NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VỚI ĐẠI DỊCH COVID 19 TỪ GÓC NHÌN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU.

Nhân loại đang sống không bình thường bởi đại dịch COVID-19 đã trở thành cú sốc lớn nhất, Chính phủ nhiều nước đã phải đưa ra những lựa chọn khó khăn giữa cứu sống nhân mạng với những hạn chế trong hoạt động kinh tế xã hội. Nhiều nhận xét cho rằng, trong lúc phần đông các quốc gia còn do dự thì Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và mạnh dạn để ứng phó với đại dịch.

 

Đại dịch Covid-19 với những tác động bất lợi trong nền kinh tế toàn cầu

Ngày cuối cùng của tháng 12 năm 2019, các quan chức y tế Trung Quốc đã thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 41 bệnh nhân bị viêm phổi bí ẩn, hầu hết đều liên quan đến chợ buôn, bán ĐVHD tại thành phố Vũ Hán; đây là sự khởi đầu của dịch bệnh sau này gọi là đại dịch COVID-19. Bảy tháng sau, trên toàn cầu đã có 10 triệu người mắc bệnh với trên 550.000 ca tử vong tại hơn 200 quốc gia. Dich bệnh lây lan rất nhanh, đến ngày 2 tháng 8 số người bị nhiễm đã lên tới 17,98 triệu và số bị chết đã vượt qua 687.500 người.

Việc kết hợp biện pháp y tế với phòng ngừa được kiểm soát chặt chẽ, các biện pháp y tế công cộng để kiểm soát đại dịch càng lớn thì tác động bất lợi đối với nền kinh tế càng cao. Giãn cách xã hội đã dẫn đến tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế, nhhiều nước phải đối mặt với tiêu dùng và đầu tư trong nước thấp, cùng với nguồn cung lao động và sản xuất địa phương hạn chế đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại những nền kinh tế chịu ảnh hưởng yếu bởi đại dịch, thông qua tác động lan tỏa xuyên biên giới thị trường tài chính, hàng hóa, thương mại, và  du lịch dịch vụ đều bị tổn thương.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm 2020.  Đây là mức giảm sâu nhất trong 8 thập kỷ gần đây. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người ở những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng bị thu hẹp. Suy thoái kinh tế toàn cầu còn bi ảnh hưởng xấu hơn nếu tầm kiểm soát đại dịch mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Ngoài tác động ngắn hạn, suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra còn để lại những hệ lụy lâu dài, bao gồm đầu tư thấp, xói mòn vốn nhân lực, rút lui khỏi liên kết thương mại và cung ứng toàn cầu. Những tác động này làm giảm tiềm năng tăng trưởng và năng suất lao động trong dài hạn.

Theo những kịch bản cơ bản, COVID-19 sẽ đẩy 71 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực với thu nhập 1,90 USD/ngày. Dự báo của W.B còn đề cập đến ảnh hưởng của thu hẹp kinh tế toàn cầu tới hầu hết các quốc gia. Đến đầu tháng 7 năm 2020, toàn thế giới chỉ có 57 nước đạt mức tăng trưởng GDP tích cực, đây là mức thâp hơn nhiều so với 171 nước của năm 2019. Dường như mọi khu vực đều nằm  trong vùng tiêu cực, với sự sụt giảm tại khu vực đồng Euro -9.1%, theo sau là Hoa Kỳ -6,9 % và các thị trường mới nổi ở mức -2,1%. Đông Á vẫn tăng trưởng dương, nhưng chỉ đạt 0,5% ; hoặc thấp hơn 5,5 % so với tỷ lệ đạt được của năm 2019.

Ngân hàng trung ương của những nền kinh tế tiên tiến đã cắt giảm lãi suất chính sách và thực hiện các giải pháp để cung cấp thanh khoản và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư. Ở nhiều nước đang phát triển, Ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ tài khóa đã vượt xa mức ban hành trong khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới hoạch định chính sách đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có từ tác động của đại dịch, khi cần tái khẳng định những cam kết tin cậy đối với phát triển bền vững và những cải cách cần thiết để tăng trưởng dài hạn.

