Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, nhà tỷ phú giầu nhất Việt Nam
Tỷ phú Sinh năm 1968, Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là người Việt Nam giàu nhất với giá trị tài sản hơn 8 tỷ USD, nằm trong top 200 người giàu nhất thế giới. Khối tài sản của ông lớn hơn GDP của 46 quốc gia nghèo trên thế giới và chiếm đến 3,42% GDP danh nghĩa của cả Việt Nam trước năm 2019. Có một so sánh khá thú vị là, nếu Phạm Nhật Vượng đánh rơi tờ 100 USD, ông không cần nhặt lại vì nếu nhặt, ông sẽ mất 5 giây trong khi chỉ trong vòng 5 giây này ông đã kiếm được 663 USD.
Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp khi còn là sinh viên năm thứ 3 đại học Thăm dò địa chất tại Liên bang Nga. Ông đã kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất mì gói, bất động sản, giáo dục, công nghệ, ô tô và hàng không. Hiện ông là chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, một công ty đa ngành và nổi tiếng ở Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Nhà toán học Ngô Bảo Châu, Giáo sư trẻ nhất Việt Nam
Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972, hiện là giáo sư toán học người Pháp gốc Việt của Đại học Chicago nước Mỹ. Trước khi ra nước ngoài học tập và sinh sống, Bảo Châu từng là cựu học sinh của Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã liên tiếp đạt huy chương vàng toán quốc tế tại Australia vào năm 1988 và tại Cộng hòa Liên Bang Đức vào năm 1989. Sau khi giành học bổng học tập ở Pháp, nhờ thành tích học tập xuất sắc ngô Bảo Châu được ở lại giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu. Ông đã giành được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có Huy chương Fields.
Từ những thành công xuất sắc trong nghiên cứu và đào tạo, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư vào năm 2010 và trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Ở Pháp, ông được tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Tại Hoa Kỳ, ông được Đại học Chicago vinh danh là một trong những giáo sư có thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Ông cũng mới nhận giải thưởng Toán học Maurice Audin của Hội Toán học Ứng dụng và Công nghiệp, Hội Toán học Pháp.
Giáo sư Ngô Bảo Châu
Bùi Tiến Hùng người Việt đầu tiên được vinh danh trong ngành nhãn khoa quốc tế
Bác sĩ Bùi Tiến Hùng hiện là Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Mắt Nhật Bản với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Ông đã ba lần nhận giải thưởng AWARD 1000, giải thưởng trao tặng trong Hội nghị chuyên gia phẫu thuật Phakic ICL quốc tế, tổ chức thường niên tại Paris nước Pháp. Đây là giải thưởng giành cho các phẫu thuật viên có số ca phẫu thuật Phakic ICL thành công nhiều nhất. Bác sĩ Bùi Tiến Hùng cũng là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong ngành nhãn khoa quốc tế.
Bác sĩ Bùi Tiến Hùng
Lê Viết Quốc nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo siêu việt của công ty công nghệ hàng đầu thế giới
Tiến sĩ Lê Viết Quốc, sinh năm 1982 tại Thừa Thiên Huế, làm việc với tư cách phụ trách dự án Google Brain, một dự án về trí tuệ nhân tạo tại Google. Anh được đánh giá là nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu của công ty được xem “ông trùm” của công nghệ này.
Xuất thân từ một làng nhỏ thuộc xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), Lê Viết Quốc say mê nghiên cứu khoa học ngay từ thuở nhỏ. Với thành tích học tập xuất sắc tại trường Quốc học Huế, Viết Quốc đã giành được học bổng toàn phần du học tại Australia và sau đó học tiếp tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Đai học Standford (Hoa Kỳ). Năm 2014, anh đã được Tạp chí Technology Review của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) vinh danh là một trong số những nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới.
Lê Viết Quốc
Giáo sư Lưu Lệ Hằng nhà khoa học Vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới
Sinh năm 1963, Lưu Lệ Hằng đã sang Mỹ du học tại các trường đại học hàng đầu thế giới. Bà tốt nghiệp thủ khoa và nhận bằng Cử nhân Vật lý của Đại học Standford. Sau khi tốt nghiệp cao học, nhận bằng Thạc sỹ của Viện Berkeley thuộc Đại học California. bà nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Học viện công nghệ Massachusetts vào năm 1990.
Với năng lực nghiên cứu xuất sắc và niềm say mê khoa học, bà đã có nhiều thành công trong sự nghiệp. Bà cùng đồng nghiệp và cũng chính là thày hướng dẫn để tìm ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper (khu vực nguyên thủy nhất của Thái Dương hệ và chứa đựng những thông tin về quá trình hình thành Thái Dương hệ). Nghiên cứu này đã mang lại giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy cho bà. Sau đó, bà và thày hướng dẫn cùng nhận giải thưởng Shaw trong năm 2012.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng từng giảng dạy Thiên văn học ở Đại học Harvard và làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts. Cho đến nay, GS Hằng cùng đồng nghiệp đã khám phá ra 31 tiểu hành tinh, trong đó có 1 tiểu hành tinh được đặt tên Lưu Lệ Hằng để vinh danh những thành tựu nghiên cứu của bà.
Giáo sư Lưu Lệ Hằng
Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc, Đại sứ thiện chí của UNICEF về nước sạch và vệ sinh môi trường
Xuân Bắc sinh năm 1976 tại Việt Trì (Phú Thọ). Anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2019 sau rất nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghệ thuật của Việt Nam.
Tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện Ảnh Hà Nội, anh từng làm việc ở Nhà hát kịch Việt Nam và làm MC cho nhiều chương trình truyền hình. Khán giả biết đến Xuân Bắc qua nhiều bộ phim như 12A và 4H, Ngã ba Đồng Lộc, Sóng ở đáy sông, Chuyện nhà Mộc, Kẻ cắp bất đắc dĩ, Nhịp tim lầm lạc, Thăng bằng, Ông bầu ca nhạc, Đảo xa, Chuyến taxi cuối cùng, Công dân vàng, Nơi tình yêu bắt đầu, Chuyện ở công ty Thu Vào, Con đường sáng, và Hai phía chân trời… Anh cũng là gương mặt quen thuộc của nhiều chương trình truyền hình như Táo quân, Đuổi hình bắt chữ, Hỏi xoáy đáp xoay… Anh đã được chọn là Đại sứ thiện chí của UNICEF về nước sạch và vệ sinh môi trường vào năm 2010.
Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc