Nguyễn Quang Thiều 36 ngày trong thế giới Hồi giáo: BIN LADEN VÀ THÁNH CHIẾN

Ngày 16/8/2021, Taliban tuyên bố kết thúc chiến tranh và đề nghị các nước sơ tán công dân khỏi Afghanistan. Đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến chống lại Taliban do Mỹ khởi xướng năm 2002. Nhân sự kiện này, Hội nhập Online xin giới thiệu bài viết "36 ngày trong thế giới Hồi giáo" của Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam.

Năm 2002, Quân đội Mỹ mở cuộc tấn công chính quyền Taliban ở Afghanistan. Đó chính là cuộc chiến mở màn chống chủ nghĩa khủng bố sau vụ 11/9. Có hai nhà báo Việt Nam đã lên đường đến vùng đất ấy để viết về cuộc chiến tranh này: Nhà báo, nhà văn Như Phong và tôi. Lúc đó, tôi đang giúp phụ trách nội dung tờ An ninh Thế giới Cuối tháng. Đúng đêm không quân Mỹ tấn công thủ phủ Taliban ở Kabul thì chúng tôi đang ở trong một ngôi nhà của người hồi giáo ở biên giới Pakistan và Afghanistan để tìm đường đi tiếp vào vùng chiến địa.

Khi chúng tôi vừa rời sân bay thủ đô Islamabad về khách sạn thì phía ngoài sân bay bị đánh bom. Lúc chúng tôi quay lại nơi bị đánh bom thì chỉ còn nhìn thấy vài ba chiếc xe bị xé nát, cháy đen và đầy rẫy nhân viên cảnh sát và quân đội. Những nạn nhân của vụ đánh bom đó đã được đưa đi. Máu vẫn còn đọng trên nền xi măng. Lúc đó, tôi cảm thấy mùi của một cuộc chiến tranh đã bắt đầu két lẹt như mùi dây cháy chậm của một quả mìn.

Đêm đầu tiên ở trong một khách sạn nhỏ ở Islamabad, chúng tôi bồn chồn khó ngủ. Hầu hết các kênh truyền hình của Pakistan đều nói về cuộc chiến sắp xẩy ra. Mới đây, Bin laden đã gửi một thông điệp nói rằng: “Có hai phe trên thế giới này. Đó là phe của Thiên Chúa giáo và phe của Hồi giáo. Phe của Thiên Chúa giáo bao gồm một số tôn giáo khác đứng đầu là Mỹ, Anh và Israel. Phe thứ hai là thế giới Hồi giáo. Chúng ta phải đuổi người Mỹ ra khỏi thế giới Hồi giáo của chúng ta và không cho phép họ được cai trị chúng ta. Chúng ta tin tưởng rằng, cuộc chiến đấu của chúng ta chính là một nghĩa vụ tôn giáo để giữ mãi hành động của chúng ta với tất cả sức mạnh mà chúng ta có, để trừng phạt những kẻ chống lại chúng ta bằng những cách như chúng ta đã làm.

bi1-1629250471.jpgNgười dân bên chiếc ao mang hình Bin Laden; Ảnh Như Phong

Một thực tế cho thấy rằng quá đông những người Hồi giáo ở Pakistan, nơi mà quân đội Mỹ sẽ tập trung ở đó để tấn công Taliban và Bin Laden, lại đứng về phía Taliban và đặc biệt là Bin Laden. Đây là điều lo ngại đối với Mỹ bởi chính vũ khí hạt nhân của họ có thể sẽ rơi vào tay những người Hồi giáo đang chống lại họ. Những chuyên gia phân tích tình hình của Mỹ và Pakistan lại nhận định: vũ khí hạt nhân của Pakistan đã lọt vào tay những người giấu mặt. Pakistan là một đất nước còn nghèo những đã có tới 7 điểm nghiên cứu và sản xuất năng lượng hạt nhân ở Kahuta, Islamabad, Lahore, Chagai Hills, Rawalpindi, Khushab và Multan.