Để hạn chế tác hại, W.B cho rằng, điều quan trọng là phải bảo đảm các dịch vụ công cốt lõi, duy trì được một khu vực tư nhân và tạo thuận lợi trực tiếp,cho phép trở lại nhanh hơn để tạo lập doanh nghiệp và phát triển bền vững sau đại dịch. Trong giai đoạn giảm thiểu, các quốc gia cần tập trung vào hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và các dịch vụ thiết yếu của cả khu vực công và tư đồng thời với thận trọng để chống lại sự gián đoạn tài chính tiềm ẩn.Vào thời kỳ hồi phục, các quốc gia cần hiệu chỉnh việc giảm hỗ trợ công và chú ý đến những thách thức phát triển rộng lớn. Ngoài ra, tạo động lực bằng cách cải thiện quản trị và môi trường kinh doanh, mở rộng đầu tư vào giáo dục và y tế là những việc làm cần thiết. Đối với những hành động này, sự phối hợp và hợp tác toàn cầu mang ý nghĩa rất quan trọng.

Tác động của đại dịch Covid 19 đến nền  kinh tế Việt Nam

Ngày 23 tháng 01 năm 2020 Việt Nam xác nhận trường hợp Covid-19 đầu tiên, sau khi khách du lịch Trung Quốc được xác định dương tính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày này, Việt Nam đã phải hủy tất cả các chuyến bay đến và từ Vũ Hán trở về. Người Việt Nam đầu tiên xác nhận mắc  COVID-19 vào ngày 29 tháng 01 là người trở về từ Vũ Hán; Ban chỉ đạo của Chính phủ về cuộc chiến COVID-19 (đứng đầu là Phó Thủ tướng) được thành lập và ngày 01 tháng 02 năm 2020 Chính phủ đã tuyên bố dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Nhờ những phản ứng nhanh nhạy và mạnh dạn, các biện pháp ứng phó kịp thời, thông tin minh bạch kết hợp với các chiến dịch truyền thông sáng tạo, công tác phòng chống dịch mang lại kết quả thiết thưc, giúp Việt Nam trong tháng 4 năm 2020 công bố ngừng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sau 3 tháng thiết lập tình trạng bình thường khá thuận lợi trên toàn quốc, dịch Covid 19 xuất hiện trở lại tại Đà Nẵng, một đô thị lớn ở miền Trung. Sự cố này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những tháng còn lại của năm 2020.

Nhìn nhận về tác động của đại dịch Covid 19 đối với phát triển đất nước, Ngân hàng Thế giới cho rằng, khả năng phục hồi của nền kinh tế có thể được giải thích bằng những động lực trong 2 giai đoạn kế tiếp nhau. Nhân tố đầu tiên được đặc trưng bởi hiệu suất tốt của khu vực bên ngoài. Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 4, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trung bình 13%/tháng, trong khi hoạt động trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc thực hiện các biện pháp cách ly xã hội, đặc biệt là vào tháng 4, khi chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đã giảm tới 20%. Nhân tố thứ hai, bắt đầu bằng việc nới lỏng giãn cách xã hội vào cuối tháng 4. Giai đoạn này đã chứng kiến sự phục hồi của sản xuất sản xuất trong nước với  mức tăng trên 30% cùng với giá trị xuất khẩu hàng hóa được ký hợp đồng gia tăng 9%/tháng từ tháng 4 đến tháng 6.

Cũng theo W.B,  nền kinh tế Việt Nam đã quen với việc vận hành từ  2 động lực tăng trưởng này trong những năm gần đây. Tuy khu vực nước ngoài và trong nước không hoạt động cùng nhau, song kể từ khủng hoảng COVID-19, sự chậm lại trong hoạt động kinh tế đã được phản ánh bởi phần lớn là suy giảm nhu cầu trong nước. Trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp và hộ gia đình phải đối mặt với hạn chế về dòng tiền, nhu cầu tiêu dùng và vốn đầu tư.

Tăng trưởng tổng đầu tư đã chậm lại chỉ đạt 3,4% trong nửa đầu năm 2020 (cùng kỳ năm trướclà 10,2%). Trong đó, đầu tư tư nhân giảm từ 16,5% xuống còn 4,6%, do nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những hạn chế và sự không chắc chắn về dòng tiền. Mặt khác, tiêu dùng hộ gia đình với doanh số bán lẻ trong nước giảm từ mức tăng 7,9%/tháng của Quý I  xuống 2,9%/tháng trong quý hai năm 2020, Giá lương thực thực phẩm không tăng nhưng vẫn ở mức cao. Suy giảm của lạm phát cho phép Ngân hàng Nhà nước giảm dần chính sách tiền tệ và giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 từ đầu năm 2020  Những nỗ lực này giúp duy trì và mở rộng tín dụng ở mức 8,5% trong 6 tháng đầu năm. Cho dù tỷ lệ này thấp hơn so với những năm gần đây, nhưng vẫn cao gấp hơn bốn lần so với tăng trưởng GDP, thực tế này cho thấy, các ngân hàng thương mại đã phải mở rộng tín dụng cho các công ty trong điều kiện không chắc chắn của nền kinh tế.

