo hướng bền vững, đặc biệt hợp tác xã được xem là một giải pháp để thúc đẩy sự tham gia của nông dân và giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu. Đầu tư, đổi mới các chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, HTX phải đổi mới để thiết thực, hiệu quả hơn, có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt phải phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để khu vực này bắt kịp, tiến cùng và vươn lên so với các thành phần kinh tế khác. Trong những thách thức mới cũng tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, đặc biệt là trong việc chuyển đổi mô hình phát triển của nền nông nghiệp, từ việc đa dạng hóa sản phẩm đến phát triển nông nghiệp sinh thái và hữu cơ, cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Bằng cách nhận diện rõ những cơ hội này, đi kèm sự hỗ trợ của chính sách từ Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp địa phương, nền nông nghiệp nước nhà sẽ không chỉ vượt qua thử thách, mà còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

nong-nghiep-1710899408.png
Nguồn ảnh: VnEconomy