Afghanistan và Pakistan có thể sẽ trở thành bãi thử vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới từ trước tới nay. Hơn nữa, kẻ thù của Mỹ là những người Hồi giáo có mặt ở mọi nơi trên thế giới mà nguy cơ lớn nhất là họ ở ngay trong lòng nước Mỹ. Họ là những người “tử vì đạo”. Ngay ở Pakistan, chính phủ không thể kiểm soát nổi những người Hồi giáo ủng hộ Taliban và Bin Laden. Những người Hồi giáo đang chuẩn bị để thực hiện những điều răn trong Kinh Koran. Nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn cầu đang đến gần. Phải chăng người ta chỉ còn đợi vào cuộc đàm phán cuối cùng giữa Đức chúa Giêsu và Thánh Ala mà thôi

Cả thủ đô Islamabad của Pakistan ngập tràn những cuộc biểu tình. Mỗi cuộc biểu tình có hàng ngàn người hồi giáo. Họ gương cao chân dung Biladen và những khẩu hiệu kêu gọi Thánh chiến. Cả đất nước Pakisstan sôi sục không khí chiến tranh. Boongke cát của quân đội dựng khắp nơi trong thành phố. Những người lính Pakistan với súng trong đứng im lìm, vô cảm. Thực sự tôi không biết họ thuộc về ai lúc đó ? Họ ủng hộ những người hồi giáo chống lại Mỹ hay họ ủng hộ Mỹ chống lại những người hồi giáo của họ ? Tại những nơi có biểu tình, cảnh sát Pakistan trang bị vũ khí đầy đủ : súng, dùi cui điện, lựu đạn cay….nhưng lại vui vẻ tiếp nước cho những người biểu tình. Thi thoảng trên đường phố thủ đô có những chiếc xe tải bịt kín đầy bí ẩn chạy ra khỏi thành phố về phía biên giới. Một nhà báo Pakistan nói với tôi đó có thể là những chiếc xe chuyển vũ khí cho những người hồi giáo Afghanistan. Trong khi đó, rất nhiều những chiếc xe khách chở đầy người hồi giáo từ biên giới về. Đó là những người hồi giáo Afghanistan sơ tán để tránh cuộc chiến tranh sắp xẩy ra. Cửa khẩu biên giới Pakistan – Afghanistan mở cửa tự do. Đã từ lâu, công dân của hai nước này tự do qua lại biên giới như người ta từ làng này đến làng khác.

Chúng tôi lướt xe qua các nhà thờ hồi giáo trong thành phố. Và ở hầu hết các nhà thờ, những người bảo vệ nhà thờ mặc áo thụng với một đôi mắt giá lạnh và đầy cảnh giác với khách nước ngoài. Tôi nghe nói có thể sau lớp áo thụng đó là súng. Hàng trăm đến hàng ngàn người đang quỳ sụp cầu nguyện trong và ngoài nhà thờ. Các giáo chủ đang kêu gọi những người hồi giáo chuẩn bị cho một cuộc Thánh chiến theo ý nguyện của Thánh Ala. Và một sự thật là : Biladen là linh hồn của cuộc Thánh chiến. Sự kiện tấn công vào tòa tháp đôi đã làm hả hê thế giới hồi giáo và họ cho rằng Biladen là người được Thánh Ala cử đến để trừng phạt người Mỹ. Những người hồi giáo ghét Mỹ thực sự tin tưởng rằng Bin Laden sẽ giúp họ đánh gục nước Mỹ. Trên khắp đất nước Pakistan là hình ảnh Biladen. Ảnh Bin Laden trên các áp phích biểu tình, ảnh Biladen trên áo phông, ảnh Bin Laden trên tường ở các khu thương mại, ở xunh quanh các nhà thờ hồi giáo….

