Những điều cần biết khi tham gia Diễn đàn Đời sống và Phát triển

Ngày 5/11/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép số 481/GP - BTTTT cho Diễn đàn Đời sống và Phát triển. Đây là Mạng xã hội "made in Việt Nam" hoạt động theo khuôn khổ Luật Báo chí, Luật An ninh mạng, Luật tiếp cận thông tin và các quy định khác của pháp luật. Để giúp, các thành viên chia sẻ thông tin, hình ảnh, bài viết không vi phạm bản quyền, Diễn đàn Đời sống và Phát triển xin giải đáp một số câu hỏi thường gặp dưới đây.

Câu hỏi 1: Tôi chia sẻ những  "tin tức thời sự thuần tuý đưa tin" từ các trang điện tử, báo điện tử, tạp chí điện tử, cổng thông tin của các cơ quan chức năng...lên Diễn đàn Đời sống và Phát triển (http://doisongvaphattrien.vn/) thì không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo Luật Sở hữu Trí tuệ hiện hành có đúng không?

Trả lời 1: Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định "Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo".  Vì vậy, việc bạn sử dụng những tin tức thuần túy thì có thể coi là việc cập nhật thông tin thì không vi phạm. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các bài viết mang tính chất cá nhân, những hình ảnh được sáng tạo bởi các trang báo khác thì cũng có nghĩa là bạn vi phạm bản quyền đối với những tác phẩm, tin tức có tính sáng tạo, không tuần túy.

Câu 2: Tôi sử dụng những ảnh từ các trang web nước ngoài không xin phép đã chia sẻ đăng tại lại trên Diễn đàn Đời sống và Phát triển (http://doisongvaphattrien.vn/) thì có vi phạm bản quyền không?

Trả lời 2: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm nhiếp ảnh; sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử; sao chép, sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hành vi của bạn có thể bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả nếu phát tán, phân phối tác phẩm (tranh ảnh) của tác giả khác đến công chúng mà không được sự đồng ý của tác giả: “Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. "Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng những bức ảnh đó với một trong số các mục đích được quy định tại Điều 25 Luật SHTT thì bạn không cần phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả của tác phẩm “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,không phải trả tiền nhuận bút,thù lao:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính."

Câu hỏi 3: Tội tự ý bài viết trong sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm in rồi đăng lên trang Diễn đàn Đời sống và Phát triển (http://doisongvaphattrien.vn/) thì có vi phạm bản quyền tác giả không ?

Trả lời 3: Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu tác giả được quy định tại Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, Điều 25 cũng quy định chi tiết các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bạn trích dẫn nội dung trong cuốn sách này nhằm mục đích củng cố và dẫn chứng vào vào viết của mình , có trích nguốn và trích tên tác giả thì bạn không thuộc trường hợp vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ .

Câu 4: Khi sử dụng, thiết lập và quản lý một mạng xã hội như Đời sống và Phát triển thì cần phải tránh những hành vi vi phạm nào. Và nếu bị vi phạm thì mức phạt cụ thể là bao nhiêm theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trả lời 4: Ngày 03/02/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Trong đó, có một số nội dung mới điều chỉnh hoạt động thiết lập Mạng xã hội. Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 20/04/2020. Xin chia sẻ để cộng đồng doisongvaphatrien.vn được biết và thực hiện.

Theo đó, có 03 điều trực tiếp liên quan đến hoạt động thiết lập Mạng xã hội cụ thể như sau:

Điều 98. Vi phạm quy định về Giấy phép thiết lập mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng;

b) Không thông báo đến cơ quan cấp giấy phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu, địa chỉ trụ sở chính.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định trong trường hợp có thay đổi hoặc bổ sung thông tin trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 100. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ của mạng xã hội;

b) Không có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng;

c) Không thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm, rủi ro khi lưu trữ trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng;

d) Không bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp thông tin cá nhân của họ cho bên thứ ba;

đ) Không thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định;

e) Cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về tên của tổ chức quản lý mạng xã hội, tên cơ quan chủ quản (nếu có), địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung, số giấy phép, ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp phép trên trang chủ của mạng xã hội.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của cá nhân đó;

b) Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Không thực hiện lưu trữ các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải theo quy định;

đ) Vi phạm một trong các điều kiện về nhân sự, tên miền, kỹ thuật, quản lý nội dung thông tin;

e) Không công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ;

g) Không cung cấp thông tin về tên của tổ chức quản lý mạng xã hội, tên cơ quan chủ quản (nếu có), địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung, số giấy phép, ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp phép trên trang chủ của mạng xã hội.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Chủ động cung cấp thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

e) Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

g) Chủ động đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

h) Chủ động quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

i) Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm theo quy định pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 8 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Câu hỏi 5: Những Quy định điều khoản sử dụng Mạng xã hội Diễn đàn Đời sống và Phát triển như thế nào?

Trả lời 5: Khi bạn đăng ký tham gia thành viên của Mạng xã hội Diễn đàn Đời sống và Phát triển không được để chữ kí, hình đại diện hoặc thông tin cá nhân có liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế và tôn giáo có thể gây bất lợi cho diễn đàn và có nội dung không lành mạnh.

1. Đăng kí thành viên:

- Không được lấy tên, biệt danh... của các vị lãnh tụ cách mạng, các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, những kẻ xấu như khủng bố, phát xít ... hoặc có ý nghĩa không lành mạnh.

- Không đăng ký ID bằng các ký tự đặc biệt như: [ * ¤ ° ´ ¯ )]

2. Những quy định chung:

a/ Lập chủ đề

- Chủ đề phải xúc tích, nêu bật được ý cần nói.

