Nhạc sĩ Bá Phổ - Bá Phổ nhạc đường - nền tảng lưu giữ giá trị văn hóa nhạc cụ truyền thống của Việt Nam

Tôi đi chầm chậm cùng dòng người đang hối hả để bước vào tòa nhà 61 Ngụy Như Kon Tum. Ngay sảnh tầng 1, của tòa nhà có dòng chữ: “Bá Phổ Nhạc Đường – Không gian Văn hóa nhạc cụ Truyền thống Việt Nam ”. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa GS.NS. Bá Phổ với Tập đoàn Long Thành để bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

 

Qua cốc trà nóng thoang thoảng hơi ấm từ đôi bàn tay tỏa lên, thời gian ngắn ngủi, tôi thật may mắn được Giáo sư, Nhạc sĩ Bá Phổ, ông vua nhạc cụ truyền thống chia sẻ một số vấn đề về việc nghiên cứu, bảo tồn, nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

Chu Thị Hảo: “Cơ duyên nào đã khiến Thầy dành hơn 60 năm của cuộc đời mình để nghiên cứu bảo tồn hằng trăm nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và đã được thể hiện trong Nhạc Đường này”.

Nhạc siBá Phổ: Cơ duyên vốn lẽ rất tự nhiên em à! Vì Thầy là một nhạc công, chơi nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, cho đến khi đất nước được giải phóng Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Rất tự nhiên, khi làm con đường 59- đường mòn Hồ Chí Minh, Thầy đi biểu diễn phục vụ công chúng, đến miền rừng núi hoang sơ, hiểm trở, được tiếp cận với nhiều người dân tộc, được chơi nhiều nhạc cụ dân tộc. Thầy quen một gia đình ông già người Mường ở Mai Châu, Hòa Bình. Thầy được nhìn ngắm, được chơi những nhạc cụ mà tổ tiên của người dân tộc để lại. Nào là: Cò he, cung nỏ, đàn tản mạn, đàn bầu. Ôi chao! Giữa núi rừng hoang vắng, tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng nói người dân tộc, tiếng nói cười vui vẻ, tiếng đàn vang lên. Hay quá! Độc đáo quá! Kỳ diệu quá! Đáng yêu quá! Ấy thế là Thầy từ lúc nào không hay biết nữa, ngẫu nhiên biểu diễn, ngẫu nhiên trở thành người bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, ngẫu nhiên được phong Giáo sư bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống Danh dự của Trường Đại học Quảng Tây- Trung Quốc, một trong 6 trường Đại học lớn nhất ở Trung Quốc. Và em Chu Thị Hảo cũng ngẫu nhiên xin phỏng vấn Thầy qua một lời giới thiệu nhẹ nhàng của chị gái bên Tập đoàn Long Thành.

Chu Thị Hảo: Vốn các hoạt động thương mại là một phần của văn hóa xã hội. Bởi vậy khi bị thương mại hóa thì tính chất văn hóa sẽ giảm đi ít nhiều. Vậy Thầy muốn gửi gắm thông điệp về giá trị văn hóa đối với công chúng  thế hệ hôm nay và mai sau.

Nhạc sĩ Bá Phổ: Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa lâu đời. Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất tạo ra vật chất thì có những nhạc cụ truyền thống để tạo ra giá trị tinh thần. Nhạc cụ truyền thống ra đời một cách tự nhiên, trong sáng. Vậy làm sao ta thương mại hóa nó làm gì. Bởi nghệ thuật là vô giá. Nghệ thuật vị nghệ thuật chứ không phải là nghệ thuật vị nhân sinh (Ý thầy là MƯU SINH?). Thầy muốn bảo tồn và phát huy một cái đẹp nguyên bản, sơ khai, trong sáng. Hãy để phi lợi nhuận để công chúng ngồi trong không gian nhạc cụ truyền thống cảm nhận dòng văn hóa nhạc cụ truyền thống đang chảy miên man trong từng làn da, thớ thịt, suy nghĩ của công chúng. Chao ôi! Nhìn kìa những hình ảnh cuộc sống lao động sản xuất của ông cha ta đang được Giáo sư Bá Phổ – Ông Vua nhạc cụ truyền thống tái hiện lên trong từng nốt nhạc, cung đàn. Nó làm ngây ngất người xem, người nghe, người cảm nhận.