Tôi hỏi một số người hồi giáo rằng họ có biết Bin Laden giờ đang ở đâu. Tất cả những người hồi giáo được hỏi đều trả lời rằng Bin Laden đang đi lại theo một con đường bí mật giữa Afghanistan và Pakistan để chỉ đạo cuộc Thánh chiến. Giáo chủ của một nhà thờ hồi giáo mà tôi đã có cuộc tiếp kiến để phỏng vấn nói rằng : Tại sao ông lại không tin rằng Bin laden đang ở trong chính nhà thờ hồi giáo này và có thể nghe được cuộc trò chuyện của tôi và ông. Tôi muốn nói thêm là để có được cuộc tiếp xúc và phòng vấn vị giáo chủ nhà thờ hồi giáo này, chúng tôi phải chứng minh được mình là người hồi giáo Việt Nam. Có hai lý do mà vị giáo chủ tin chúng tôi: thứ nhất chúng tôi là người Việt nam mà vị giáo chủ biết rõ rằng người Việt Nam đã chiến đấu chống lại chính quyền Mỹ, thứ hai là đi đâu chúng tôi cũng mang theo cuốn Kinh Koran bằng tiếng Việt bên mình.

Nhưng gần một năm kể từ sau ngày 11/9, tình báo Mỹ cùng tình báo một số nước đồng minh đã tìm mọi cách săn lùng Bin Laden. Nước Mỹ hiểu rằng một khi Bin Laden còn thì tinh thần Thánh chiến còn. Nhưng mọi thông tin về Bin Laden vẫn mơ hồ như những gì mà người hồi giáo thêu dệt hoặc tin tưởng.

bi2-1629250661.jpgHình ảnh PV Việt Nam 36 ngày trong thế giới Hồi giáo

Ngoài những nguồn tin chính thức của mạng lưới CIA thì CIA lưu ý cả đến đến những nguồn tin không chính thức thậm chí như một lời đồn thổi như các nguồn tin cho rằng Bin Laden đã di chuyển đến vùng núi Tây Tạng. Có nguồn tin cho rằng, Bin Laden vẫn ở thành phố trong khi CIA tin rằng Bin Laden đã rời thành phố từ lâu. Một nguồn tin trong dân chúng ở Pakistan đậm tính huyền thoại cho rằng, Bin laden đang ở trong một lâu đài sang trọng trong lòng núi. Lâu đài này Bin Laden đã xây dựng từ lâu dưới hình thức khai thác mỏ. Vì Bin laden là một người vô cùng giàu có nên cửa vào lâu đài này được xây dựng giống cửa của hang núi trong truyện “Alibaba và 40 tên cướp”. Không ai có thể phát hiện ra lối vào lâu đài và không loại vũ khí nào kể cả vũ khí sinh học có thể ảnh hưởng đến tính mệnh ông ta. Bin Laden có thể ở trong lâu đài này như một vị chúa tể với thời gian chừng mười năm. Có không ít người Pakistan tin câu chuyện này. Còn thực tế Mỹ đã dùng các máy bay do thám để săn lùng Bin Laden và kết hợp các hình thức tình báo để xác minh sự di chuyển của quân đội Taliban trên mặt đất. Nhưng cho đến nay, Mỹ vẫn chưa có cơ sở nào chắc chắn để xác định nơi cư trú của Bin Laden. Các máy bay do thám của Mỹ bắt mọi tín hiệu của sóng điện phát đi trên mặt đất, từ đó giải mã và xác định mục tiêu tìm kiếm của mình.

Những ngày chúng tôi ở Pakistan là những ngày nóng bỏng của vùng Trung Á. Nói thật là tôi cứ có cảm giác sau những tấm áo thụng của những người đàn ông hồi giáo kia là vũ khí và tất cả họ là những người sẵn sàng tử vì đạo cho cuộc Thánh chiến ấy. Và một ngày, đi ngược những dòng người sơ tán bằng mọi phương tiện từ phía biến giới về, chúng tôi đi về phía biến giới Pakistan – Afghanistan, nơi chỉ cách thủ đô Kabul không xa lắm. Càng đến gần biên giới, tôi càng cảm nhận được hơi nóng của chiến tranh. Ngay đêm hôm đó, cuộc chiến tranh đã nổ ra mà không có gì có thể ngăn được.

Còn nữa...