Với nhu cầu giảm, các công ty và cá nhân ngày càng khó khăn hơn để đáp ứng các nghĩa vụ dịch vụ nợ. Ngân hàng Nhà nước ước tính khoảng 23% tổng dư nợ của toàn bộ ngành ngân hàng có thể gặp rủi ro liên quan đến COVID-19. Để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, Ngân hàng Nhà nước đã dành cho các ngân hàng sự linh hoạt về các yêu cầu cung cấp cho các khoản vay được cơ cấu lại do đại dịch và mở rộng tính linh hoạt cho người vay về các điều khoản cho vay dựa trên các trường hợp cá nhân phát sinh từ cuộc khủng hoảng

Về đối ngoại, do áp lực bên ngoài giảm bớt, cán cân thương mại được cải thiện với thặng dư 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Tài khoản vốn được phục hồi kể từ khi giải ngân vốn FDI chỉ giảm 5% trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù các khoản thu từ du lịch và kiều hối có thấp hơn; song mức dự trữ quốc tế do Ngân hàng Nhà nước nắm giữ vào cuối tháng 3 đã lên trên 80 tỷ USD và giá trị của đồng tiền nội tệ tương đối ổn định, đã cung cấp bộ đệm đáng kể để hấp thụ tác động từ những cú sốc bên ngoài đối với cán cân thanh toán.

Trong hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, do tốc độ nhập khẩu hàng hóa giảm nhanh hơn so với xuất khẩu (6 tháng đầu năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu giảm 1,1%  so với 7,2% cùng kỳ năm trước và nhập khẩu tăng 3% so với  8,9% của cùng kỳ), cán cân thương mại được cải thiện. Xuất khẩu nông sản đã phục hồi ngay cả khi hải sản giảm hơn 8%. Về thị trường đích, Việt Nam có thể duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng phải đối mặt với nhu cầu yếu hơn từ Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á .

Theo W.B, Việt Nam vẫn là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi dòng vốn FDI cam kết đạt 16 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020 Dòng dòng vốn FDI tuy thấp hơn 15% so với cùng kỳ của năm 2019, nhưng vẫn  phù hợp với sự sụt giảm chung từ 20 đến 30% của dòng vốn toàn cầu năm 2020 do Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) dự kiến. Trong số 18 lĩnh vực nhận vốn nước ngoài, ngành sản xuất thu hút nhiều nhất, tương đương 51,1% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là sản xuất và phân phối điện 25,2%..... Các nhà đầu tư lớn nhất là Singapore chiếm 34,7%, Thái Lan và Trung Quốc cùng ở mức 10,1% tổng số vốn FDI

Ngoài tác động đến kinh tế vĩ mô, đại dịch của COVID-19 còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Nhìn chung, tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Hầu hết các doanh nghiệp gia đình đều bị hao tổn trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên đã có sự phục hồi nhanh chóng nhờ tích lũy tiền tiết kiệm, linh hoạt hoạt động. Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều hơn so với công nhân hưởng lương, nhưng các doanh nghiệp gia đìn hđã nhanh chóng phục hồi trong thời gian sau dịch bệnh.

Tác động của COVID-19 đối với doanh nghiệp và người lao động rất khác nhau giữa các ngành và địa điểm. Ước tính, trong quý 2, thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước; đại dịch gây tổn thương lớn với ngành dịch vụ với mức tăng trưởng -7,3% , những lĩnh vực khác -5,1% và nông nghiệp -2,9%  Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), khoảng 8 triệu lao động Việt Nam đã mất việc làm trong thời gian đại dịch cùng với 17 triệu người khác phải cắt giảm giờ làm việc hoặc thu nhập. Cuối Quý II/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng 33%  (đạt gần 4,5%) và từ tháng 1 đến tháng 6, gần 30.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, cao hơn 1/3 so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả điều tra cho thấy, ¾ số hộ gia đình giảm thu nhập. Ngoài thất nghiệp, ước tính có khoảng 1,2 triệu người đã từ bỏ thị trường việc làm, với tỷ lệ phụ nữ cao hơn… Hâù hết các hộ gia đình đề bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng COVID, nhưng tác động tiêu cực đã giảm dần theo thời gian Trong số những người làm việc hưởng lương, 92% làm việc bình thường và được thanh toán đầy đủ trong tháng 6