- Không lập các bài viết có nội dung sai lệch với tiêu chí hoạt động chung của diễn đàn. 

- Không lặp lại một bài viết đã có hoặc lập một bài viết có nội dung tương tự.

- Không lập các bài viết mới một cách tràn lan, làm mọi người khó theo dõi.

b/ Nội dung bài viết

- Không lạm dụng các chức năng bài viết, không để cỡ chữ quá lớn.

- Những hành vi sau đây được gọi là câu bài: Nhập nhiều bài liền nhau bằng cách cố ý chia nhỏ nội dung một bài ra làm nhiều phần.

- Nhập bài phù hợp, đúng với chủ đề, không được cố tình làm loãng chủ đề bằng cách đẩy những bài có nội dung không liên quan đến chủ đề của bài viết.

- Bài viết nếu là tiếng Việt phải có dấu

- Không dùng chữ quá to, quá nhỏ hoặc lạm dụng font chữ, màu sắc.

- Không được gửi các bài có virus lên trang web.

- Không viết bài vi phạm thuần phong mỹ tục, pháp luật, văn hoá Việt Nam...

- Không viết bài bêu xấu, miệt thị hoặc xúc phạm các thành viên khác.

c/ Qui định chung

- Nghiêm cấm sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, thông tin không lành mạnh, thiếu văn hóa

- Tránh những nội dung phản động về chính trị, tôn giáo. Nghiêm cấm tuyên truyền, khích động những hành vi bạo lực, tuyên truyền phản động hoặc các hành vi phá hoại.

- Không cãi nhau, gây mất đoàn kết diễn đàn

- Để tránh những rắc rối về bài viết sau này, nếu là bài viết sưu tầm, thành viên gửi bài cần ghi rõ là sưu tầm và ghi nguồn gốc bài viết đó.

- Báo lại ngay với Ban Quản trị khi có thành viên vi phạm

- Không tổ chức gây rối trật tự an ninh công cộng sau khi có va chạm trên mạng xã hội

- Không đăng tải các hình ảnh, video mang tính bạo lực, xúc phạm nhân quyền hoặc hành hạ con người, động vật.

- Không lợi dụng tính chất hàng hoá tiêu dùng, thương hiệu để bôi nhọ, xúc phạm các thương hiệu khi chưa kiểm chứng đầy đủ thông tin.

3. Hình thức kỷ luật cho thành viên vi phạm:

- Nhẹ: Nhắc nhở

- Vừa: Nhắc nhở + Cảnh cáo

- Nặng: Tùy vào mức độ cảnh cáo và vi phạm, cấm tham gia diễn đàn có thời hạn.

- Rất nặng: Khai trừ khỏi diễn đàn vĩnh viễn.

CAM KẾT CHIA NHỮNG SẺ THÔNG TIN BỔ ÍCH TRÊN TINH THẦN THƯỢNG TÔN LUẬT PHÁP; PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC; TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM ĐẠO ĐỨC, UY TÍN HÌNH ẢNH CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN; VÌ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN VĂN  BỀN VỮNG VÀ TIẾN BỘ CỦA CỘNG ĐỒNG!

Câu hỏi 6: Những thông tin nào thành viên MXH Diễn đàn được tiếp cận chia sẻ

Trả lời 6: Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 6-4-2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018

 1. Quy định công dân không được tiếp cận những thông tin sau:

- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

2. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện 

- Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

- Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

3. Những loại thông tin công khai

Điều 17 của luật này quy định các loại thông tin phải được công khai gồm:

- Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.

 - Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu, tiếp thu ý kiến của nhân dân; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;

- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.

- Dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước.

- Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ.

- Danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn.

- Hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

- Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành.

- Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

- Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;

- Thông tin về thuế, phí, lệ phí;

- Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Người dân tiếp cận thông tin bằng cách nào?

Điều 10 luật này quy định công dân được tiếp cận thông tin bằng hai cách: tự do với thông tin được công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp.

Với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.

Với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao...

Câu hỏi 7: Những hành vi nào bị cấm trên Diễn đàn Đời sống và Phát triển

Trả lời 7: Luật An ninh mạng 2018 dành riêng Điều 8 để quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Theo đó, người dùng Diễn đàn Đời sống và Phát triển nói riêng và người sử dụng mạng internet nói chung cần lưu ý không vi phạm các hành vi sau:

2 - Không đưa lên facebook bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Điểm d, khoản 1 Điều 17 của Luật An ninh mạng chỉ rõ, một trong những hành vi vi phạm trên không gian mạng là đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm này sẽ được cơ quan chủ quản hệ thống thông tin triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời gỡ bỏ thông tin. Do đó, người dùng Diễn đàn Đời sống và Phát triển cũng cần lưu ý thêm thông tin này khi đăng tải các bài viết, hình ảnh.

3 - Đăng tải thông tin vi phạm phải gỡ bỏ ngay khi có yêu cầu

Theo khoản 9 Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định.

Tương tự, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.
4 - Đảm bảo đời sống riêng tư của trẻ em trên Diễn đàn Đời sống và Phát triển

Điều 29 của Luật này quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em có quyền được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.

Người tham gia mạng xã hội nói chung và cha, mẹ trẻ em nói riêng cần phải đảm bảo quyền nêu trên của trẻ em, ngăn chặn các thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.

Trước đó, Luật Trẻ em 2016 cũng quy định việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; nếu trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

? Địa chỉ: Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội
️ Hotline: 08. 4646. 0404/0981.704.590
? Số bàn: 024.33580808 - Email: doisongvaphattrien@gmail.com
? Website: http://doisongvaphattrien.vn/

? https://goo.gl/maps/zhgcaFqtDWXkHQxz8