Thành phố New York nằm trên bờ sông Hudson, về phía Đông Bắc bang New York trên bờ Đại Tây Dương. New York lúc đầu gồm các đảo Manhattan, đảo Queens, đảo Brooklyn, trên sông Long Island và đảo Richmond trên sông Staten Island. Ngày nay New York phát triển về phía Bắc gồm khu vực Mount Vernon, Yonkers, New Rochelle, và mở rộng về phía Tây trên tả ngạn sông Hudson.
Quá trình hình thành thành phố Neww York diễn ra trong một thời gian khá dài: Năm 1609, H. Hudson dùng tàu ngược dòng sông, ngày nay mang tên ông – sông Hudson. Năm 1614, Người Hà Lan đến xây dựng một pháo đài kiên cố ở phía Nam đảo Manhattan. Năm 1625, người Hà Lan lấy vùng đất này làm thủ đô và gọi Neuwe Amsterdam. Năm 1626, Peter Minuit mua của người da đỏ toàn bộ đảo Manhattan cho Công ty Đông Ấn – Hà Lan bằng một số đồ trang sức thủy tinh. Năm 1664, thủ đô Neuwe Amsterdam, lọt vào tay quân đội Anh và họ đặt tên là New York. Năm 1673, người Hà Lan tấn công chiếm lại, nhưng chỉ một năm sau người Anh chiếm lại làm thuộc địa.
Thời bấy giờ, New York là một cửa ngõ buôn bán nô lệ da đen lớn nhất ở Tây Bán Cầu, nhờ thế mà đầu thế kỷ XVIII, thành phố giàu lên nhanh chóng. Những thập niên đầu của thế kỷ XIX, vào năm 1827, bang New York đi tiên phong bãi bỏ chế độ nô lệ. Thành phố nhanh chóng trở thành trung tâm của cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ của thực dân Anh. Năm 1775, nhân dân New York đứng lên đánh đuổi tên Thống đốc người Anh W.Tryon. Năm 1776, New York bị người Anh chiếm lại.
Sau ngày tuyên bố Độc lập (4/7/1776), New York là nơi đặt trụ sở của Chính phủ Hoa Kỳ từ 1785 – 1789 và là thủ phủ của bang New York. Vào năm 1800, dân số thành phố New York khoảng 60.000 người.
Đến năm 1850 dân số đã tăng lên đến 550.000 người, gấp gần 10 lần so với 1800. Từ 1874 đến 1890, New York phát triển rộng ra ngoài Manhattan. Cuối thế kỷ XIX, dân số New York lên đến 2 triệu người. Năm 1902, thành phố đã có nhiều tòa nhà cao chọc trời, lúc bấy giờ người ta gọi là tòa nhà “bàn là” (flat iron Building).
Từ năm 1952, New York là nơi đặt trụ sở của Liên Hợp quốc, tọa lạc ở khu phố Turtle Bay, trên diện tích 69.000m2, thuộc quận Manhattan, nằm ở phía Đông Manhattan nhìn ra sông East River. Tại đây, có trụ sở đại diện của 193 quốc gia thành viên. Vì vậy nhiều người gọi New York là “thủ đô” của Liên Hợp quốc.
New York là quê hương của các vĩ nhân: C.D. Anderson, E. de Valera, J. Epstain, W. Irving,T. Roosevelt, Franklin Roosevelt…
New York gồm nhiều đảo nhỏ, trong đó có đảo Ellis Island, nơi đặt văn phòng nhập cư và đảo Tự Do (Liberty Island), và là nơi xây tưởng đài Nữ Thần Tự do, món quà hữu nghị của nhân dân Pháp tặng nhân dân Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày tuyên bố Độc lập của Hoa Kỳ (4/7/1776 - 4/7/ 1876). Để hoàn thành bức tượng này, năm 1876, nhà điêu khắc nổi tiếng August Bartholdi đã bắt tay vào sáng tác với sự giúp đỡ của kỹ sư xây dựng tháp Eiffel nổi tiếng là Alexandre Gustave Eiffel, chế tạo bộ khung tượng khổng lồ bằng thép không rỉ, nhà điêu khắc tạo phần vỏ bằng đồng dát mỏng, có độ dày bằng đồng xu bọc bên ngoài.
Theo sự thỏa thuận giữa hai Chính phủ: Phía Hoa Kỳ xây bệ đặt tượng, bằng đá granit, phía Pháp làm tượng và đưa sang Mỹ.
Tượng Nữ Thần Tự do, tính cả thân bệ lên đến đỉnh ngọn đuốc cao 92,99 mét. Riêng tượng từ chân lên đỉnh ngọn đuốc cao 46,50 mét, nếu tính từ chân lên đỉnh đầu tượng ca 33,86 mét. Thân bệ cao 46,71 mét. Tượng Nữ Tần Tự do không duyên dáng lắm, nhưng cái cốt yếu của bức tượng lại nằm trong sự hình dung về một biểu tượng tích cực, một lý tưởng- Bertholdi giải thích rằng cái triết lý ẩn đàng sau bức tượng: “Sự rộng lớn của hình thức cần được lấp đầy bằng sự mênh mông của trí tuệ suy tưởng và những người xem cần được gây ấn tượng trước tất cả mọi thứ khác, bởi sự vĩ đại của ý tưởng này”.
Tháng 7/ 1884, tượng Nữ Thần Tự do hoàn thành và được chuyển sang Mỹ trên chiến hạm “Isere”, sau gần một năm cập bến cảng New York. Để vận chuyển được dễ dàng, tượng được tháo rời thành 350 bộ phận và được đóng gói trong 214 thùng.