Đối với ngành nông nghiệp, 90% hộ gia đình hoạt động bình thường trong tháng 6 đầu năm với 60% trang trại có thể tăng giá trị bán gạo. Mặc dù ít thay đổi về công việc và vốn dịch vụ y tế, nhưng số đông người làm nông nghiệp vẫn còn lo ngại về an ninh lương thực (;khoảng 36% hộ gia đình ở khu vực nông thôn lo lắng về việc không có đủ thực phẩm trong 30 ngày so với 25% hộ gia đình ở khu vực thành thị)

Hầu hết các hoạt động nông nghiệp ít chịu ảnh hưởng được phản ánh bởi sự gia tăng trong giá trị sản xuất trong 6 háng đầu năm (tăng gần 2% trong quý hai năm 2020). Trong cuộc khảo sát, 90% số người được hỏi trong các hoạt động nông nghiệp đã hoạt động bình thường vào giữa tháng sáu. Các hoạt động trang trại ít tiếp xúc với các biện pháp giãn cách xã hội hơn các hoạt động phi nông và có rất ít sự gián đoạn trong vận chuyển hàng hóa cả trong nước và trong thị trường toàn cầu. Mặt khác, mặt hàng gạo, cây trồng chính của đất nước, giá thị trường thế giới tăng khoảng 20% đã nâng cao doanh thu của nhiều hộ gia đình nông thôn..

Tác động của đại dịch đối với các công ty và thị trường lao động rất khác nhau giữa các hoạt động. Dịch vụ  là ngành dễ bị tổn thương nhất đối với các biện pháp giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới. Ngành du lịch ước tính sẽ mất khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng. Vận tải hành khách cũng là ngành bị thiệt hại về tài chính. Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines) báo cáo lỗ 110 triệu đô la Mỹ trong quý đầu năm. Ngược lại, một số tiểu ngành  như truyền thông và sức khỏe lại gia tăng các hoạt động kể từ khi bắt đầu khủng hoảng của đại dịch. Trong ngành công nghiệp, tác động của đại dịch đã thay đổi đáng kể giữa các tiểu ngành hoạt động; lĩnh vực này ghi nhận mức tăng trưởng trung bình đạt  0,2% trong 6 tháng đầu năm. Ngược với những ngành công nghiệp truyền thông như in ấn và ghi âm có mức tăng sản lượng tới 44%, nhiều nhà sản xuất xuất khẩu đã gặp những khó khăn về  tài chính, mặc dù chính phủ đã nới lỏng các điều kiện cho vay và giảm thuế tạm thời.

Cho đến nay, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các công cụ tài chính và tiền tệ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng một loạt biện pháp khuyến khích các ngân hàng mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp, song chính sách tiền tệ có tác động hạn chế trong môi trường mà lãi suất thực đã xuống rất thấp. Hiệu quả của nó còn bị hạn chế bởi tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp và hộ gia đình có quyền truy cập vào tín dụng ngân hàng hoặc chí sở hữu một tài khoản trong một tổ chức tài chính.

Tăng trưởng kinh tế Viêt nam năm 2020 từ góc nhìn Ngân hàng Thế giới  và giới nghiên cứu

Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, song theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Viêt Nam vẫn thể hiện tốt khả năng chịu đựng và sẽ phục hồi nhanh. Trong Báo cáo Điểm lại với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của COVID-19” được công bố ngày 30 tháng 7 tại Hà Nội, Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt cho rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, song nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn. Trong trường hợp tình hình thế giới từng bước được cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm, nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm 2020 và đạt 6,8% trong năm 2021. Nếu tình hình kém thuận lợi hơn, nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 1,5% trong cả năm 2020 và lên  4,5% trong năm 2021.

https://photo-1-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2020_07_30_65_35864939/cb732e008d43641d3d52.jpghttps://photo-1-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2020_07_30_65_35864939/cb732e008d43641d3d52.jpg

Công bố Báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7/2020 của Ngân hàng Thế giới