Lời gửi gắm của Thầy với thế hệ hôm nay và mai sau: Loài người chỉ huy loài vật nhờ có văn hóa lao động. Đời sống vật chất, Đời sống tinh thần của con người ngày một chất lượng cao lên. Do vậy chúng ta không nên chạy theo xu hướng quá, giao lưu quá, hội nhập quá, hướng ngoại quá, chỉ nên biết đủ là đẹp. Không nên lãng quên đi nội lực, lãng quên đi giá trị hàng nghìn năm lịch sử là tinh hoa, hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Dù ở thời đại nào, cơ sở hạ tầng nào, kiến trúc thượng tầng nào thì nhân loại, thì con người Việt  Nam cũng không được phép quên đi những giá trị văn hóa mang tính chất trụ cột. Đấy như nền tảng tạo nên màu cờ sắc áo, tạo nét văn hóa riêng đại diện cho văn hóa con người Việt Nam trên thế giới. Nên tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc để xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhất là nên bảo tồn và phát huy hàng trăm nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, của 54 dân tộc anh em. Như của Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trứng 100 con.

Chu Thị Hảo: Cả cuộc đời, cống hiến cho âm nhạc, Thầy đã trải nghiệm qua những công việc nào ạ? Những kỷ niệm sâu sắc nhất, ấn tướng nhất, đáng nhớ nhất của Thầy là gì?.

Nhạc sĩ Bá Phổ: Tự bản thân mỗi nhạc cụ truyền thống được tạo ra đều gắn liền với hoạt động lao động sản xuất của con người. Tự bản thân mỗi nhạc cụ có lịch sử riêng hàm chứa trong hình khối, màu sắc, tính chất của nó. Từ hoang sơ, đơn giản như kèn lá, kèn tổ, kèn ống ta hát. Từ cái gáo múc nước, cái sào trồng lúa, trồng ngô. Công cụ lao động dễ có thể bị mai một đi và bị thay thế bằng những công cụ lao động khác hiện đại hơn nó. Còn nhạc cụ truyền thống thì tồn tại mãi mãi vì công chúng mới chính là người bảo tồn, phát huy nó trường tồn cùng tiến trình văn minh lịch sử dân tộc. Thầy cũng chỉ là người có chuyên môn, có công việc cần làm, có trách nhiệm cần đại diện công chúng làm thay công chúng việc bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.

+ Trong kỹ thuật: Dùng gì để làm như làm:  đơn kim mộc, thổ ty chúc mộc gỗ, ty là tơ tằm, bào là quả bầu, thạch là đá, cách là da, da các loại thú, sừng trâu, ngà voi, mai rùa, sáo, máng nước, mặt trăng là đàn nguyệt, mặt trời là đàn nhật.
+ Công việc của Thầy là làm sao để: nhạc cụ hay hơn như thế nào? kêu hơn ra làm sao? Sáng tạo ra làm sao? Phục chế như thế nào?
+ Về nghệ thuật: Nó tạo ra mầu sắc, âm thanh riêng. Trong thời kỳ đánh giặc thì màu sắc âm thanh là gì? Khi thể hiện tình yêu đôi lứa sẽ nồng nàn, say đắm như thế nào?  Tình yêu binh vận ra làm sao? …
+ Mỹ thuật trong nhạc cụ: Mỗi nhạc cụ là 1 tác phẩm nghệ thuật, có đàn màu trắng, có đàn màu xanh, có đàn màu nâu, có đàn màu vàng…Hay lắm em ạ! Thầy rất nhiều cảm xúc và nét mặt luôn đầy kiêu hãnh tự hào. Như mỗi nhạc cụ là một đứa con tinh thần của Thầy vậy! Khiến ngòi bút của tôi cũng rung lên như nốt nhạc, cung đàn đang nhảy nhót trong Bá Phổ Nhạc Đường- không gian nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi cách mạng Tháng 8 thành công Thầy đã đi biểu diễn rất nhiều lần phục vụ Bác Hồ, Chính phủ, Bộ đội, Công chúng, nhân dân….khắp nơi trong cả nước.Người Nghệ sĩ là một chiến sĩ, trên những tuyến đầu của mặt trận đều có bóng dáng Thầy. Thầy kể vô cùng xúc động khi được gặp Bác Hồ lần cuối cùng cuối tháng 6 năm 1969 thì đến đầu tháng 9 năm ấy Bác ra đi. Không gian như im bặt trong tiếng nấc nghẹn của Thầy. Suy tư, trầm ngâm một hồi lâu.
+ Thầy tự hào nói như Bác Hồ hiện lên ngồi ngay bên cạnh. Kỷ niệm sâu sắc nhất, ấn tượng sâu sắc nhất, nhớ nhất là khi Thầy đi biểu diễn phục vụ Bác Hồ nhiều lần, lần nào Bác Hồ cũng nói:” Hôm nay các cháu cho khách nghe cái gì?”. Bác còn khuyên rằng các cháu nên tập thể dục mỗi ngày.
+ Khi vào nam biểu diễn, không thiếu tuyến lửa nào thầy chưa qua. Thầy cô đã mặc Quần áo quân giải phóng. Thầy lấy tên là Chi Lễ tên quê Thầy, Cô lấy tên là Như Huệ tức là tên ghép của tên mẹ chồng Bà Như, Mẹ đẻ bà Huệ. Thầy đi biểu diễn khắp thế giới để kêu gọi sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sau 15 năm giải phóng Thầy đã biểu diễn hai tháng bên nước Pháp. Thầy còn nhớ mãi năm Mậu Thân bị đau da dày phải nằm khiêng ngáng, nhưng luôn cố gắng để biểu diễn phục vụ công chúng tốt nhất có thể. Thầy đã gần 4 lần xít gặp tai nạn khi đi tàu bay. Thầy đã từng giảng bên Đại học Quảng Tây Trung Quốc, một trong 6 trường lớn nhất Trung Quốc. Thầy được nhận rất nhiều quà quý của các Nguyên thủ quốc gia trên thế giới tặng khi đi lưu diễn.