Tại Mỹ, bệ tượng được xây xong vào tháng 4/1886, với sự giúp đỡ tận tình của nhà báo Joseph Pulitzer. Sau 4 tháng tượng lắp ráp xong. Ngày 28/10/1886, lễ khánh thành tượng Nữ Thần Tự do, trước sự tham dự hàng vạn khán giả.
Mỗi du khách đến New York không thể không đến tham quan tượng Nữ Thần Tự do, đặc biệt đối với những di dân, lần đầu tiên đặt chân lên thành phố New York, cái đầu tiên họ nhìn thấy là tượng Nữ Thần Tự do. Một người di dân Italia nói: “Sừng sững soi bóng trong màn sương sớm, nó mang lại sự im lặng cho những boong tàu Florida. Biểu tượng này của Mỹ-một cụm từ tuyệt vời mà chúng tôi được dạy trước đây chính là cái ý nghĩa sâu xa của đất nước mới này mà chúng tôi đang tới ”.
Tượng Nữ Thần Tự do dựng ngay ở cổng cảng New York, nó đã đón chào hàng triệu người nhập cư từ mọi miền của thế giới vào vùng đất mới Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ kể từ ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập 1776. Tượng Nữ Thần Tự do không chỉ di sản hữu nghị Mỹ-Pháp mà nó còn là di sản văn hóa nhân loại đã được UNESCO công nhận năm 1984.
New York nổi tiếng chính là 2/3 phía Nam đảo Manhattan. Tại đây có công viên Battery và khu tài chính với những tòa nhà cao nhất thế giới đó là phố Wall (Wall street), phố của những nhà tài phiệt, tòa thị chính thành phố (City Hall), được xây dựng năm 1812, khu phố người Hoa (Chinatown), Gugenheim là bảo tàng đương đại, đặt trong một ngôi nhà có tên Frank Lloyd Wright ở đường số 5. Tại đường Park Avenue, có Bảo tàng Nghệ thuật châu Phi. Ở đường 75, có Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whiteney, trưng bày những tác phẩm của các họa sỹ có tên tuổi: Valentino, Yves Saint Laurent... Trong công viên Fort Tryon Park, phía Tây Bắc Manhattan có tu viên Catalogne. Tại Manhattan có nhiều di tích cổ như nhà thờ St. Paul, được xây dựng năm 1764, nhà thờ St.Marks ở Bawery được xây năm 1799.Tại đại lộ số 2, nơi có nhà tắm kiểu Nga và Thổ Nhĩ kỳ được xây dựng 1892.
New York là một trung tâm văn hóa với những nhà hát hiện đại: nhà hát kịch nói Joseph Papp ở quảng trường Astor, nhà hát múa rối, một tụ điểm được nhiều người ưa thích. Nhà hát Opera New York (New York Philharmonic Orchester Metropolitan Opera), thu hút nhiều nhạc sỹ nổi tiếng đến New York hoạt động. Đặc biệt ở đây còn có Quảng trường Thời đại (Times Square) nổi tiếng, là giao lộ chính ở Manhattan nối với đại lộ Broadway, nơi hàng năm nhân dân New York và du khách đến đón chào năm mới và ngắm nhìn quả cầu rơi từ độ cao 40m. Nơi đây còn chứng kiến sự kiện kết thúc thế chiến thứ hai 1945, với bức ảnh nổi tiếng “Nụ hôn chiến thắng” của nhiếp ảnh gia Eisenstaedt.
Năm 1792, New York đã thành lập Trung tâm Chứng khoán và trở thành trung tâm tài chính, thường mại lớn nhất Hoa Kỳ, chủ yếu nằm ở Manhattan. Ở đây có tòa Tháp đôi1* cao 110 tầng, là Trung tâm Thương mại Thế giới nổi tiếng, nhưng New York còn có một Manhattan với những khu phố nhà cửa ổ chuột, với một hệ thống hạ tầng cơ sở cũ kỹ, lạc hậu. Đó là khu phố nghèo Bowery.
Từ đường 30, dọc Theo các đường lớn chính là những tòa nhà cao tầng, thư viện, nhà ga, Trung tâm Rockerfeller và nhà thờ lớn St. Patrick, xây Theo phong cách Gotique. Ở đường số 10, có Trường Đại học Columbia và là khu phố Harlem, giành cho người lao động da đen cực khổ.
Tại Broadway về phía Đông là trung tâm in ấn, xuất bản và báo chí của cả nước.
Giao thông New York phát triển nhanh chóng, nhất là sau khi khánh thành kênh đào Érié nối hồ Érié với sông Hudson, việc đi lại buôn bán tấp nập. Năm 1850, New York đã trở thành hải cảng lớn nhất thế giới, năng lực bốc xếp hành hóa bình quân năm trên 140 triệu tấn và là một trong những thành phố có tàu điện ngầm (city Subway) hiện đại sớm nhất thế giới, năm 1904. New York xây dựng nhiều cầu. Năm 1883, hoàn thành cầu Brooklin nối Manhattan với Brooklin, cầu Manhattan xây năm 1909, cầu George Washington xây năm 1931, bắc qua sông Hudson, cầu Varazano Narrows Bridge xây năm 1964 nối Brooklin với Staten Island và xây hai sân bay quốc tế: La Guardia (Queens) và John F. Kennedy.
1*) Hồi 8 giờ 45’, ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tháp đôi đã hai chiếc máy bay (flight 11vaf flight 93) không tặc đâm vào phá hủy hoàn toàn, trên 6.000 người chết.
11