Phát biểu trong buổi công bố báo cáo Điểm lại 2020, Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam. Stefanie Stallmeister nhận định, Việt Nam vẫn sẽ nằm trong top tăng trưởng nhanh nhất thế giới.Bà nhấn mạnh, trong lúc phần đông các quốc gia còn do dự chưa biết nên quyết theo hướng nào thì Việt Nam đã có những phản ứng nhanh và mạnh dạn. Các biện pháp ứng phó sớm , theo dõi và xét nghiệm có mục tiêu, công bố thông tin minh bạch, kết hợp với các chiến dịch truyền thông sáng tạo cho thấy hiệu quả ngăn ngừa Covid  rất cao. Mặc dù có vị trí nằm gần trung tâm nguồn gốc của đại dịch và với dân số tương đối lớn, nhưng Việt Nam đã chiến thắng số mệnh với tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng hạn chế và số ca tử vong bằng không kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng từ đầu năm 2020. Bà cho rằng “…nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng COVID-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ số của ngày mai.” và nhấn mạnh  “…rủi ro đối với Việt Nam không chỉ ở mặt trận y tế mà cả ở mặt trận kinh tế. COVID-19 đến nay được coi là cú sốc kinh tế lớn nhất trong 35 năm qua. Mặc dù vẫn đứng vững trong nửa đầu của năm, nhưng nền kinh tế chỉ tăng trưởng được 1,8%, tương đương với mức giảm xấp xỉ 5 % so với quỹ đạo tăng trưởng trước đó của quốc gia” Để thích nghi được với trạng thái bình thường mới , bà cho rằng “…các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời vẫn quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng.

Phân tích thực trạng của nền kinh tế trước những thách thức đặt ra, các nhà phân tích của WB đã khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ lẫn nhau mà Chính phủ Việt Nam cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế COVID-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bao trùm như trước. Đó là:Thứ nhất cần cân nhắc và thận trọng để từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài. Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công nhằm tăng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai. Thứ ba là hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt đối với những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch và chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.

Cũng theo W.B, trong trong hệ thống thương mại toàn cầu, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng

Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận thấy, đa số những nền kinh tế lớn đều có mức tăng âm so với cùng kỳ năm trước. Việc đại dịch có thể bùng phát mạnh trở lại vào mùa Thu và Đông năm nay sẽ gây nhiều trở ngại cho nền kinh tế toàn cầu trong thời gian còn lại của năm 2020 và năm 2021. Triển vọng của nền kinh tế Việt nam sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng  khống chế dịch bệnh cả ở trong nước và trên thế giới. Việt nam đang gặp những rủi ro và thách thức trong môi trường kinh tế thế giới bất ổn và tương lai còn bất trắc. Tái bùng phát Covid-19 và các biện pháp phong tỏa dẫn đến dứt gẫy chuỗi cung ứng, xung đột cùng với những diểm yếu nội tại có thể khiến nền kinh tế phải đối diện với những rủi ro bất ngờ. Cân nhắc những yếu tố tích cực và những rủi ro có thể tác động, trong dự thảo báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam Quý II và 6 tháng đầu năm 2020, các nhà khoa học của Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ở khả năng cao nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 3.8% cho cả năm 2020. Ở khả năng thấp hơn nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,2% do những diễn biến bất lợi của đại dịch/

Thay lời kết luận

Việt Nam có thể tận dụng xu hướng toàn cầu đang được đẩy mạnh bởi Covid-19 để thúc đẩy các nghị trình trong nước. Báo cáo Điểm lại 2020 của Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt nam không nên tư duy theo hướng trạng thái bình thường sẽ quay lại như cũ. Thay vào đó, nên xác định trạng thái bình thường mới sẽ ra sao, khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người sinh sống, làm việc và giao tiếp. Việt Nam sẽ phải vận động trong một thế giới đầy bất định cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hướng thay thế cho những động lực tăng trưởng truyền thống gồm sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng trong nước đang bị yếu đi. Trên quan điểm này, Chính phủ cần chuyển đổi cách tiếp cận theo hướng kết hợp i) thận trọng mở cửa biên giới, ii) triển khai gói kích thích tài khóa quy mô, và iii) hỗ trợ đúng đối tượng cho những doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng. COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi người, nhưng không phải ai cũng như nhau. Chính vì vậy, tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh, đòi hỏi phải có sự quan tâm thiết thực của các nhà quản lý trong thực thi chính sách.

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 2,8% trong năm 2020 và phục hồi lại mức tăng 6,7% vào năm 2021. Với dự báo này Việt Nam sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng đứng thứ năm trên thế giới trong năm 2020. Với khả năng thoát khỏi dịch bệnh bằng sự đồng tâm hợp sức của mọi người dân trong khủng hoảng COVID-19, chúng ta tin tưởng và hy vọng Việt Nam sẽ có cơ hội để nâng tầm trong nền kinh tế toàn cầu cả về thương mại và đầu tư, đồng thời với thúc đẩy mạnh nghị trình cải cách trong nước để quản lý tài nguyên bền vững.