NGHĨA CỬ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT TRƯỚC HIỂM HỌA ĐẠI DỊCH COVID-19

Những ngày qua khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; Tại Việt Nam, khi Chính phủ và mọi người dân đang gồng mình chống đỡ, nhiều tổ chức quốc tế và doanh nghiệp ở trong, ngoài nước đã thể hiện niềm tri ân bằng những nghĩa cử cao đẹp. Tôi xin chia sẻ một vài cảm nhận của tôi về vấn đề này.

Ngay sau khi Giáo sư Nhật Bản Kazufuku Nitta, gốc Việt là Nguyễn Ngọc Phúc, người sáng lập Công ty Metran, chuyên sản xuất thiết bị y tế có trụ sở ở Chome Kawaguchi, Saitama-ken tuyên bố chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cho quê hương 2.000 máy trợ thở;giữa 12 giờ trưa ngày 30 tháng 3, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Vingroup,  Phạm Nhật Vượng đã triệu tập phiên họp khẩn cấp yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn phải dừng hết mọi việc để tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất các loại máy thở.

Với tinh thần khẩn trương và quyết liệt trong thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch nước và kế hoạch hành động của Chính phủ, ngày 3 tháng 4 năm 2020 tập đoàn Vingroup đã công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại thâm nhập, không thâm nhập và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường trong nước.

Nguồn tin từ tập đoàn Vingroup cho biết,trong phiên họp khẩn cấp này,lãnh đạo Tập đoàn đã  yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu phải dừng hết các việc hàng ngày để tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được những loại máy thở cần làm. Những đơn vị được giao trọng trách chủ lực thuộc 8 đơn vị, đó là: Viện nghiên cứu  thiết kế Ô tô 1, 2; Viện nghiên cứu Thiết bị Di động; Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh; Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông; Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh; Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart. Theo đó, tất cả  cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các Phòng, Ban chuyên môn đều phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và làm việc trực tiếp bằng điện thoại 24/24 giờ.

Chỉ sau một ngày đêm, các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tìm được đối tác sẵn sàng chia sẻ thiết kế và thông tin cần thiết để có thể bắt đầu triển khai công việc. Ngay sau đó, Lãnh đạo Tập đoàn đã ký hợp đồng license với hãng Medtronic* để được sử dụng thiết kế của họ cho sản xuất máy thở thâm nhập PB 560**, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở  không thâm nhập theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) nhằm sản xuất chia sẻ cho cộng đồng.

Việc cung ứng cho sản xuất được chia thành 2 nhóm: một nhóm phụ trách linh kiện có thể mua được trên thị trường và một nhóm sản xuất linh kiện Vingroup tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ  với các đối tác cùng làm.

*Medtronic là một công ty thiết bị y tế tạo ra phần lớn doanh thu và lợi nhuận từ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1949 tại Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ. Trụ sở hiện nay ở Đu-blin thuộc  Cộng hòa Ireland.

**: Máy thở thâm nhập PB 560 là ản phẩm chuyên dùng trong trường hợp suy hô áp không tự thở được. Máy gọn nhẹ, dễ sử dụng cho người suy tim, viêm hô hấp, tắc nghẽn phổi mãn tính nặng hoặc một số trường hợp nghiêm trọng. Máy nhập từ Mỹ đang lưu hành tại Việt Nam vơí giá bán 180 tiệu VNĐ

Máy trợ thở âm nhâp PB 560 đang lưu hành tại Việt Nam

Vingroup có lợi thế của 2 công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử nên có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiêt khó và hiếm như các bo mạch điện tử. Phó Chủ tịch Tập đoàn, Lê Thị Thu Thủy cho biết, Vingroup có đội ngũ kỹ sư thiết kế giỏi, họ có khả năng chuyển hóa các thiết kế concept hoặc thiết kế 2D của các hãng cung cấp thành thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của các nhà sản xuất. Bằng khả năng của Tập đoàn, Vingroup dự kiến các lô linh kiện của máy thở không thâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần lễ và trong 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của máy thở thâm nhập. Chỉ một ngày sau khi đủ linh kiện,VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển đến Bộ Y Tế và Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.

Các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu VNĐ, thấp hơn hàng chục lần so với  giá các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Với giá linh kiện dự kiến của các máy thở không thâm nhập khoảng 22 triệu VNĐ, sản xuất trong nước sẽ có giá thành thấp hơn nhiều lần so với giá bán máy trợ thở PB560 nhập  khẩu đang lưu hành.

Với dự kiến cung cấp những thiết bị sản xuất cho Bộ Y Tế với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở không thâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch; Tổng giám đốc tập đoàn Nguyễn Việt Quang cho biết. … Với công suất của nhà máy VinFast và VinSmart, hàng tháng Vingroup có thể sản xuất 45.000 máy thở không thâm nhập và 10.000 máy thở thâm nhập. Nếu khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác đảm bảo, ngoài đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, tập đoàn còn có thể hỗ trợ gia công thiết bị hoặc cung cấp một phần máy thở theo yêu cầu của các nhà sản xuất khác trên thế giới.

Chia sẻ về việc làm của tập đoàn Vingroup, GS,TSKH Trần Xuân Hoài, người có nhiều bạn bè đang làm việc trong công ty Medtronic Mỹ, hãng hãng diện tử y tế lớn thứ hai trên thế giới, cho biết: Vingroup sẽ sản xuất tặng nhân dân Việt Nam 5000 máy trợ thở không thâm nhập PB560 theo thiết kế miễn phí của Medtronic. Nghĩa cử công bố miễn phí mọi bản thiết kế dày hơn 200 files của công ty Medtronic được toàn thế giới hoan nghênh. Các hãng lớn như TESLA, GE, GMC, FORD...gấp rút sản xuất theo mẫu này và Vingroup đã không đứng ngoài cuộc. Với giá tiêu chuẩn của một máy là $8000, thì 5000 máy trợ thở Vingroup trao tặng trị giá 40.triệu USD tương đương khoảng 1 ngàn tỷ VNĐ. Cho dù, việc tự sản xuất và không phải trả tiền bản quyền thì giá có thể giảm ½, song giá trị này vẫn là con số đáng nể.