Chu Thị Hảo:Thầy có dự định gì trong tương lai. Thầy có những kỳ vọng gì vào Bá Phổ Nhạc Đường và sự hợp tác của Thầy với Tập đoàn Long Thành.

Nhạc sĩ Bá Phổ: Long Thành là tập đoàn mới 1 hơn 1 năm tuổi, Bá Phổ Nhạc Đường đã già nửa thế kỷ, sự kết hợp này là một cái duyên. Long Thành là một tấm lòng, là cơ sở hạ tầng để cho Bá Phổ Nhạc Đường tiến xa hơn, vươn xa hơn, hướng tầm nhìn ra quốc tế.

+ Con người sinh ra luôn muốn phát triển, phát huy tốt nhất khả năng, năng lực của mình. Hãy thực hiện những thứ mình cần, học những thứ mình cần học, làm những việc mình cần làm, ăn những thứ mình cần ăn, chơi nhữngthứ mình cần chơi. Đặc biệt nếu vừa thích vừa cần càng tốt, nhưng lấy thứ cần làm gốc là khoa học, còn thích chỉ là bản năng.

+ Đời sống văn hóa choáng ngợp cuộc sống hiện đại của con người. Doanh nhân, doanh nghiệp nào cũng muốn kiếm được nhiều tiền nhất, mất ít thời gian nhất , tiêu hao ít công sức nhất, bỏ ít trí tuệ nhất, chi phí thấp nhất. Nên lợi ít hại nhiều. Văn hóa cư xử thành công nhất: người được- ta được, người vui- ta vui. Sự thật luôn là sự thật. Hãy kiếm tiền bằng chất xám trong sáng nhất, không nên mưu mô, quỷ kế.

Chu Thị Hảo: Thầy đã dành cả cuộc đời cống hiến phục vụ công chúng bao nhiêu thì cả cuộc đời con xin phục vụ công chúng bấy nhiêu. Đánh thức tình yêu âm nhạc trong mỗi tâm hồn người Việt Nam, tâm hồn mỗi con người. Là tiếng chuông đồng đặc sắc nhất, ngân vang nhất trong nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trên trường quốc tế. Nhân rộng mô hình biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong cả nước và trên thế giới. Thầy là người bảo tồn và phát huy hàng trăm nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Quý vị hãy cùng chúng tôi yêu thương, lan tỏa thương hiệu Bá Phổ Nhạc Đường- Không gian nhạc cụ truyền thống Việt Nam cất cánh bay xa. Như một điều kiện chúng ta cần làm để xây dựng và phát triển một nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hội nhập sâu rộng trên trường Văn hóa quốc tế.

Chu Thị Hảo xin đại diện cho TBT cảm tạ Thầy đã dành tình cảm ưu ái nhất cho tạp chí, được phép phỏng vấn Thầy trước cả kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Xin kính chúc Thầy, gia đình, Bá Phổ Nhạc Đường, Lãnh đạo Tập đoàn Long Thành sức khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý!.

Xin kính tặng Thầy và Tập đoàn Long Thành câu đối:

Bá Phổ Nhạc Đường Không gian Nhạc cụ truyền thống.

Tập đoàn Long Thành Hóa Rồng vang dội văn minh